Số lao động bình quân của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 88)

ĐVT: Người Chỉ tiêu Trung bình Tân Lập Kim Sơn Quý Sơn 1. Tổng số lao động trong độ tuổi của hộ 2,68 2,93 2,43 2,67

2. Tổng số lao động thuê thường xuyên - - - -

3. Số lao động thuê thời vụ cao nhất 4,08 3,67 4,03 4,53 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn, thời gian trước và sau thu hoạch vải thiều nguồn lao động dư thừa khá nhiều nên việc thuê lao động không khó khăn. Tuy nhiên, vào vụ thu hoạch vải, việc thuê lao động rất khó khăn. Nguyên nhân là do diện tích, sản lượng cây ăn quả (vải thiều) thu hoạch lớn, trong khi thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 1 tháng) dẫn đến thiếu lao động và mức thù lao trả cho lao động thuê ngoài khá cao (khoảng 130.000 – 220.000đ/người/ngày).

c. Vốn

Để đầu tư sản xuất CAQ, nhất là cây ăn quả chủ lực như vải, bưởi, nhãn, cam thì hộ phải có nguồn vốn lớn để đầu tư. Nhưng bù lại đồng vốn bỏ ra lại đem lại hiệu quả cao, giá trị gia tăng cao được thể hiện ở bảng 4.20.

Bảng 4.20. So sánh hiệu quả của chi phí sản xuất cây ăn quả và các kiểu sử dụng đất khác ở các hộ điều tra

STT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT HQ đồng vốn

Triệu đồng/ha (lần)

Loại hình chuyên lúa

1 LX - LM 40,83 15,44 25,39 1,64

Chuyên màu

2 Ngô - khoai lang 29,05 13,07 15,98 1,22

Cây ăn quả

3 Vải 81,37 29,85 51,52 1,73

4 Cam 75,36 24,92 50,44 2,02

5 Bưởi 72,41 22,73 49,68 2,19

6 Nhãn 49,06 18,06 31,00 1,72

7 Cây ăn quả khác 44,72 16,87 27,85 1,65

Rừng sản xuất

8 Keo (nguyên liệu) 9,84 2,98 6,86 2,30

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.20 ta thấy, hiệu quả của chi phí sản xuất CAQ (bình quân 1,86 lần) cao hơn so với hiệu quả chi phí sản xuất của lúa (1,64 lần), ngô – khoai lang (1,22 lần), nhưng lại thấp hơn so với hiệu quả của chi phí sản xuất keo (2,30 lần). Để chi phí cho 1 ha lúa mùa, lúa xuân cần 15,44 triệu đồng/ha, ngô – khoai lang cần 13,07 triệu đồng/ha, nhưng với cây vải cần 29,85 triệu đồng/ha, cam là 24,92 triệu đồng/ha, bưởi là 22,73 triệu đồng/ha, nhãn là 18,06 triệu đồng/ha, cây ăn quả khác là 16,87 triệu đồng/ha.

d. Kỹ thuật và công nghệ

- Giống: CAQ của huyện Lục Ngạn hiện nay đang có sự bất ổn về cơ cấu diện tích các loại cây ăn quả, cơ cấu về chủng loại giống của cây ăn quả chủ lực, cụ thể, chủng loại giống của cây ăn quả chủ lực như vải thiều chưa hợp lý. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, trong tổng số 16.243 ha vải thiều chỉ có 1.750 ha vải chín sớm chiếm 10,77%, vải thiều chính vụ 14.543 ha chiếm 89,53%. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap 10.500 ha.

- Phân bón: Cây ăn quả của huyện Lục Ngạn phát triển với diện tích lớn, tốc độ nhanh, ngành chăn nuôi của huyện chưa phát triển tương xứng dẫn đến tình trạng không đáp ứng được đủ nguồn phân hữu cơ để bón cho cây ăn quả, người sản xuất vẫn phải chủ yếu dựa vào phân bón vô cơ.

