Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 77 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân t phía ngân hàng:

Đứng trên góc độ ngân hàng nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân ngân hàng làm công tác thẩm định vẫn chưa đạt kết quả tốt là thực sự cần thiết và đây cũng là điều kiện tiên quyết để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định. Theo thống kê tổng hợp, nhìn chung những hạn chế của Ngân hàng chủ yếu do những nguyên nhân sau:

- Công tác chỉ đạo điều hành tín dụng còn thiếu định hướng trọng tâm trọng điểm, chưa thực hiện chuyên môn hóa triệt để khâu thẩm định. Hiện nay, chỉ mới một số NHTM lớn như ACB, Sacombank, Vietcombank, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, tại Agribank nói chung và Chi nhánh Liên Chiểu nói riêng chưa áp dụng cơ chế trên, bên cạnh ưu thế đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, thì vẫn tồn tại các nhược điểm lớn

- Đó là việc dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng do được độc quyền tiếp xúc và thẩm định cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra, việc duy trì cơ chế trên cũng tạo ra một khối lượng công việc quá lớn và áp lực cho CBTD khiến cho công tác thẩm định cho vay diễn ra sơ sài, hời hợt, chủ quan vì không có nhiều thời gian, đặc biệt khi CBTD đang phải quản lý, theo dõi một số lượng lớn khách hàng.

- Việc triển khai văn bản, quy trình thẩm định còn hạn chế, chưa kịp thời. Đây là hiện tượng xảy ra tại nhiều NHTM chứ không chỉ riêng tại Chi

nhánh và là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định cho vay. Vì thiếu các quy định cụ thể ràng buộc trong việc triển khai văn bản, quy định cho vay nên tại mỗi Chi nhánh, khả năng tiếp nhận, tiếp thu và thực hiện của CBTD phụ thuộc rất lớn vào các cấp quản lý. Nếu các lãnh đạo có khả năng quản lý không tốt, không có cách triển khai văn bản đến CBTD một cách khoa học, hiệu quả sẽ là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thẩm định cho vay.

- Thiếu cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thẩm định nên CBTD có phần lơ là, BCTĐ chưa được đảm bảo. Kết quả thẩm định cho vay đối với một số DN có phần mang tính cảm tính, cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ hoặc phiến diện do thiếu kiểm tra, kiểm soát. CBTD còn ỷ lại vào TSBĐ của khoản vay, và một số khoản vay CBTD nâng mức cho vay không có cơ sở mà dùng thủ thuật bằng cách đánh giá tăng giá trị TSBĐ. Từ đó ra quyết định cho vay vượt quá tỷ lệ an toàn vốn được bảo đảm bằng tài sản. Một số trường hợp vì mối quan hệ với doanh nghiệp hay vì lợi ích cá nhân, cán bộ quản lý yêu cầu CBTD phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình, không tạo cơ hội để CBTD trình bày ý kiến riêng. Từ áp lực công việc và thời gian thẩm định do CBTD vừa làm công tác thẩm định vừa quản lý tín dụng, hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm nên đã làm giảm chất lượng thẩm định. Với yêu cầu về thời gian thẩm định, đôi khi CBTĐ sao chép kết quả của BCTĐ cũ và chỉnh sửa cho phù hợp, bỏ qua nhiều nội dung quan trọng của quy trình thẩm định. Tất cả những thiếu sót trên xuất phát từ việc thiếu một quy trình kiểm soát hoạt động thẩm định nên tạo ra khe hỡ cho những sai phạm và mang lại rủi ro cho Chi nhánh.

- Do năng lực chuyên môn của một số CBTD còn hạn chế: Lực lượng CBTD có trình độ là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng thẩm định. Ngân hàng đã mở nhiều các khóa đào tạo, hội thảo, cử cán bộ đi học để nâng

cao trình độ. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các nội dung đào tạo chưa thực sự gắn với thực tiễn thẩm định như kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, khả năng đánh giá rủi ro. Để nâng cao năng lực này cần phải gắn với kinh nghiệm thực tiễn. Vấn đề kinh nghiệm là yếu tố còn thiếu sót đối với một số CBTD mà nguyên nhân là do các cán bộ của ngân hàng đều là tuổi đời còn non trẻ. Điều này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định của ngân hàng.

b. Nguyên nhân t phía DN

Có hai vấn đề chính mà khi cho DN vay dù ngân hàng biết chắc nguy cơ nhưng vẫn khó có thể tránh được đó là vấn đề đạo đức kinh doanh và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính, quản lý và năng lực xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của nhiều DN còn hạn chế.

