Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Tam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 92)

phố Tam Điệp

4.4.2.1. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng

a. Quan điểm để nâng cao sử dụng đất nông nghiệp

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của thành phố trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản…tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý

Nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất đai hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất.

- Sử dụng đất nông lâm nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

b. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế của từng vùng, tạo ra hàng hóa có giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp.

- Trồng trọt: Tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng rộng rãi các giống mới và bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, sản xuất đa canh. Sản xuất các giống lúa có năng suất ổn định, chất lượng cao, gieo cấy một số giống lúa đặc sản phù hợp với đất đai, kinh nghiệm sản xuất ở từng vùng. Mở rộng diện tích cây vụ đông, phát triển mạnh cây rau màu với các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao. Hình thành và có chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, rau sạch.

- Chăn nuôi thủy sản phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống mới, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản;

khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi thủy sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống đặc sản.

c. Đề xuất sử dụng đất

Trong tương lai các kiểu sử dụng đất được chọn phải đảm bảo vừa đạt hiệu quả kinh tế, xã hội nhưng không ảnh hưởng đến môi trường. Từ kết quả điều tra hộ nông dân và phương hướng phát triển của thành phố đến năm 2016, chúng tôi đề xuất các kiểu sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao như sau:

Tiểu vùng 1: Thế mạnh là LUT nuôi trông thủy sản và LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, trong đó thứ tự ưu tiên các LUT như sau: Nuôi trông thủy sản (1); 1 vụ lúa – 2 vụ màu (2); 1 vụ lúa – 1 vụ màu (3); Chuyên màu (4); Chuyên lúa (5); Cây công nghiệp (6).

Tiểu vùng 2: Ưu tiên phát triển LUT nuôi trông thủy sản, LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, LUT cây ăn quả thứ tự ưu tiên phát triển các LUT: Nuôi trông thủy sản (1); 1 vụ lúa – 2 vụ màu (2); Cây ăn quả (3); 1 vụ lúa – 1 vụ màu (4); Cây lâm nghiệp (5); Chuyên màu (6); Chuyên lúa (7); cây công nghiệp (8).

Tiểu vùng 3: Phát huy thế mạnh với LUT nuôi trông thủy sản, LUT cây ăn quả thứ tự ưu tiên phát triển các LUT: nuôi trông thủy sản (1); Cây ăn quả (2); Cây lâm nghiệp (3); Chuyên màu (4); cây công nghiệp (5).

4.4.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tam Điệp chúng ta thấy hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn không cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không còn là là thu nhập chính của đại bộ phận bà con nông dân mà họ phải làm nhiều ngành nghề khác để sinh sống trong những lúc nông nhàn, tình trạng bỏ hoang ruộng ngày một tăng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn chúng tôi xin để xuất 1 số giải pháp như sau:

* Giải pháp về chính sách:

Trong những năm qua do quá trình phát triển kinh tế thành phố Tam Điệp đã chuyển mục đích rất nhiều diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông để xây dựng những khu công nghiệp, diện tích thu hồi chuyển mục đích đa số là diện tích đất lúa tốt, trong tương lai cần hạn chế chuyện mục đích sử dụng đất loại đất này.

Tình trạng bỏ hoang ruộng một phần là do ruộng xấu hiệu quả canh tác không cao, một phần cũng là do manh mún khó canh tác, để khắc phục tình trạng

này cần tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại vùng sản xuất, mạnh dạn cho các hộ tự nhận chân ruộng xấu, trũng khó canh tác để chuyên đổi sang hình thức kinh tế hộ gia đình.

Bên canh việc dồn điền đổi thửa cần kiên cố hóa kênh mương tập trung tu sửa và kiên cố hóa hệ thống kênh mương, xây dựng thêm trạm bơm, để bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất canh tác nông nghiệp. Tiếp tục nâng cấp và đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Kiên cố đê, kè đảm bảo sản xuất, phòng chống lũ lụt và thực hiện các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất đặc biệt là hệ thống kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng cho các vùng chuyển đổi sang trồng rau sạch, nuôi trồng thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, buổi nói chuyện chuyên đề về nông nghiệp để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để bà con nông dân nâng cao trình độ hiểu biết về nông nghiệp bỏ kiểu sản xuất theo lối mòn, truyền đời thiếu hiệu quả.

Phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường đại học và lựa chọn các giống cây trồng có chất lượng cao, có năng suất, thích hợp với điều kiện sinh thái của thành phố Tam Điệp để đưa vào sản xuất.

Cần ưu tiên bà con nông dân trong việc vay vốn ngân hàng để bà con mạnh dạn đầu từ vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hộ nghèo.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn để tìm đâu ra sản phẩm cho bà con nông dân.

* Giải pháp phát triển sản xuất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các kiểu sử dụng đất trên 3 tiểu vùng trên địa bàn thành phố Tam Điệp cho thấy:

- Hầu hết các kiểu sử dụng đất ở cả 3 tiểu vùng đều cho hiệu quả môi trường ở mức cao và hiệu quả xã hội đạt mức trung bình trở lên vì vậy giải pháp chủ yếu là nâng cao hiệu quả kinh tế với những giải pháp:

+ Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa thêm nhiều cây trồng mới vào vụ đông như rau các loại, dưa chuột, khoai sọ, bí đỏ, cà chua….. các loại rau sạch, tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

+ Chuyển vùng đất cao chuyên lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 2 vụ màu, đặc biệt là trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao (lạc, rau màu, đậu).

+ Đưa các giống lúa có chất lượng cao vào gieo cấy (LT2, LT3, Thiên Hương, Bắc thơm…) trên các chân đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa - 2 vụ màu. + Chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất theo phương thức lúa - cá, V.A.C, đặc biệt cần phát triển mạnh ở một số nơi tại các xã Yên Sơn, phường Yên Bình, phường Tân Bình,...

+ Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.

+ Đưa các giống ngô, đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

Cụ thể cho từng tiểu vùng:

Tiểu vùng 1: Phát huy thế mạnh của vùng là LUT nuôi trồng thủy sản và LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu. Đối với LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu thì phát triển cây vụ đông là việc quan trọng nhất vì đối với cây lúa thì người dân đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, còn cây vụ đông trên địa bàn mức độ thâm canh chưa cao.

Trong giai đoạn tới cần vận động và hỗ trợ người dân có ruộng tại các xứ đồng phát triển cây vụ đông thực hiện dồn điền, đổi thửa, tạo thành những thửa ruộng có diện tích lớn, thuận lợi cho việc canh tác và chăm sóc cũng như quy hoạch phát triển vùng. Đưa các giống mới có chất lượng cao vào sản xuất. Hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất cây vụ đông. Các loại cây trồng cần hạn chế và thay thế là sắn, mía vì các cây trồng này đem lại giá trị kinh tế thấp.

Tiểu vùng 2: Phát triển LUT nuôi trồng thủy sản và LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, LUT cây ăn quả.

- Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, mô hình thí điểm với các giống cây rau mới, có năng xuất cao và khả năng kháng sâu bệnh tốt, mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Hàng năm mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản các loại cây rau, chè, dứa, nuôi cá.

- Hỗ trợ tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm rau, chè, dứa, cá của địa phương: tham gia và tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp nhất là cây dứa với thương hiệu dứa Đồng Giao.

- Hỗ trợ một phần chi phí về giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các kiểu sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình/ kiểu sử dụng đất có hiệu quả, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Tương tự như tiểu vùng 1 Các loại cây trồng cần hạn chế và thay thế là sắn, mía vì các cây trồng này đem lại giá trị kinh tế thấp.

Tiểu vùng 3: Thế mạnh của vùng là phát triển LUT cây ăn quả với cây chủ lực là cây dứa, nuôi trồng thủy sản.

