Hoàn thiện nội dung thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 89 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh

doanh nghiệp

a. B sung nhng tiêu chí v thm định tư cách khách hàng

Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng, phát triển về quy mô thì phải tự đảm bảo tính an toàn và tính hiệu quả của việc cấp tín dụng. Muốn vậy, CBTD phải có những thông tin đầy đủ, chính các, toàn diện về khách hàng. Việc xây dựng một hồ sơ chung về các khách hàng của mình chính là một giải pháp giúp ngân hàng tổng hợp và quản lý đầy đủ và xác thực nhất. Để tránh gặp phải những truờng hợp khách hàng lừa đảo, Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, xác minh tính trung thực của các thông tin đó để tránh ra những quyết định sai lầm trong cho vay

kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ cần thiết. Qua việc phân tích và đánh giá về doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ có được kết luận về phong cách làm việc, quản lý điều hành, mức độ chính xác và trung thực của khách hàng. Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy CBTD sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn.

Ngoài ra, CBTD cần phải tìm hiểu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của Ban lãnh đạo DN. Kinh nghiệm càng nhiều, cùng với trình độ chuyên môn cao thì khả năng lãnh đạo DN tốt. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, rất cần nhà lãnh đạo kinh nghiệm dồi dào, còn phải có tri thức, trình độ mới nắm bắt, đối phó kịp thời với thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, cách thức quản lý và sự ủng hộ của tập thể cũng là yếu tố quan trọng vì việc quản lý hợp lý sẽ tạo được sự ổn định trong nhân sự, đoàn kết của tập thể góp phần làm cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả..

Một yếu tố cần chú ý không kém quan trọng là đánh giá thiện ý trả nợ của doanh nghiệp. Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng nhưng lại không có những tiêu chí cụ thể để đánh giá chính xác mà nó phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng quan sát, nhận định tinh tế của CBTD khi tiếp xúc với khách hàng. Các CBTD thường chỉ chú ý đến các doanh nghiệp đã và đang từng bị nợ quá hạn mà ít quan tâm đến các doanh nghiệp có lịch sử trả nợ tốt hoặc chưa từng quan hệ với ngân hàng. Thực tế không phải doanh nghiệp nào có lịch sử trả nợ xấu cũng không có thiện chí và DN trả nợ tốt hoặc chưa vay ngân hàng thì có tính thiện chí cao. CBTD cần sáng suốt đánh giá sự hợp tác của doanh nghiệp không chỉ trước và trong quá trình cho vay mà còn trong trường hợp rủi ro xảy ra.

b. Tp trung chú ý phân tích thêm mt s ni dung để đánh giá tình hình tài chính doanh nghip

- CBTD nên chú ý phân tích thêm một số nội dung thẩm định để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp được chính xác. CBTD khi tiến hành phân tích tài chính DN thì thường chỉ quan tâm đến Bảng Cân đối Kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhưng lại bỏ quả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là báo cáo quan trọng giúp CBTD có cơ sở để ra quyết định hạn mức tín dụng, kỳ hạn trả nợ của DN. Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, CBTD cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp.

Đối với bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CBTD phải tiến hành:

ü Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh ( từ bán hàng hoá, dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.

ü Xác định dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động tài chính, dòng tiền thực xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.

Trên cơ sở dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền thực xuất quỹ, CBTD thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

Ngoài yêu câu là đọc và hiểu được các BCTC, CBTD phải nhận biết được nên tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan đến mục tiêu phân tích tài chính của DN để từ đó có nhận định đúng về khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. Sau khi tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, CBTD nên so sánh với các chỉ số bình quân của ngành, của DN cạnh tranh để thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đôi khi, các chỉ số tài chính của

doanh nghiệp là khá cao, tăng trưởng nhanh theo thời gian nhưng so với ngành vẫn còn thấp và chậm chạp hơn thì tương lai thị phần của doanh nghiệp sẽ nhỏ dần và nguy cơ bị doanh nghiệp cạnh tranh thôn tính là rất dễ dàng.

