Các nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 42 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng

- Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định: Yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình thẩm định tín dụng đều liên quan đến CBTĐ, nếu trình độ cán bộ thẩm định không cao, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp phải được Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp…sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho Ngân hàng.

định phải khoa học. Hiện nay các Ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho CBTD đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không những tiết kiệm về thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng Ngân hàng đầu tư vào một dự án không thích đáng.

- Chất lượng thông tin thẩm định : Công tác thẩm định được tiến hành dựa trên cơ sở các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được từ khách hàng, gồm các nguồn thông tin như: thông tin từ khách hàng, thông tin lưu trữ tại ngân hàng, thông tin từ các nguồn bên ngoài. Chất lượng thẩm định phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin, bởi thông tin đúng và chính xác sẽ giúp công tác thẩm định đo lường chính xác được mức độ rủi ro từ đó có phương án vay phù hợp.

- Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng doanh nghiệp: cần được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng có như vậy kết quả thẩm định mới cao.

- Trang thiết bị, công nghệ: Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định. Với trang thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng cho ngành ngân hàng việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời, giảm được các rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay. Cùng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin, các Ngân hàng thương mại không ngừng hiên đại hoá hệ thống thông tin của mình giúp cán bộ thẩm định có thể truy cập, sử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian.

KT LUN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 luận văn đã tập trung hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp một số vấn đề lý luận về tín dụng, doanh nghiệp: Khái niệm, phân loại tín dụng và doanh nghiệp. Luận văn cũng phân tích những vấn đề cơ bản liên quan đến chủ đề công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp như: nội dung công tác thẩm định cho vay ngắn hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay ngắn hạn.

Những nội dung của chương này là nền tảng lý luận để tiếp tục các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh trong phần Chương 2 và đề xuất các giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC THM ĐỊNH CHO VAY

NGN HN DOANH NGHIP TI AGRIBANK

CHI NHÁNH LIÊN CHIU – THÀNH PH ĐÀ NNG

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Agribank Chi nhánh Liên Chiểu - Tp Đà Nẵng

Agribank Chi nhánh Liên Chiểu là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Agribank Đà Nẵng (trước đây là Sở giao dịch III thành phố Đà Nẵng) được thành lập theo quyết định số 515/QĐ-NHNo-02 ngày 16/02/1996 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Được nhận bàn giao từ một ngân hàng cấp bốn thuộc Chi nhánh Agribank Hòa vang cũ với nguồn vốn của cá nhân và tổ chức kinh tế là 843 triệu đồng, dư nợ tín dụng cho vay 7,1 tỷ đồng.

Với quy mô hoạt động hết sức khiêm tốn nên khi mới thành lập chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn như nhưng được sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chính quyền địa phương, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã vừa ổn định tổ chức, vừa chú trọng hoạt động tổ chức kinh doanh, tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng, mở rộng quy mô công nghệ ngân hàng, mở ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, Chi nhánh có trụ sở chính tại 136 Nguyễn Lương Bằng và có hai phòng giao dịch là PGD Hòa Khánh và PGD Hòa Minh.

Qua 16 năm hoạt động, hiện nay, ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, tham gia thực hiện một số chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước như: chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo của ngân hàng phục vụ người ngèo… ngân hàng đã dần chiếm lĩnh được thị trường, thu hút nhiều khách hàng và tạo được uy tín

mạnh mẽ. Đây là nền tảng vững chắc, là điều kiện để ngân hàng vươn cao hơn nữa trong công tác mở rộng quy mô tín dụng trong tương lai.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh Liên Chiểu

Tại quy chế về tổ chức và hoạt động của Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1377/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam đã quy định về chức năng và quyền hạn cho chi nhánh các cấp. Theo đó, Agribank chi nhánh Liên Chiểu là chi nhánh loại 3, được “trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng”.

a. Chc năng

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc.

b. Nhim v

v Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam;

- Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Agribank Việt Nam.

v Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của chi nhánh Agribank Việt Nam.

