Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan thẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan thẩm

quyền liên quan

NHTM chịu sự chỉ đạo, điều phối và phải tuân theo pháp luật, thông tư, nghị định mà Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đề ra. Vì thế mọi hoạt động của NHTM đều chịu sự ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các bộ ngành đề ra, trong đó hoạt động tín dụng luôn bị tác động mạnh nhất.

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định trong văn bản pháp luật về thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, về các chuẩn mực kế toán hiện hành, các báo cáo tài chính cần được kiểm toán định kỳ hàng năm. Tiến hành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp phạm pháp. Tổ chức xếp loại doanh nghiệp và khen thưuởng các doanh nghiệp hoạt động tốt có đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh và

phát triển, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới

Hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt động. Nền kinh tế ngày càng phát triển, các NH không ngừng gia tăng, cạnh tranh lẫn nhau, mối quan hệ giữa NH và DN thì ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh rắc rối và phức tạp. Chính vì thế việc hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của nước ta chưa ổn định hay bị sửa đổi song vẫn chưa thực sự hoàn thiện đã gây khó khăn, cản trở hoạt động NH trong quá trình hoạt động. Ví dụ như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai… khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy sở hữu nhà đất … không rõ ràng. Điều này gây khó khăn lớn cho NH trong quá trình thẩm định xem xét các dự án để có thể cho vay.

Các Bộ, ngành chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, lập các BCTC theo đúng quy định. Đồng thời cần quy định và thực hiện chế độ kiểm toán BCTC một cách toàn diện mang tính bắt buộc, công khai kết quả để đảm bảo tính đúng đắn của các báo cáo của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong phân tích, đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp và ra quyết định cho vay chính xác. Bên cạnh đó, các bộ chủ quản của các doanh nghiệp như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Cục thuế, Tổng cục thống kê: định kỳ hàng quý/6 tháng/ năm, hệ thống hóa các thông tin trong lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý, đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành, và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp (miễn phí hoặc với mức phí khai khác thông tin phù hợp), giúp CBTĐ ở ngân hàng thuận lợi hơn trong thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định.

Đối với cơ quan ban ngành địa phương cũng cần có sự hỗ trợ đối với hoạt động thẩm định của Chi nhánh:

+ Chính quyền Thành phố cần xây dựng một kế hoạch dài hạn và thực hiện nghiêm túc, nhằm tránh những dự án treo do công tác chuẩn bị kém hiệu quả về vốn, quản lý và tổ chức thực hiện,… làm nản lòng các nhà đầu tư, đọng vốn vay ngân hàng, giảm chất lượng tín dụng ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng.

+ Cục Thuế và các cơ quan hữu quan cần xây dựng kế hoạch kiểm tra quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, có thể tiến hành tại chỗ hoặc kiểm tra, đối chiếu các báo cáo tài chính doanh nghiệp nộp định kỳ, đặc biệt đối với doanh nghiệp có biểu hiện gian lận, thua lỗ kéo dài… Xử lý nghiêm những doanh nghiệp hoạt động không lành mạnh, tham gia buôn lậu, lừa đảo, kinh doanh ngoài danh mục đăng ký với cơ quan nhà nước

+ Văn phòng công chứng nên có một tổ làm công tác công chứng tài sản đảm bảo riêng cho khách hàng vay vốn, nhằm thuận tiện và rút ngắn thời gian cũng như chi phí cho khách hàng vay đồng thời giúp ngân hàng yên tâm về tài sản đảm bảo tiền vay từ đó đẩy nhanh quy trình cho vay giúp khách hàng nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh.

+ Chính quyền thành phố cần tiến hành xây dựng khung giá đất chuẩn, sát với tình hình biến động giá đất trên địa bàn để ngân hàng rút ngắn được thời gian trong việc định giá bất động sản.

+ Định kỳ hàng quý/6 tháng/năm, Thành phố tổ chức họp giao ban giữa các sở ban ngành, doanh nghiệp và các NHTM để đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã giao. Qua đó, tạo cơ hội để các sở ban ngành, doanh nghiệp, ngân hàng cùng trao đổi những trải nghiệm, khó khăn vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ hữu hiệu, khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo cho mạch lưu thông kinh tế của Thành phố ngày càng thuận lợi hơn.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), cập nhật khách hàng vay vốn, mở rộng phạm vi hoạt động của CIC. Thành lập bộ phận đánh giá, xếp hạng tín dụng của các khách hàng có dư nợ tại các NH, quy định chặt chẽ hơn nữa chế độ bắt buộc cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức kiểm tra định kỳ thông qua đối chiếu tổng dư nợ tại kho dữ liệu của trung tâm với các NHTM. Định kỳ quý có nhận xét thông báo toàn ngành tình hình chấp hành quy chế thông tin tín dụng, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế, quy định NHTM phải bù đắp các thiệt hại cho các NHTM khác do sử dụng nguồn thông tin thiếu chính xác do mình cung cấp đồng thời cho phép các NH khai thác thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Xây dựng trung tâm thực sự trở thành nơi cung cấp thông tin đầy đủ nhất phục vụ công tác cho vay của các NH. Đổi mới công nghệ thông tin, tăng cường trang bị các phương tiện hiện đại cho Trung tâm để tạo điều kiện tốt hơn trong việc thu thập, cung cấp và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ

- NHNN cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại nâng cao nghiệp vụ thẩm định, đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đồng thời, xây dựng những quy định hướng dẫn quy trình cụ thể cho các NHTM về thẩm định cho vay, đặc biệt là thẩm định cho vay đối với KHDN, có các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định. Hằng năm NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định.

- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm về thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp giữa các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng học hỏi

được những điểm mạnh của ngân hàng bạn để rút ra được kinh nghiệm trong quản trị hoạt động ngân hàng.

- Hỗ trợ về mặt nghiệp vụ cho CBTĐ tại các NHTM bằng các đào tạo theo niên khóa về thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, bởi các chuyên gia từ các tổ chức tín dụng quốc tế như IMF, World Bank vv... giảng dạy. Công việc này sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm bắt kịp thời các phương pháp phân tích hiện đại kết quả cao theo kịp các TCTD khác trên thế giới, đồng thời học hỏi được kinh nghiệm của những người đi trước.

- NHNN có thể tham mưu cho Chính phủ trong việc hỗ trợ khuyến khích ra đời của các công ty chuyên kinh doanh thông tin. Các tổ chức này thực hiện thu thập, xử lý, đánh giá thông tin về các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế sau đó bán thông tin cho các đơn vị cần sử dụng. Do có sự chuyên môn hóa hoạt động, tác động của quy luật cung cầu, những thông tin này sẽ có độ chính xác rất cao.

3.3.3. Kiến nghị với Hội sở chính NHNo&PTNT VN

Để hoạt động thẩm định cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Liên Chiểu nói riêng và Agribank Đà Nẵng nói chung có thể phát triển lành mạnh và vững bền thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng thì cần phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của hội sở chính Agribank Việt Nam. Cụ thể:

-Hội sở cần xây dựng mạng lưới thông tin toàn hệ thống Agribank để Hội sở có thể dễ dàng cung cấp thông tin ngành, thị trường, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, các thông tin vĩ mô của Nhà nước cũng như chiến lược của Hệ thống trong từng thời kỳ tạo điều kiện không những giúp ban chỉ đạo chi nhánh mà cả các nhân viên cũng có thể nắm được chủ trương, chính sách của hệ thống một cách nhanh chóng, hiệu quả.

có kèm theo hướng dẫn chi tiết về các nội dung các bước thẩm định, quy định cụ thể cán bộ nghiệp vụ tham gia quy trình thẩm định không thuộc bộ phận/phòng Tín dụng và nhiệm vụ của Cán bộ thẩm định.

-Xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ thẩm định hàng năm. Tạo điều kiện cho CBTĐ được tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng hiện đại trong và ngoài nước. Tổ chức hội thảo về công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp trong toàn bộ hệ thống để có những ý kiến đóng góp nhằm tìm ra những điểm chưa được còn tồn tại và đưa ra biện pháp khắc phục. Từ đó chuẩn hóa quy trình thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Quan tâm nhiều hơn nữa việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho mỗi cán bộ, có chế độ lương bổng phù hợp với công sức làm việc của mỗi cán bộ.

-Xây dựng chế tài xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất phù hợp. Đồng thời cần chú trọng xây dựng môi trường làm việc, chuẩn hóa năng suất, trình độ tác nghiệp của đội ngũ CBCNV. Có cơ chế lương phù hợp đối với CBCNV làm công tác tín dụng, công tác thẩm định vì đây là lĩnh vực chịu áp lực và trách nhiệm rất cao trong hoạt động Ngân hàng.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ, theo thường lệ sẽ kiểm tra hoạt động thẩm định tín dụng của từng cán bộ, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc của những cán bộ này

KT LUN

Trước tình hình kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, Agribank chi nhánh Liên chiểu đã thay đổi chiến lược từ phát triển nhanh sang phát triển thận trọng; các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã không ngừng rà soát và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay dành cho Doanh nghiệp. Nhờ đó chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao, đồng thời nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thành phần kinh tế ngày càng được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong công tác thẩm định tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn mà tác giả đã nhận định, đồng thời nêu ra những giải pháp tích cực dành cho Agribank nói chung và Chi nhánh Liên chiểu nói riêng để hoàn thiện và tối đa hóa hiệu quả thẩm định tín dụng của mình.

Để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi phải có sự nỗ lực của không chỉ bản thân Chi nhánh mà rất cần có sự giúp đỡ của Sở ban ngành, cơ quan từ Trung ương đến địa phương, của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank Việt Nam trong việc ban hành và thống nhất các nguồn luật, các quy định điều chỉnh nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, việc xác định những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp và một số giải pháp để hoàn thiện, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Agribank CN Liên chiểu được nghiên cứu trong Luận văn này cũng là những cố gắng ban đầu của tác giả.

Với mong muốn hoàn thành luận văn thạc sĩ thật tốt nhưng do kiến thức và khả năng tiếp cận còn hạn chế cho nên trong khuôn khổ đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô và người đọc góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện hơn thêm.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tiếng việt

[1] Ngân hàng Nông nghiệp Liên Chiểu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 20113, Đà Nẵng.

[2] Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng

[3] Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (2010), Quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, ban hành theo QĐ số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của HĐQT Agribank.

[4] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2011), Bài giảng môn Quản trị hoạt động ngân hàng

[5] Nguyễn Ninh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Ninh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

[7] PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp,

Nxb Tài chính, Đà Nẵng.

[8] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, có hiệu lực 01/7/2006.

[9] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, có hiệu lực 01/01/2011,

[10] Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên, Giáo trình Phân tích Tài chính Doanh Nghiệp, Đà Nẵng

[11] TS. Hồ Hữu Tiến (2011), Giáo trình Phân tích Tín dụng và cho vay

Websites

[12] http://www.agribank.com.vn [13] http:// www.vccidanang.com.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)