78

- Bảo vệ thực vật: công tác bảo vệ thực vật là khâu rất quan trọng đối với cây ăn quả, trong quá trình sản xuất nhờ áp dụng tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap vào sản xuất nên người dân đã áp dụng nhiều loại chế phẩm sinh học vào quá trình sản xuất, tuy nhiên vần còn một số hộ vì lợi ích trước mắt, thiếu trách nhiệm với cộng đồng nên vẫn tùy tiện dùng thuốc BVTV.

Với thực trạng chăm sóc CAQ tại địa phương hiện nay. Muốn đạt được năng suất, chất lượng cần phải đầu tư thêm về phân bón, thuốc BVTV cho CAQ. Sâu bệnh ngày càng có xu hướng đề kháng với thuốc BVTV, độ màu mỡ của đất ngày một suy giảm, điều này đã và đang làm ảnh hưởng đến hóa tính, lý tính của đất, làm chi phí đầu tư cho CAQ ngày càng cao.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn: Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây ăn quả được chính quyền, các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Huyện Lục Ngạn đã tổ chức được 107 lớp tập huấn cho nông dân kiến thức về canh tác cây ăn quả với 5.390 lượt người tham dự, trong đó có 98 lớp tập huấn sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và đã cấp phát 2.400 bộ tài liệu quy trình VietGap cho nhân dân không tham dự lớp tập huấn. UBND huyện đã phê duyệt 5 mô hình (Quýt Đường, Cam V2, Bưởi Hoàng, Bưởi Đào Đường, Gà Nòi chân vàng); xây dựng mô hình sản xuất vải thiều GlobalGap với diện tích 6 ha tại xã Hồng Giang.; lăp đặt xong mô hình thử nghiệm cho cam canh với diện tích 1,5 ha tại xã Hồng Giang theo công nghệ Israel. Huyện cũng đã triển khai chương trình hỗ trợ giống cây ăn quả các loại như : Táo, Cam đường canh, cam Vinh, Bưởi diễn, Nhãn Miền Thiết cho 30 xã, thị trấn với tổng lượng cây là 7.695 cây.

4.3.4. Sự ảnh hưởng của cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách có tác động rất lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của mọi ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả an toàn, cũng nằm trong sự tác động đó, trong giai đoạn đầu việc đưa các giống cây có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn về địa hình, nước tưới, và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, kiểm soát chất lượng,.v.v.. Xác định được các vấn đề khó khăn của nông dân, huyện đang thực hiện các chính sách hỗ trợ sau:

vay vốn ưu đãi, hỗ trợ 100 % kinh phí khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật, bồi dưỡng kỹ năng xúc tiến thương mại, nghiệp vụ xuất khẩu cho doanh nghiệp và người sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện lưới, thủy lợi, đường giao thông, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp (trung tâm sản xuất giống, trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật) và phòng chống ô nhiễm môi trường,.v.v.. Các chính sách trên đã tác động tích cực đến sự hưởng ứng của người dân mở rộng diện tích theo quy hoạch, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng đối với phát triển cây ăn quả.

Nhìn chung việc thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra,các phương án thực hiện quy hoạch và các giải pháp thực hiện tương đối tốt. Trong thời gian tiếp theo của quy hoạch, để thực hiện tốt hơn nữa quy hoạch phát triển cây ăn quả tác giả có đề xuất một số giải pháp thực hiện để quy hoạch phát triển cây ăn quả được thành công hơn nữa.

4.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THÀNH CÔNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CỦA HUYỆN LỤC NGẠN TRONG THỜI GIAN TỚI CÂY ĂN QUẢ CỦA HUYỆN LỤC NGẠN TRONG THỜI GIAN TỚI

4.4.1. Quan điểm về thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn Ngạn

Cây ăn quả là cây trồng chính, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa trên cơ sở tập trung, chuyên canh, an toàn, phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai, tập trung canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Thu nhập từ cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân của huyện góp phần tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Vì vậy, quan điểm về thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả của huyện Lục Ngạn trong thời gian tới là đảm bảo phát triển bền vững, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị gia tăng trên đơn vị đất canh tác tiến tới sản xuất cây ăn quả bền vững theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của huyện.

