Định hướng và mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 92)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Giải pháp thực hiện thành công quy hoạch phát triển cây ăn quả của huyện

4.4.2. Định hướng và mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Quy hoạch phát triển CAQ phù hợp 16 17,78

2. Cung ứng đầu vào trong sản xuất 18 20,00

3. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 24 26,67

4. Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, tiến bộ KHKT 32 35,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

4.4.2. Định hướng và mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn huyện Lục Ngạn

Định hướng phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn đến năm 2020 là phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh vùng cây ăn quả tập trung, phấn đấu xây dựng huyện Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp Quốc gia.

Mục tiêu chung thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn đến năm 2020 là phát triển bền vững cây ăn quả gắn với chế biến, tiêu thụ quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng cả về sản lượng và chất lượng quả, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập và việc làm cho người dân địa phương.

Trong thời gian tới huyện Lục Ngạn đề ra những mục tiêu cấp thiết nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển cây ăn quả gồm những mục tiêu chính sau:

(1) Tổng diện tích cây ăn quả hàng hóa chủ lực toàn huyện đạt 23,8 nghìn ha, sản lượng quả các loại đạt 214,75 nghìn tấn năm 2020.

(2) Diện tích mở mới đến năm 2020 khoảng 3,2 nghìn ha, diện tích đất cây ăn quả chuyển đổi nội bộ trong kỳ quy hoạch là trên 3,2 nghìn ha.

quân 8,2%/năm.

(4) Cơ cấu GTSX đến năm 2020: vải giảm xuống còn khoảng 70%, cam có xu hướng tăng mạnh đạt 15%, bưởi tăng lên đạt 8%, nhãn đạt 4,5%, cây ăn quả khác giảm xuống còn 2,5% cơ cấu giá trị sản xuất quả.

Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020, phấn đấu trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm, tác giả đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu trong bảng 4.18 dưới đây:

Quy hoạch diện tích vải toàn huyện đến năm 2020 là 16.290 ha, tăng hơn so với năm 2016 là 47 ha. Diện tích vải tăng là do trồng thêm vải theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Điều chỉnh tăng diện tích ở các xã trong vùng trọng điểm như: xã Quý Sơn tăng thêm 7ha, xã Tân Lập 5ha, xã Hồng Giang 5 ha,.v.v... Trong giai đoạn này tiến hành thâm canh, cải tạo thay thế diện tích vải già cỗi đồng thời ứng dụng KHKT, công nghệ cao vào trồng, chăm sóc sẽ làm tăng năng suất và sản lượng vải của toàn huyện. Dự kiến sản lượng vải trung bình toàn huyện sẽ đạt khoảng 140.000 tấn năm 2020.

Bảng 4.22. Mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2020 của huyện Lục Ngạn

TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2020 (Điều chỉnh) So sánh % 2020/2015 I Vải 1 Diện tích ha 16.243,00 16.290,00 100,29 2 Diện tích cho sản phẩm ha 15.606,00 16.150,00 103,49

