Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 87 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định

- Thực hiện chuyên môn hóa bộ phận thẩm định cho vay

Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động thẩm định, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút hay giữ chân khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Nội dung của giải pháp này được đề xuất như sau:

- Ngân hàng cần hoàn thiện một cơ cấu tổ chức điều hành phù hợp, tạo

điều kiện cho các bộ phận phát huy được hết vai trò và trách nhiệm của mình. Chi nhánh nên thành lập Tổ Thẩm định hoạt động độc lập để có sự phân công nhiệm vụ cụ thể hơn. Đồng thời, Chi nhánh cũng nên phân chia cán bộ thẩm định ra thành từng nhóm, mỗi nhóm phụ trách một loại sản phẩm dự án phân theo ngành nghề nhất định. Như vậy sẽ chuyên môn hóa cán bộ trong từng lĩnh vực, giúp họ am hiểu hơn về nghiệp vụ và các ngành nghề phụ trách, tăng tính an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp những khoản vay lớn, phức tạp, chi nhánh nên tham khảo các chuyên gia thẩm định của Hội sở. Đây là việc hợp lí và cần thiết để tăng tính khách quan và độ an toàn của kết quả thẩm định, giúp cán bộ thẩm định đưa ra những quyết định có độ chính xác cao hơn. Với tầm quan trọng của thẩm định cho vay, việc phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro chủ quan là giải pháp cần thiết và quan trọng.

Tham khảo một số ngân hàng nổi tiếng của Thái Lan như Bangkok Bank và Siam commercial Bank, nhận thấy bộ phận cho vay được phân tách rất chi tiết, gồm nhiều bộ phận như: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Tại Việt Nam, có thể thực hiện chuyên môn hóa bộ phận tín dụng thành các bộ phận như:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng: tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra ý kiến về cấp tín dụng, cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng.

+ Bộ phận Kế toán cho vay : Để giảm tải một phần công việc cho CBTD thì sau khi hồ sơ được cấp thẩm quyền tại Chi nhánh phê duyệt thì có thể chuyển cho bộ phận kế toán cho vay giải ngân. Do đó, hồ sơ đưa xuống bộ phận kế toán cho vay phải đầy đủ chứng từ, chữ ký của bên, giấy tờ của tài sản đã được nhập kho thì khoản vay mới được giải ngân, như vậy để tránh tình trạng CBTD cho vay khi chưa có đầy đủ hồ vay, tài sản thế chấp không được nhập kho kịp thời khi giải ngân. Sau khi cho vay kế toán viên sẽ theo phân kỳ của CBTD để thu nợ, việc tách bạch tách nhiệm từng phòng ban như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trong giai đoạn sau khi cho vay.

+ Bộ phận tác nghiệp: thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay.

Việc thực hiện cơ chế trên cũng sẽ giúp giảm tải cho CBTD cho vay, giúp họ có thêm nhiều thời gian để chuyên tâm với công việc, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết nhằm thẩm định cho vay đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

- Không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản, chế độ và cải tiến công tác triển khai văn bản.

Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam, Agribank Việt Nam nói chung và Chi nhánh Liên Chiểu nói riêng cần không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản của mình, kịp thời ban hành hướng dẫn các văn bản, chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Ngoài ra, để các chính sách, quy định thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ, chính xác, các NHTM cần xây dựng quy trình hướng dẫn chi tiết về việc triển khai văn bản, tránh giao phó trách nhiệm này cho các lãnh đạo phòng ban, chi nhánh tự thực hiện, dẫn đến tình trạng mỗi người triển khai mỗi kiểu, dễ gây rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là các chủ trương, chính sách tín dụng, thẩm định lớn. Có như vậy, công tác triển khai văn bản mới thật sự khoa học, chất lương, sâu sắt, đảm bảo mọi cán bộ nghiệp vụ nắm vững và thực hiện nhanh chóng. Có như vậy thì công tác thẩm định mới đầy đủ và cảnh báo được những rủi ro đối với việc phê duyệt cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)