Ngoài ra, khi xác định khả năng trả nợ của DN thì CBTD phải phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình thẩm định mà trong các BCTC của Agribank Liên Chiểu không được đề cập tới. Ngân hàng cần phân tích công nợ của DN để đánh giá tính lỏng trong các khoản phải thu, khả năng thanh toán nợ phải trả. Đặc biệt CBTĐ phải biết được sự luân chuyển của các khoản phải thu, phân tích các nguyên nhân nợ tồn đọng lâu ngày. Qua phân tích công nợ, CBTD có thể đánh giá quan hệ của doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng, các chính sách khuyến mãi…Mục đích để xem xét tính hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng kỳ trước có được đảm bảo thông qua tài sản lưu động và khả năng thực hiện các cam kết của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

c. Hoàn thin thm định PASXKD

Để công tác thẩm định PASXKD đạt hiệu quả cao hơn, CBTD cần phải chú ý các vấn đề sau:

- Khi thẩm định các phương án kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ cần tích cực tham khảo, tìm hiểu các thông tin có liên quan để có nhận định tổng quan về phương án vay vốn khách hàng. Việc phân tích ngành có vai trò quan trọng vì nó cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai và tính khả thi của phương án. Các nội dung cần quan tâm khi phân tích ngành:

+ Xu hướng phát triển của ngành: xác định nhu cầu thị trường về lĩnh vực này hiện giờ ra sao, tốc độ tăng trưởng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

+ Tình hình thị phần của các đối thủ cạnh tranh cũng như của khách hàng: xem xét vị thế, khả năng cạnh tranh , ưu nhược điểm của khách hàng, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh..

+ Chủ trương, chính sách của Chính phủ đối với ngành nghề này: nhận định các yếu tố, xu hướng thuận lợi hay bất lợi cho hoạt động của khách hàng trong tương lai.

- Qua thực tế cho thấy, đảm bảo an toàn vốn vay không hẳn là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của PASXKD, thu nhập từ kế hoạch kinh doanh của khách hàng chính là nguồn thu nợ lãi và gốc cho ngân hàng. Nếu thực hiện được điều này thì không những các doanh nghiệp khắc phục được tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh mà ngân hàng còn tăng them doanh số cho vay, tăng thêm khách hàng mới. Việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng phương án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn và ngân hàng sẽ có nhiều khoản vay chất lượng hơn. Để làm được điều này đòi hỏi CBTD phải làm việc thật nghiêm túc với các PASXKD, làm sao để không bỏ sót các phương án hiệu quả và loại bỏ được các phương án không khả thi. Để nhận biết PASXKD có khả thi hay không thì CBTD phải thẩm định các luồng thông tin sau thật chính xác:

+ Đề nghị DN mô tả phương án kinh doanh rõ ràng gồm: chỉ tiêu đầu vào phải mua hàng hóa, nguyên vật liệu của ai, chỉ tiêu đầu ra phải nêu rõ bán hàng hóa, thành phẩm cho ai. Quy trình sản xuất bảo quản, luân chuyển hàng hóa như thế nào.

+ Dự báo hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Ngoài phản ánh đúng, đủ mọi chi phí phát sinh thì phải nêu cả chi phí dự phong trong trường hợp thay đổi ngoài dự kiến để xác định hiệu quả của phương án.

+ Thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…ở hiện tại và tương lai để có kết luận chính xác hơn về tính khả thi của PASXKD.

- Xác định kỳ hạn trả nợ vay phù hợp. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì nếu xác định vòng quay vốn của phương án không đúng với kỳ hạn trả nợ sẽ làm mất đi tính hiệu quả của phương án và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Vì vây, CBTD cần phải cần phải xác định chính xác vòng quay vốn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, CBTD thẩm định cũng cần tư vấn khách hàng chấp nhận vay với thời gian vay tương ứng với vòng quay vốn của phương án, đặc biệt trong các trường hợp vòng quay vốn của khách hàng nhanh, để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Bởi lẽ khách hàng thường có xu hướng thích vay thời gian dài hơn vòng quay vốn càng lâu càng tốt để chiếm dụng vốn nhưng như vậy sẽ rất rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng khi phân tích phương hướng kinh doanh của đơn vị vay vốn, không chỉ dừng lại ở tính khả thi của phương án đó mà còn phải dự đoán được rủi ro có thể xảy ra đối với phương án đó. Các điều kiện kịnh tế xã hội ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của doanh nghiệp nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của ngân hàng. Doanh nghiệp có thể có uy tín tốt, khả năng tạo lợi nhuận cao, nhưng điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi thì doanh nghiệp vẫn có thể không trả được nợ. Chính vì vậy, trong công tác thẩm định, CBTD phải dự đoán kinh tế, phải thường xuyên cập nhật thông tin về nhịp độ kinh tế đất nước và thế giới. Để có thể dự báo được tình hình, CBTD phải biết được những thay đổi trong ngành đó như điều kiện cạnh tranh, kỹ thuật công nghệ, nhu cầu về sản phẩm, nguồn nhiên liệu…

d. Hoàn thin v thm định TSĐB

- Tài sản đảm bảo là căn cứ thứ cấp cho việc quyết định cho vay. Tài sản đảm bảo được đưa ra, nhằm phục vụ cho việc đảm bảo tín dụng. Công tác đảm bảo tín dụng nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khoản vay mà mình đã vay tại ngân hàng, từ đó góp phần làm an toàn vốn cho

