Chất lượng quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 85)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả

4.3.1. Chất lượng quy hoạch

Chất lượng của bản quy hoạch phát triển cây ăn quả là yếu tố quyết định sự thành công của việc thực hiện quy hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong vùng phát triển cây ăn quả. Đánh giá về chất lượng quy hoạch, cán bộ các cấp huyện Lục Ngạn và các cán bộ kỹ thuật đã trả lời phỏng vấn cho kết quả như sau:

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về chất lượng quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp Căn cứ khoa học 100 - -

Phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của huyện 100 - - Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của qui hoạch có tính khả thi 50,00 33,33 16,67 Thống nhất các quy hoạch khác như: giao thông, sản

xuất,.v.v..

66,66 16,67 16,67 Phù hợp với điều kiện, tiềm năng của huyện 66,66 33,37 -

Phù hợp với xu thế thị trường 83,33 16,67 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Theo bảng 4.17 cho thấy 100% cán bộ đánh giá căn cứ của quy hoạch là khoa học và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch, có 50% đánh giá là khả thi, 33,33% cán bộ đánh giá là bình thường và 16,67% đánh giá là chưa phù hợp. Về nội dung thống nhất các quy hoạch khác nhau như giao thông, sản

xuất, có 66,66% cán bộ đánh giá là phù hợp, còn tới 16,67% cán bộ đánh giá là chưa phù hợp. Có 66,66% cán bộ đánh giá quy hoạch là phù hợp với điều kiện, tiềm năng của vùng, còn lại 33,37% là chưa phù hợp. Riêng với đánh giá phù hợp với xu thế thị trường có 83,33% số cán bộ đánh giá là phù hợp, còn lại đánh giá là bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 85)