Về phân cấp phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng vay vốn: theo thông báo số 01/TB-TĐh ngày 01/10/2012 của Giám đốc chi nhánh Agribank Đà Nẵng về việc thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của chi nhánh Agribank Liên Chiểu thì thẩm quyền cấp phán quyết cho vay tối đa đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh Liên Chiểu như sau:

Bảng 2.1: Thẩm quyền cấp tín dụng tối đa của Agribank Liên Chiểu

Đơn vị: Tỷđồng

Mức phán quyết tín dụng đối với 1 khách hàng

Cho vay trung, dài hạn đối với 1 dự án đầu tư STT Khách hàng Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB 1 Doanh nghiệp 20 10 5 5 2 HTX và các pháp nhân khác 7 5 5 3 3 Hộ gia đình, cá nhân 5 5 3 3

( Nguồn : Agribank Liên Chiểu – TP Đà Nẵng)

v Kinh doanh ngoại hối: Mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, NHNN và của Agribank Việt Nam.

v Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, dịch vụ máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, nhận cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay và các dịch vụ khác được ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp cho phép.

vDịch vụ ủy thác đầu tư trong và ngoài nước. vBảo lãnh thực hiện hợp đồng.

vTài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. vKinh doanh ngoại hối.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

: Quan hệ trực tuyến.

: Quan hệ chức năng.

Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh Agribank Liên Chiểu

Chi nhánh Agribank Liên Chiểu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng.

Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, điều hành chung mọi hoạt động, đảm bảo Chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phó giám đốc: điều hành chỉ đạo công việc được giám đốc giao, thay mặt giám đốc thực hiện một số công việc khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

- Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh: quản lý mọi hoạt động liên quan đến phòng nghiệp vụ kinh doanh và PGD Hòa Khánh.

- Phó Giám Đốc phụ trách kế toán: quản lý mọi hoạt động liên quan đến phòng kế toán ngân quỹ và PGD Hòa Minh.

Phòng nghiệp vụ kinh doanh: thực hiện các hoạt động tín dụng, thanh

toán quốc tế và có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh

doanh và thu chi tiền mặt như tiết kiệm, chuyền tiền, thanh toán tiền điện GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH HÒA MINH PHÒNG GIAO DỊCH HÒA KHÁNH PHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH

thoại, điện, nước, bảo hiểm, mua vé máy bay…, phát hành thẻ ATM và bảo quản giấy tờ có giá, các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố.

PGD Hòa Khánh và PGD Hòa Minh: là hai đơn vị trực thuộc Chi nhánh

Agribank Liên Chiểu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như: huy động vốn, phát triển các hoạt động dịch vụ thanh toán và đầu tư vốn tín dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và nhân dân đóng trên địa bàn Hòa Khánh, Hòa Minh.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Liên Chiểu - TP Đà Nẵng qua 3 năm 2011 - 2013

a. Tình hình huy động vn

Huy động vốn là hoạt động mở đầu trong hoạt động kinh doanh, chiếm một vị thế vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, bởi một ngân hàng muốn phát triển và mở rộng quy mô giao dịch thì phải xây dựng trên môt nền tảng vững chắc đó là nguồn vốn. Chi nhánh Agribank Liên Chiểu luôn luôn chủ trương mở rộng và không ngừng nâng cao các hình thức huy động.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của CN Agribank Liên Chiểu năm 2011-2013 ĐVT: Tỷđồng 2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng giảm (%) Năm Chỉ tiêu tiSềốn (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 2012 /2011 2013 /2012 Nguồn vốn huy động 483 605 710 25,3 17,4 1 Theo tính chất tiền gửi 483 100 605 100 710 100 1,1 Tiền gửi dân cư 356 73,7 424 70,1 485 68,3 19,1 14,4 1,2 Tiền gửi TCKT 78 16,1 81 13,4 95 13,4 3,8 17,3 1,3 Tiền gửi khác 49 10,1 100 16,5 130 18,3 104,1 30 2 Theo kỳ hạn 483 100 605 100 710 100 2,1 Tiền gửi KKH đến dưới 12 tháng 464 96,1 542 89,6 632 89 16,8 16,6 2,2 Tiền gửi CKH từ 12 tháng đến 60 tháng 19 3,9 63 10,4 78 10,9 231,6 23,8 2,3 Tiền gửi CKH trên 60 tháng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3 Theo loại tiền huy động 483 100 605 100 710 100 3,1 Nội tệ 480 99,4 600 99,2 702 98,8 25,0 17 3,2 Ngoại tệ 3 0,6 5 0,8 8 1,1 66,7 60

