Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 42)

+ Đánh giá hiệu quả về kinh tế của các loại sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất. + Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất.

3.4.4. Định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Điệp

- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng của thành phố Tam Điệp. Gồm những thông tin, số liệu, bản đồ về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tại các phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Thống kê thành phố. Các thông tin chủ yếu gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua một số năm, các văn bản về chính sách đất đai và một số thông tin, số liệu khác.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

3.5.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở về đặc điểm tự nhiên: địa hình, độ dốc.Lãnh thổ thành phố Tam Điệp được chia thành 3 tiểu vùng. Mỗi vùng có đặc điểm sử dụng đất khác nhau.

- Tiểu vùng 1: Địa hình thấp, đồng bằng, có tiềm năng phát triển trồng trọt và chăn nuôi bao gồm các phường Yên Bình, Tân Bình, Trung Sơn. Điểm nghiên cứu đại diện là phường Yên Bình.

- Tiểu vùng 2: Là vùng đồi núi thấp, có tiềm năng phát triển sản xuất, cây lâu năm và chăn nuôi bao gồm các xã, phường Yên Sơn, Bắc Sơn, Đông Sơn. Điểm nghiên cứu đại diện là xã Yên Sơn.

- Tiểu vùng 3: Là vùng đồi núi cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, cây lâu năm và chăn nuôi bao gồm các xã, phường Tây Sơn, Quang Sơn, Nam Sơn. Điểm nghiên cứu đại diện là phường Tây Sơn.

3.5.2.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn nông hộ theo phiếu điều tra, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, mỗi xã, phường điều tra 30 hộ, chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Các thông tin thu thập gồm: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng

suất, giá trị sản phẩm); Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình, tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm....

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các LUT dựa vào các chỉ tiêu:

+ Tổng thu nhập hay giá trị sản xuất của một đơn vị diện tích trong một năm (GTSX) = giá nông sản × sản lượng.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao tài sản cố định... và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – CPTG. + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất, chúng tôi phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế thành 03 mức khác nhau.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

(dựa vào số liệu điều tra thực tế)

Cấp đánh giá Điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần) Cao 3 > 230 > 170 >2,8 Trung bình 2 130 – 230 90 – 170 2,3 – 2,8 Thấp 1 < 130 < 90 <2,3

- Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế cho một LUT:

Tổng số có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm. Trong đó chỉ tiêu cao được 3 điểm, chỉ tiêu trung bình được 2 điểm và chỉ tiêu thấp được 1 điểm.

Nếu số điểm của một LUT >75% tổng số điểm :Hiệu quả kinh tế cao. Nếu số điểm của một LUT đạt từ 50 - 75% tổng số điểm: Hiệu quả kinh tế trung bình.

Bảng 3.2. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các LUT thành phố Tam Điệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng điểm Đánh giá

7 - 9 Cao

5 - 6 Trung bình

<5 Thấp

*Đánh giá hiệu quả xã hội:

- Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu:

+ Khả năng thu hút lao động giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ.

+ Giá trị ngày công lao động của các loại sử dụng đất (GTNC) = TNHH / CLĐ.

Các chỉ tiêu đánh giá được phân thành các mức khác nhau (Bảng 3.3) dựa vào số liệu điều tra thực tế.

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Cấp đánh giá Điểm CLĐ ( Công) GTNC ( 1000đ/công) Cao 3 > 700 >240 Trung bình 2 470 – 700 190-240 Thấp 1 <470 < 190

- Tổng hợp hiệu quả xã hội của một LUT: Cách tổng hợp hiệu quả xã hội tương tự tổng hợp hiệu quả kinh tế của các LUT.

*Đánh giá hiệu quả môi trường

- Hiệu quả môi trường được đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Mức sử dụng phân bón : So sánh mức bón của người nông dân với trung tâm khuyến nông của tỉnh cho từng loại cây trồng cụ thể.

+ Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật mà các nông hộ đã sử dụng so với khuyến cáo của trung tâm khuyến nông của tỉnh.