+ Đội ngũ kế toán của DN chưa chuyên nghiệp: đa phần DN vay vốn tại Chi nhánh đều là DNNVV, hệ thống báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chưa thực hiện đầy đủ, thiếu chính xác, minh bạch, BCTC ít được qua kiểm toán, cơ sở lập BCTC không rõ ràng thậm chí nhiều DN xây dựng BCTC cho có để đủ thủ tục, điều kiện vay ngân hàng, hoặc có những DN đã thuê các công ty, kế toán thời vụ làm BCTC nên thường mắc sai sót và không giải thích được những tài khoản biến động trong kỳ, ....Vì thế, nguồn số liệu để phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN là không đủ độ tin cậy, từ đó khiến công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn.

+ Năng lực xây dựng PASXKD của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Có khá nhiều trường hợp các DN có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng thực hiện mang lại lợi nhuận cao nhưng do trình độ, khả năng lập kế hoạch còn hạn chế nên phương án được xây dựng sơ sài, thiếu tài liệu chứng minh do thường mua bán không có hợp đồng kinh tế, khi thanh toán tiền hàng cũng ít sử dụng hóa đơn, chứng từ nên ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và thẩm định cho

vay mặc dù trên thực tế, đơn vị làm ăn có hiệu quả , uy tín.

- Tư tưởng chưa xem trọng BCTC và đạo đức uy tín của doanh nghiệp chưa cao: Một yếu tố tác động rất lớn đến chất lượng của BCTC là các lãnh đạo DN. Nhiều lãnh đạo DN có tư tưởng làm BCTC cho có, hình thức, né tránh việc cung cấp số liệu thực để có được một báo cáo tài chính “đẹp” nhằm mục đích có thể vay vốn một cách dễ dàng. Nhiều DN đã xây dựng hai hay thậm chí ba bộ hồ sơ kế toán để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau. Việc các DN có thể thay đổi , sữa chữa số liệu tùy thích dẫn đến sự nghi ngờ, thiếu niềm tin nơi ngân hàng, gây khó khăn cho việc thẩm định tài chính của DN, hoặc dẫn tới tình trạng sau khi thẩm định thấy DN có phương án kinh doanh rất khả thi, nhưng khi nguồn vốn đã được giải ngân thì DN lợi dụng nguồn vốn sử dụng sai mục đích…Điều này gây rủi ro cao cho chi nhánh.

c. Nguyên nhân khác

- Sự yếu kém từ phía cơ quan ban ngành và DN: Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu mà NH khai thác để thẩm định là CIC và các website của các cơ quan ban ngành nhà nước, các DN có liên quan đến hồ sơ DN cần thẩm định.

Về CIC , so với trước đây, tuy đã cung cấp nhiều thông tin hơn nhưng vẫn còn hạn chế vì các số liệu chưa cập nhập kịp thời và đôi khi thiếu chính xác, đặc biệt là các thông tin phi tài chính. Sở dĩ tồn tại những hạn chế trên vì CIC hoạt động dựa vào số liêụ mà các NHTM cung cấp, nhưng chưa có những quy định, ràng buộc chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để buộc các NHTM phải tuân thủ nghiêm túc việc cung cấp số liệu. Điều này dẫn đến thực tế xảy ra nhiều trường hợp DN đã bị nớ quá hạn nhiều tháng, hay đã trả dứt nợ nhưng các NHTM không báo cho CIC, nên CIC vẫn không cập nhập được tình trạng nợ khách hàng. Do đó, nguồn thông tin mà CIC gởi đến cho các NHTM khác cũng chưa cập nhập được các biến động mới nhất về tình hình của DN.