- Hàng năm mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản dứa. - Hỗ trợ tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm dứa Đồng Giao của địa phương: tham gia và tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp.

- Hỗ trợ một phần chi phí về giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các kiểu sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình/ kiểu sử dụng đất có hiệu quả, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Các loại cây trồng cần hạn chế và thay thế là ngô hè thu, sắn, mía vì các cây trồng này đem lại giá trị kinh tế thấp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Tam Điệp là thành phố công nghiệp nằm ở phía tây nam của tỉnh Ninh Bình, thuộc vùng bán sơn địa, địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thành phố Tam Điệp có 6 phường và 3 xã; diện tích tự nhiên là 10.497,9 ha. Tam Điệp có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch. Tuy nhiên, đất đai và khí hậu phân hoá theo mùa, là địa bàn có hệ thống sông, suối có độ dốc lớn nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

2. Diện tích đất nông nghiệp là 7.193,20ha chiếm 68,52 % tổng diện tích tự nhiên của thành phố Tam Điệp. Địa hình cao thấp khác nhau nên hệ thống cây trồng tương đối phong phú và đa dạng. Hiện nay toàn thành phố có 8 loại sử dụng đất nông nghiệp với 17 kiểu sử dụng đất phân bố trên 3 tiểu vùng sinh thái. Mỗi vùng có các kiểu sử dụng đất khác nhau trong từng loại sử dụng đất, cụ thể: tiểu vùng 1 có 13 kiểu sử dụng đất, tiểu vùng 2 có 16 kiểu sử dụng đất và tiểu vùng 3 có 9 kiểu sử dụng đất.

3. Hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất: Về hiệu quả kinh tế:

Tiểu vùng 1: Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao chủ yếu là ở các LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, LUT nuôi trồng thủy sản.

Tiểu vùng 2: Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao chủ yếu là ở các LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, LUT nuôi trồng thủy sản.

Tiểu vùng 3: LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Về hiệu quả xã hội:

Tiểu vùng 1: LUT nuôi trồng thủy sản và kiểu sử dụng đất lúa xuân – lạc – su hào ở trong LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu thu hút được nhiều công lao động nhất và cho hiệu quả xã hội cao nhất.

Tiểu vùng 2: LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội cao nhất. Tiểu vùng 3: LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hiệu quả môi trường: Hầu hết các LUT ở cả 3 tiểu vùng đều cho hiệu quả môi trường cao và bền vững.

4. Từ kết quả điều tra hộ nông dân và phương hướng phát triển của thành phố đến năm 2016, chúng tôi đề xuất các kiểu sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao như sau:

Tiểu vùng 1: Thế mạnh là LUT nuôi trông thủy sản và LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, trong đó thứ tự ưu tiên các LUT như sau: Nuôi trông thủy sản (1); 1 vụ lúa – 2 vụ màu (2); 1 vụ lúa – 1 vụ màu (3); Chuyên màu (4); Chuyên lúa (5); Cây công nghiệp (6).

Tiểu vùng 2: Ưu tiên phát triển LUT nuôi trông thủy sản, LUT 1 vụ lúa – 2 vụ màu, LUT cây ăn quả thứ tự ưu tiên phát triển các LUT: Nuôi trông thủy sản (1); 1 vụ lúa – 2 vụ màu (2); Cây ăn quả (3); 1 vụ lúa – 1 vụ màu (4); Cây lâm nghiệp (5); Chuyên màu (6); Chuyên lúa (7); cây công nghiệp (8).

Tiểu vùng 3: Phát huy thế mạnh với LUT nuôi trông thủy sản, LUT cây ăn quả thứ tự ưu tiên phát triển các LUT: nuôi trông thủy sản (1); Cây ăn quả (2); Cây lâm nghiệp (3); Chuyên màu (4); cây công nghiệp (5).

5. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố Tam Điệp cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các LUT hiện có đồng thời giảm diện tích các kiểu sử dụng đất kém hiệu quả, mở rộng diện tích các kiểu sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 92)