+ Mức độ che phủ đất: Mức độ che phủ được tính bằng thời gian được che phủ trong năm, phụ thuộc vào loại cây trồng trên một đơn vị diện tích.

Các chỉ tiêu đánh giá được phân thành 3 mức khác nhau (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường Cấp đánh giá Điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng thuốc BVTV Mức độ che phủ Cao 3 Bón theo định mức (gồm cả phân vô cơ và hữu cơ) Sử dụng thuốc BVTV thảo mộc, biện pháp sinh học >75% Trung bình 2 Bón theo định mức (phân vô cơ), phân hữu cơ thiếu hoặc lượng phân hữu cơ thấp hơn định mức

Sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo (định mức)

50% - 75%

Thấp 1

Bón không theo định mức (cao hoặc thấp hơn định mức), không bón phân hữu cơ

Sử dụng thuốc BVTV không theo khuyến cáo (định mức)

<50%

-Tổng hợp hiệu quả môi trường của một LUT: Cách tổng hợp hiệu quả môi trường của các LUT theo cách tổng hợp hiệu quả kinh tế của các LUT.

*Đánh giá tổng hợp hiệu quả của một LUT

Tổng số có 8 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của các LUT. LUT có số điểm tối đa là 24 điểm. Cách tổng hợp giống đánh giá hiệu quả kinh tế, tổng hợp (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường

Tổng điểm Đánh giá chung

19 - 24 Cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 - 18 Trung bình

<13 Thấp

3.5.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP TAM ĐIỆP

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tam Điệp được thành lập ngày 17/12/1982 theo Quyết định số 200/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tam Điệp là Thành phố miền núi nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Ninh Bình trên trục Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thành phố Ninh Bình 12 km, Thành phố Tam Điệp nằm gần các trung tâm công nghiệp lớn như Thị xã Bỉm Sơn, Thành phố Ninh Bình…, có vị trí như sau:

- Phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Nho Quan và Hoa Lư - Phía Đông - Đông Nam giáp huyện Yên Mô

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá).

4.1.1.2. Địa hình

Thành phố Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng. Cao độ địa hình dao động từ +4 đến +53m, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trung bình 70 - 110. Vùng đất trũng xen kẽ núi đá vôi là vùng trồng lúa của thành phố. Vùng đồi là vùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của thành phố, thuộc nhóm đất Feralit đỏ, vàng. Vùng núi đá vôi là một phần của dãy núi Biện Sơn - Tam Điệp. Đây là khu vực có trữ lượng lớn về đá vôi và đôlômít, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng và một số hoá chất công nghiệp.

* Tài nguyên đất

Thành phố Tam Điệp có 6 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, Yên Bình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 10.497,9 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.193,2 ha chiếm 68,5% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, diện tích đất phi nông nghiệp là 2.854,22 ha chiếm 27,2% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng là 450,48 ha chiếm 4,3% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa:

Diện tích 1.450 ha chiếm 13,81 % diện tích đất tự nhiên, được hình thành do sự bồi đắp của sông Bến Đang…Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ và một phần nhỏ là đất cát pha. Nhìn chung đất có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu không cao lân tổng số <0,1% và lân dễ tiêu <3 mg/100 g đất, đất có hàm lượng kali từ trung bình đến giàu, độ dày tầng đất ≥1m, điạ hình tương đối bằng phẳng độ dốc <80, là vùng trồng lúa của thành phố. Phân bố ở các phường Yên Bình, phường Tân Bình, xã Yên Sơn, xã Đông Sơn, Phường Trung Sơn, Phường Bắc Sơn.

- Đất Feralit đỏ, vàng:

Diện tích 3.525 ha, là vùng đồi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của thành phố rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Trước kia được khai thác trồng cà phê, chè, cây màu; hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả

tập trung, trồng dứa, ngô rau, lạc tiên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu. Phân bố ở các phường Yên Sơn, phường Bắc Sơn, xã Đông Sơn, phường Tây Sơn, xã Quang Sơn, phường Nam Sơn.

