Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 53 - 54)

đô Hà Nội 100 km, cách thành phố Ninh Bình 12 km. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt đã góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn thành phố.

* Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của thành phố Tam Điệp tuy rất đa dạng về các loại công trình nhưng vẫn chưa chủ động tưới tiêu hoàn toàn (mới chủ động tưới được khoảng 80 %). Toàn thành phố có 344 công trình thuỷ lợi các loại với tổng chiều dài kênh mương khoảng 772 km, trong đó mới kiên cố hoá được 70 %, còn lại là kênh đất. Phần lớn các công trình thuỷ lợi hiện do các xã, phường quản lý. Hệ thống các hồ chứa là nguồn trữ nước quan trọng phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của thành phố Tam Điệp còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn chảy tự nhiên, hệ thống hồ đập trữ nước dù rất nhiều về số lượng song vẫn chưa đủ để đảm bảo chủ động nước tưới, hệ thống kênh mương dẫn nước chất lượng chưa đảm bảo.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Điệp Tam Điệp

* Những lợi thế

Xét tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Điệp là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thích hợp với việc hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu hay việc phát triển các vùng chuyên canh như cây ăn quả, chè, dứa… cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phần lớn đất đai trong vùng là đất phù sa, đất Feralit đỏ, vàng có chất lượng (độ phì nhiêu màu mỡ) khá tốt, cân đối về số lượng, làm cơ sở nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

- Trình độ dân trí của thành phố đã có nhiều tiến bộ nên công tác bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm.

- Thành phố có nguồn nhân lực dồi dào, lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ cao.

- Tam Điệp là một thành phố có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, đất đai bị xói mòn, sạt lở gây biến động về hình thể, loại sử dụng đất làm cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hàng năm còn bị úng lụt, một phần đất thấp trũng bị ngập. Nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh.

- Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại nhiều nơi còn khó khăn, hệ thống đường xuống cấp mạnh qua mỗi mùa mưa bão đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm, làm hạn chế rất nhiều đến tình hình sản xuất hàng hóa.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng đào tạo lao động chưa được cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

- Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm sản xuất, còn thiếu tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật.

Nhìn chung, sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của thành phố. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn về diện tích nhưng năng suất cây trồng chưa cao, đóng góp vào cơ cấu kinh tế còn thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Các hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 53 - 54)