3 Năng suất tạ/ha 60,94 86,69 142,24

4 Sản lượng tấn 95.110,00 140.000,00 147,20

II Nhãn

1 Diện tích ha 1.186,00 1.700,00 143,34

2 Diện tích cho sản phẩm ha 781,00 1.450,00 185,66

3 Năng suất tạ/ha 107,04 108,34 101,22

4 Sản lượng tấn 8.360,00 15.710,00 187,92

III Cam

IV Diện tích ha 2.136,00 2.200,00 103,00

2 Diện tích cho sản phẩm ha 1.258,00 1.400,00 111,29

82

4 Sản lượng tấn 9.789,00 18.261,00 186,55

V Bưởi

1 Diện tích ha 1.294,00 1.900,00 146,83

2 Diện tích cho sản phẩm ha 612,00 1.850,00 302,29

3 Năng suất tạ/ha 95,50 105,49 110,46

4 Sản lượng tấn 5.842,00 20.570,00 352,11

VI Táo

1 Diện tích ha 237,00 550,00 232,07

2 Diện tích cho sản phẩm ha 145,00 525,00 362,07

3 Năng suất tạ/ha 138,00 148,57 107,66

4 Sản lượng tấn 2.001,00 7.800,00 389,81

VII Cây ăn quả khác

1 Diện tích ha 1.070,00 1.180,00 110,28

2 Diện tích cho sản phẩm ha 970,00 1.180,00 121,65

3 Năng suất tạ/ha 93,00 108,90 117,10

4 Sản lượng tấn 9.021,00 12.850,00 142,45

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả (2016) Điều chỉnh đến năm 2020, toàn huyện có 1.700 ha nhãn tăng 514 ha, diện tích cho sản phẩm chiếm 97% diện tích. Diện tích tăng thêm chủ yếu được chuyển từ đất cây ăn quả khác và một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Quý Sơn, Biên Sơn, Thanh Hải,…. Việc sử dụng các giống mới có tiềm năng năng suất, chất lượng quả tốt, rải vụ vào sản xuất đồng thời tiến hành tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh sẽ làm tăng năng suất cây nhãn. Dự kiến sản lựng đạt 15.710 tấn vào năm 2020.

Xu hướng trong giai đoạn tới, diện tích cam trên địa bàn huyện sẽ phát triển nhanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh và thâm canh cao. Dự kiến diện tích cam toàn huyện đạt 2.200 ha vào năm 2020 tăng 64 ha so với năm 2016. Cam Đường canh và cam Vinh dự kiến sẽ là những giống chủ lực chiếm phần lớn trong tổng diện tích cam toàn huyện. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh và thâm canh trong giai đoạn này sẽ làm tăng năng suất, sản lượng cam bình quân của huyện. Dự kiến sản lượng cam toàn huyện sẽ đạt hơn 18 nghìn tấn vào năm 2020.

Dự kiến diện tích táo toàn huyện đến năm 2020 đạt 550 ha, tăng so với năm 2016 là 313 ha, diện tích tăng thêm chủ yếu ở các xã Phì Điền, Phượng Sơn, Giáp Sơn, Thanh Hải, Biển Động, Đồng Cốc,…, diện tích tăng thêm được chuyển từ đất lúa kém hiệu quả. Năng suất bình quân toàn huyện dự kiến đạt 148,57 tạ/ha, sản lượng dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 7.800 tấn.

Đối với cây ăn quả khác mục tiêu đến năm 2020 diện toàn huyện đạt 1.180 ha tăng so với năm 2016 là 110 ha. Năng suất dự kiến đạt 108,9 tạ/ha , sản lượng dự kiến sẽ đạt 12.850 tấn vào năm 2020.

Mục tiêu vào năm 2020 diện tích bưởi toàn huyện là 1.900 ha tăng 606 ha so với năm 2016, diện tích tăng thêm chủ yếu trên địa bàn các xã Kiên Thành, Quý Sơn, Phượng Sơn, Nam Dương, Thanh Hải, Trù Hựu, Biên Sơn, Mỹ An,… Diện tích tăng thêm chủ yếu được chuyển từ diện tích đất trồng cây ăn quả khác như vải, hồng, na,…, đất lúa màu kém hiệu quả và một phần diện tích đất đồi. Diện tích bưởi cho sản phẩm đạt 1.850 ha (chiếm hơn 97% diện tích bưởi toàn huyện). Tiến hành sử dụng các giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thâm canh cây bưởi sẽ làm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm và cùng với đó sản lượng bưởi sẽ tăng mạnh. Dự kiến sản lượng bưởi năm 2020 đạt 20.570 tấn.

Phát triển cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn những năm qua có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, chính những khó khăn này đã làm cho việc sản xuất cây ăn quả chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự trở thành vùng sản xuất cây ăn quả trọng điển của Quốc gia. Thông qua nghiên cứu thực trạng sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ở địa phương những năm qua chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quả ở địa phương.

4.4.3. Giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn

4.4.3.1. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sản xuất cây ăn quả an toàn

Cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn VietGap, GlobalGap. Đặc biệt là đưa các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất là một giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu quy hoạch đề ra. Những biện

84

pháp cụ thể để đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới như:

- Chọn tạo, phát triển sản xuất các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận, có giá trị hàng hóa cao và phù hợp với điều kiện của Lục Ngạn.

- Đẩy mạnh các công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất giống cây trồng như công nghệ ghép “Vi ghép đỉnh sinh trưởng”, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cây ăn quả sạch bệnh, các giống bưởi, cam không hạt và ít hạt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong sản xuất.

- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học và tham gia các dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật của các tổ chức, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo ra những mô hình sản xuất để rút kinh nghiệm từng bước mở rộng ra diện rộng.