Với diện tích đất nông nghiệp lớn với những ưu đãi về đất đai và địa hình đã giúp Tam Điệp thu hút được nhiều nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, nông trường trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Tam Điệp có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23 - 24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.300 – 1.500 giờ/năm. Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 16oC. Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa Hạ gió Nam, Tây Nam và đông Nam; mùa đông gió Bắc, đông và đông Bắc. Lượng mưa trung bình khoảng 1.900 mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3.176 mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1.265,3mm (năm 1998). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).

Sông lớn nhất qua Tam Điệp là sông Bến Đang chảy dọc rìa phía đông với chiều dài khoảng 10 km. Thành phố cũng có một số con suối điển hình như: Suối Tam Điệp dài 2 km, chảy qua các phường Tây Sơn, Trung Sơn rồi đổ vào hồ Yên Thắng. Suối Đền Rồng dài 10 km, chảy từ xã Phú Long Nho Quan qua Quang Sơn, Nam Sơn rồi đổ vào sông Tam Điệp ở Bỉm Sơn. Tam Điệp có 8 hồ nước gồm hồ Yên Thắng chung với huyện Yên Mô và 7 hồ khác là hồ Mùa Thu, hồ Lồng Đèn, hồ Núi Vá, hồ Mang Cá, hồ Bống, hồ Lỳ và hồ Sòng Cầu. Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã, phường nằm dọc theo bờ sông, suối, hồ. Ngoài ra, các ao hồ, đầm của Tam Điệp mặc dù phân bố không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển thủy sản.

Điều kiện khí hậu, thuỷ văn đã tạo cho Tam Điệp những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hoá các loại vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ thống sông suối, ao hồ không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Ngoài những thuận lợi trên, điều kiện khí hậu của Tam Điệp cũng có những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do chế độ nhiệt và mưa không đều trong năm, từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm mưa thường rất lớn, gây ra sói mòn, rửa trôi và lũ lụt. Vào những tháng ít mưa, đôi khi kèm theo cả sương muối gây ra tình trạng hạn hán, lạnh giá, làm ảnh hưởng đến quá trình gieo trồng vụ Đông Xuân cũng như hạn chế tốc độ sinh trưởng của một số loại cây trồng.

* Tài nguyên nước

Thành phố có 2 hệ thống nước:

+ Nước mặt (Nước sông, nước hồ): Có 03 hồ lớn Hồ Yên Thắng với diện tích khoảng: 81 ha; Hồ Mừng và hồ Đồng Đèn với tổng diện tích khoảng 27 ha; hồ Mang Cá, hồ Sòng Cầu, hồ Lỳ, hồ Bống có tổng diện tích khoảng 19 ha. Có sông Bên Đang và suối Rồng làm nhiệm vụ thoát lũ.

+ Nước ngầm: Nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt được Công ty cấp nước Ninh Bình khai thác tại các điểm khai thác tại tổ 9, 15, 21 và suối Rồng thuộc địa bàn phường Nam Sơn. Ngoài ra nước ngầm còn được các hộ gia đình khoan, đào trên diện tích đất của gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế của thành phố Tam Điệp tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011-2015 ước đạt 8,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ; thực hiện đến cuối năm 2015 tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 10.452 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 7.119 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 2.743 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 590 tỷ đồng.

Năm 2015, thành phố gieo cấy 1.068 ha lúa, đạt 98,1% kế hoạch và đạt 90% so với năm 2014. Năng suất vụ đông xuân đạt 61,06tạ/ha (tăng 0,21 tạ/ha so

với vụ đông xuân năm 2014), sản lượng đạt 4.965 tấn; năng suất vụ mùa đạt 36,6 tạ/ha, sản lượng đạt 933 tấn; trồng 2.016,4 ha cây màu các loại. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 9.824 tấn, đạt 105% so với năm 2014.

Chăn nuôi đã và đang phát triển theo hướng trang trại, thành phố có 33 trang trại đạt tiêu chí, trong đó có 12 trang trại chăn nuôi, 02 trang trại nuôi trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 42)