nhà nước và các DN, khả năng NHTM có thể khai thác phục vụ cho công tác thảm định cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các số liệu thống kê. Mặc dù đã được cải thiện hơn so với trước đâu nhưng ngành thống kê, tổng hợp ở nước ta vẫn còn chậm phát triển, các thông tin tổng hợp từ hoạt động thống kê vừa thiếu số lượng vừa thiếu chất lượng. Vì vậy, khi cần các số liệu như tỷ trọng nợ trung bình nghành, tỷ suất sinh lời trung bình, quy mô định hướng phát triển ngành đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh, những thông tin có ý nghĩa lớn trong việc thẩm định phương án, ngân hàng thường rất khó tìm tại các website chính thức của cơ quan nhà nước như Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- Môi trường cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực ngân hàng: Hiện nay trên địa bàn Quận Liên Chiểu có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của nhiều ngân hàng lớn như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank...Vì thế để thu hút khách hàng, buộc lòng ngân hàng phải nhanh chóng và nới lỏng các điều kiện trong thẩm định. Chính điều này dẫn đến thời gian thẩm định ngắn, chất lượng giảm sút, mang tính hình thức, Chi nhánh chỉ cần cho vay là được. Chính vì vậy, gây nên những hạn chế trong công tác thẩm định.

-Môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn: Do Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mình để hội nhập kinh tế thế giới nên việc điều chỉnh các chính sách và quyết định kinh tế chính trị thường xuyên xảy ra, bắt buộc các thành phần kinh tế cũng phải thay đổi. Điều này đòi hỏi CBTD phải cập nhập thông tin thường xuyên để nắm rõ những biến động ảnh hưởng đến việc thẩm định và chất lượng tín dụng.

-Môi trường pháp lý chưa ổn đinh, vẫn còn sự bất cập trong các quy định, chính sách, cơ chế về tài sản đảm bảo, năng lực pháp lý. Mặc dù thời gian qua Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các DN và NH như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại… Tuy nhiên hệ thống luật cho toàn bộ nền kinh tế vẫn chưa hoàn chỉnh. Đôi khi đây là nguyên nhân tiềm ẩn làm hạn chế công tác thẩm định

như sự thiếu nhất quán trong vấn đề chủ quyền, chủ sở hữu nhà, đất và các giấy tờ năng lực pháp lý liên quan nhà cửa, đất đai, là những tài sản thế chấp thông dụng được DN dùng để bảo đảm cho việc vay vốn và cũng được ngân hàng rất quan tâm thế nhưng, do nhiều lần thay đổi chính sách, dẫn đến hiện tồn tại nhiều mẫu chứng nhận liên quan đến giấy tờ nhà đất. Thêm vào đó, các quy định, hướng dẫn của nhà nước không rõ ràng, thiếu chặt chẽ khiến ngân hàng gặp lúng túng, không biết thế nào là hợp pháp, hợp lệ đã đầy đủ hay chưa.. Muốn thật sự an tâm, tránh thiệt hại rủi ro, Chi nhánh chỉ có thể dựa vào xác nhận của cơ quan ban ngành địa phương nhưng hiện nay việc yêu cầu UBND phường thực hiện thì không được chấp nhận, yêu cầu phòng TN-MT Quận xác nhận cũng rất khó khăn và kéo dài thời gian. Do vậy, vì chính sách khách hàng, Chi nhánh phải linh hoạt tự thẩm định nên ẩn chứa nhiều rủi ro.

KT LUN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận định hướng của chương 1, chương 2 của luận văn đã khái quát tình hình khách hàng Doanh nghiệp tại Quận Liên Chiểu có tác động thuận lợi và khó khăn đến công tác thẩm định cho vay tại Chi nhánh. Ngoài ra, luận văn dựa trên các tiêu chí đánh giá công tác thẩm định cho vay ngắn hạn DN đã đề xuất ở chương 1, căn cứ các dữ liệu thực tế tại Chi nhánh để phân tích các biện pháp cũng như thực trạng thẩm định cho vay ngắn hạn DN tại Chi nhánh Liên Chiểu trong thời gian qua.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, cùng những vấn đề cần tập trung giải quyết trong công tác thẩm định cho vay DN tại Chi nhánh Nông nghiệp Liên Chiểu. Đây là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống các giải pháp, kiến nghị và đề xuất trong chương 3 nhằm phát huy hiệu quả thẩm định cho vay DN tại Chi nhánh trong thời gian tời.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC THM ĐỊNH

CHO VAY NGN HN DOANH NGHIP TI AGRIBANK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)