- Xây dựng chương trình tập huấn cho nông dân kiến thức về canh tác cây ăn quả, quả an toàn. Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn, công tác tập huấn đóng vai trò rất quan trọng. Đảm bảo 100% cán bộ khuyến nông (cấp xã, huyện), 100% hộ nông dân sản xuất quả an toàn phải được phổ biến, tập huấn tài liệu, quy trình sản xuất.

4.4.3.2. Về cơ chế chính sách

Đề xuất chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả. Cụ thể hóa thông tư số 42/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHDT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư vào các hạng mục chính như:

- Đầu tư khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, nước, không khí xác định vùng sản xuất quả an toàn.

- Xây dựng hệ thống điện lưới, thủy lợi, đường giao thông, nhà xưởng và thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp và phòng chống ô nhiễm môi trường.

Thực hiện tốt Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp trong đầu tư, xây dựng

và cải tạo vùng sản xuất quả an toàn tập trung.

Đề xuất chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm quả. Hàng năm cần dành nguồn ngân sách tiến hành các hội nghị xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Cần đề xuất chính sách về đất đai như khuyến khích và tổ chức chỉ đạo, tuyên truyền, động viên các hộ thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa, thuê đất, góp đất để có điều kiện tích tụ ruông đất xây dựng các vùng sản xuất quả an toàn. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây ăn quả có hiệu quả hơn gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Cần có chính sách khuyển khích, hỗ trợ và tạo điều kiện chuyển đổi mục đich sử dụng đất.

Đề xuất chính sách về tín dụng. Cần tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi với thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất cây ăn quả. Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ cao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia vào công tác sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ quả, quả an toàn.

Thực hiện tốt Nghị định 55/2015/CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ người sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm quả của huyện nói riêng.

4.4.3.3. Tăng cường năng lực chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, công nghệ cao vào chế biến, bảo quản sản phẩm quả sau thu hoạch, đưa vào áp dụng ở quy mô, công suất lớn như các công nghệ: Công nghệ bảo quản nhiệt lạnh; Công nghệ sấy khô (áp dụng đối với vải thiều); Công nghệ bảo quản theo công nghệ sinh học, sử dụng màng sinh học MAP (bao bì thông minh); công nghệ bảo quản bằng chiếu xạ tia GAMMA, công nghệ này được ứng dụng để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của các thị trường khó tính như Mỹ, EU,.v.v..

Thị trường nội địa: cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ nông sản Phía Nam tham gia vào công tác cung ứng, phân phối sản phẩm quả cho các đầu mối ở các tỉnh

86

(thành) Miền Trung, Miền Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường xuất khẩu: vẫn tập trung vào các thị trường đã có sẵn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia,.v.v. , tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm để phát triển ra các thị trường mới.

Xây dựng Website giới thiệu về sản phẩm quả, quả an toàn gắn với các tiểu vùng du lịch sinh thái của huyện. Thường xuyên cập nhật các thông tin về sản xuất và tiêu thụ quả trên địa bàn huyện cũng như các thông tin thị trường, các mô hình tiên tiến,.. Tiếp tục xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm quả chủ lực (cải, cam, bưởi,…) của huyện nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả. Quy hoạch phát triển cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn là một quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế cho các hộ dân trồng cây ăn quả tại đây.

Thứ hai, qua nghiên cứu hiện trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn tác giả đánh giá được thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Hầu hết các nội dung quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả đã được ban thực hiện quy hoạch chi tiết hóa thành các chỉ tiêu cụ thể và có giám sát theo dõi để đánh giá qua các năm. 100% các xã có Nghị quyết thực hiện và 96,7% số xã trên địa bàn huyện thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch.

Công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện quy hoạch và chuyển đổi ruộng đất để mở rộng quy mô diện tích có nhiều chuyển biến tích cực. Có 19/30 xã chuyển đổi đất để trồng cây ăn quả với diện tích 1.635,5 ha. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông nội đồng và thủy lợi đã đạt mục tiêu đề ra. Thực tế đã tu sửa và nâng cấp 39,5 km giao thông nội đồng trong vùng, làm mới 5 km giao thông nội đồng, làm mới 16,8 km kênh tưới (đạt tỷ lệ 27% so với kế hoạch đề ra là làm mới 61,51km kênh tưới) và nâng cấp 5,8 km kênh tưới, tiêu. Xây dựng 15 nhà sơ chế trên phạm vi 15 xã, 24/33 điểm tập kết đạt 72,72%.

Từ năm 2015- 2016, huyện Lục Ngạn đã tập trung vào phát triển cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 92)