Trong 3 năm, hoạt động huy động vốn của Agribank Liên Chiểu tương đối hiệu quả và không ngừng tăng lên. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2013 đạt 710 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2012 là 17,4%. Có được kết quả trên là do Chi nhánh chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp như tiền gửi kho bạc và đẩy mạnh tiếp cận huy động vốn tại khu vực giải tỏa đền bù với các biện pháp như tiếp cận khách hàng ngay từ khi khách hàng mới nhận kết quả áp giá đền bù; phối hợp với Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương để đặt bàn huy động vốn ngay tại nơi chi trả tiền đền bù; Nguồn vốn huy động bao gồm nhiều nguồn: tiền gởi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, của kho bạc, tiền gởi khác…Trong đó nguồn vốn huy động của dân cư là cao nhất, tăng đều qua các năm, năm 2013 là 485 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 68,3%. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, dễ sử dụng nên ngân hàng cần phải sử dụng tối ưu nguồn vốn này để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó thì tiền gởi TCKT cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn của TCKT phần lớn là tiền gởi thanh toán, không ổn định nên ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng sao cho có hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể là nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng và tiện ích. Bên cạnh đó cũng là nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, cùng với chiến lược hoạch định đúng đắn của ban lãnh đạo đã góp phần làm tăng thị phần cũng như quy mô huy động vốn của chi nhánh.

b. Tình hình cho vay

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của CN. Agribank Liên Chiểu năm 2011-2013

ĐVT: Tỷđồng

Tỷ lệ tăng giảm (%) Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Doanh số cho vay 737 728 740 -1,2 1,6

Doanh số thu nợ 724 717 720 -1,0 0,4

Dư nợ cho vay 370 381 393 3,0 3,2

1 Theo thời gian 370 381 393

1.2 Trung dài hạn 129 114 108 -11,6 -5,3 2 Theo thành phần kinh tế 370 381 393 2.1 Cá nhân 18 23 25 27,8 0,7 2.2 HKD 40 52 58 30,0 11,5 2.3 Doanh nghiệp 312 306 310 -1,9 1,3 3 Theo mục đích vay vốn 370 381 393

3.1 Cho vay kinh doanh 352 358 368 1,7 2,8

3.2 Cho vay tiêu dùng 18 23 25 27,8 0,7

Nợ xấu 5,713 0,629 0,583 -89,0

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,54 0,17 0,15 -89,0

(Nguồn: CN. Agribank Liên Chiểu – TP Đà Nẵng)

Công tác huy động vốn sẽ không hiệu quả nếu NH không có hoạt động tín dụng phù hợp. Vì vậy, hoạt động tín dụng sao cho có hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho một ngân hàng muốn đứng vững và phát triển. Agribank Liên Chiểu cũng không ngoại lệ, tín dụng là một hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng. Qua bảng số liệu 2.3, dư nợ bình quân qua các năm tăng lên, đến năm 2013 thì chỉ tiêu này là 393 tỷ đồng. Đây là kết quả đạt được khá tốt, điều này phản ánh, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Trong nguồn vốn cho vay thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất là DN, riêng trong năm 2013 thì DN đã chiếm đến 310 tỷ đồng, hộ sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 42 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)