ngân hàng. Đây là công tác không quan trọng nhất nhưng nhờ có nó mà ngân hàng có thể thực hiện được mục tiêu hoạt động an toàn, chất lượng và hiệu qủa. Để phòng tránh trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn và sử dụng không hiệu quả, Ngân hàng không thể nhận đảm bảo một cách qua loa, hời hợt mà cần nghiêm túc và chấp hành quy định của hội sở đưa ra. Hiện nay, các hình thức đảm bảo tài sản đã được Ngân hàng mở ra theo chiều hướng mới, đa dạng hơn về chủng loại và giá trị tài sản đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo nhận các loại tài sản có giá trị lớn một cách an toàn thì cần có nguyên tắc thẩm định riêng đối với từng loại tài sản:

+ Khi nhận tài sản là động sản làm đảm bảo, Ngân hàng cần phải tìm hiểu kĩ tính năng và công dụng của chúng trước khi đồng ý nhận bảo đảm. Sau đó tiến hành bảo quản thường xuyên bằng cách kiểm tra vận hành, mức độ hoạt động của máy móc. Khả năng định giá loại tài sản này đã có những quy định cụ thể tuy nhiên vẫn phải căn cứ độ an toàn của tài sản, khả năng tiêu thụ nhiên liệu, khả năng mất giá của tài sản theo diễn biến của thị trường.

+ Khi nhận bất động sản làm tài sản đảm bảo, cần nghiên cứu kĩ địa bàn khu vực đó có gì sai phạm pháp luật hay không, giấy tờ hợp lệ hay chưa, quan hệ của khách hàng đối với tài sản cùng với đó là căn cứ vào việc định giá bất động sản dựa trên quyết định của nhà nước và theo giá thị trường bất động sản. Nếu cần thì có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận để làm rõ thêm tài sản hiện có bị tranh chấp, kiện tụng hay nằm trong quy hoạch gì không. Có như vậy mới bảo đảm tính pháp lý của tài sản, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

+ Đối với loại tài sản thế chấp, do đây là phương thức đảm bao chỉ bằng giấy tờ sở hữu chứ không phai là hiện vật cụ thể nên việc trước tiên Ngân hàng phải xác định quyền sở hữu của khách hàng là hợp lý hay chưa, mối quan hệ sở hữu là gì: cá nhân hay hợp nhân. Đặc biệt quan tâm đến tài sản

mang tính đồng sở hữu như quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái....Bởi nó ảnh hưởng đến việc phát mãi tài sản khi rủi ro xảy ra.

- Thẩm định về giá trị: CBTD khi định giá tài sản thế chấp phải chú ý rằng giá trị thế chấp không phải giá trị thực tế hay giá trị thị trường. Vì nhiều tài sản có giá trị tại thời điểm thế chấp nhưng trong tương lai thì mất giá trị. Do vậy phải giả thiết tài sản được bán ở thời điểm xấu nhất, có như vậy sau này ngân hàng mới thu được số tiền tương đương với số tiền cho vay. Tài sản đảm bảo có nhiều loại, nên việc định giá không phải là điều dễ dàng. Ngân hàng nên có những mẫu đánh giá tài sản đảm bảo để hỗ trợ cho CBTD trong việc đánh giá tài sản. CBTD phải dự báo được xu hướng biến động của giá tài sản, còn tùy vào thời hạn cho vay mà đánh giá cho phù hợp với biến động của thị trường. Ngoài ra, CBTD có thể tham khảo giá qua một số khách hàng có tài sản tương tự. Thường xuyên cập nhật khung giá của nhà nước, các văn bản luật có liên quan đến thanh lý tài sản. Ngân hàng cũng không được định giá thấp quá vì như thế có thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Đối với những tài sản mà CBTD cảm thấy khó khăn khi định giá thì có thể thuê những chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, công ty thẩm định giá để có thể định giá đúng tài sản thế chấp.

Trường hợp xấu nhất ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ và lãi. Ngân hàng cần tính đến chi phí dự kiến có thể xảy ra khi thanh lý, như chi phí phát mãi tài sản (chi phí pháp lý, chi phí thẩm định), chi phí cầm giữ tài sản, chi phí bảo trì…Từ việc định giá, tính toán các chi phí có thể phát sinh ngân hàng sẽ đưa ra mức tài trợ phù hợp.

- Chi nhánh nên tách hẳn riêng biệt bộ phận tín dụng và thẩm định tài sản. Theo mô hình đó, CBTD không thực hiện công việc thẩm định tài sản và ngược lại, cán bộ thẩm định tài sản cũng không làm công tác cho vay để tránh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)