Để có cái nhìn toàn diện hơn khi đưa ra các kiến nghị, giải pháp tiếp theo để thực hiện thành công quy hoạch sau nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích ý kiến quan tâm của các hộ nông dân khi tham gia sản xuất cây ăn quả. Sau khi tổng hợp, chúng tôi có kết quả như sau:

80

Qua phân tích, tổng hợp bảng câu hỏi về sự quan tâm của người dân cho thấy cơ bản đã hài lòng về quy hoạch phân vùng sản xuất trên địa bàn với 17,78% hộ quan tâm. Một số nội dung chủ yếu người sản xuất quan tâm là: 35,56% số người được hỏi mong muốn được hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, tiếp cận với tiến bộ KHKT; 26,67% yêu cầu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; 20% có nhu cầu được hỗ trợ cung ứng đầu vào trong sản xuất.

Bảng 4.21. Mức độ ưu tiên về quan tâm của nông dân được điều tra trong quá trình phát triển cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Quy hoạch phát triển CAQ phù hợp 16 17,78

2. Cung ứng đầu vào trong sản xuất 18 20,00

3. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 24 26,67

4. Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, tiến bộ KHKT 32 35,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

4.4.2. Định hướng và mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn huyện Lục Ngạn

Định hướng phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn đến năm 2020 là phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh vùng cây ăn quả tập trung, phấn đấu xây dựng huyện Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp Quốc gia.

Mục tiêu chung thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn đến năm 2020 là phát triển bền vững cây ăn quả gắn với chế biến, tiêu thụ quả trong sản xuất nông nghiệp, tăng cả về sản lượng và chất lượng quả, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập và việc làm cho người dân địa phương.

Trong thời gian tới huyện Lục Ngạn đề ra những mục tiêu cấp thiết nhằm thực hiện tốt quy hoạch phát triển cây ăn quả gồm những mục tiêu chính sau:

(1) Tổng diện tích cây ăn quả hàng hóa chủ lực toàn huyện đạt 23,8 nghìn ha, sản lượng quả các loại đạt 214,75 nghìn tấn năm 2020.

(2) Diện tích mở mới đến năm 2020 khoảng 3,2 nghìn ha, diện tích đất cây ăn quả chuyển đổi nội bộ trong kỳ quy hoạch là trên 3,2 nghìn ha.

quân 8,2%/năm.

(4) Cơ cấu GTSX đến năm 2020: vải giảm xuống còn khoảng 70%, cam có xu hướng tăng mạnh đạt 15%, bưởi tăng lên đạt 8%, nhãn đạt 4,5%, cây ăn quả khác giảm xuống còn 2,5% cơ cấu giá trị sản xuất quả.

Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020, phấn đấu trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm, tác giả đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu trong bảng 4.18 dưới đây:

Quy hoạch diện tích vải toàn huyện đến năm 2020 là 16.290 ha, tăng hơn so với năm 2016 là 47 ha. Diện tích vải tăng là do trồng thêm vải theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Điều chỉnh tăng diện tích ở các xã trong vùng trọng điểm như: xã Quý Sơn tăng thêm 7ha, xã Tân Lập 5ha, xã Hồng Giang 5 ha,.v.v... Trong giai đoạn này tiến hành thâm canh, cải tạo thay thế diện tích vải già cỗi đồng thời ứng dụng KHKT, công nghệ cao vào trồng, chăm sóc sẽ làm tăng năng suất và sản lượng vải của toàn huyện. Dự kiến sản lượng vải trung bình toàn huyện sẽ đạt khoảng 140.000 tấn năm 2020.

Bảng 4.22. Mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2020 của huyện Lục Ngạn

TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2020 (Điều chỉnh) So sánh % 2020/2015 I Vải 1 Diện tích ha 16.243,00 16.290,00 100,29 2 Diện tích cho sản phẩm ha 15.606,00 16.150,00 103,49

3 Năng suất tạ/ha 60,94 86,69 142,24

4 Sản lượng tấn 95.110,00 140.000,00 147,20

II Nhãn

1 Diện tích ha 1.186,00 1.700,00 143,34

2 Diện tích cho sản phẩm ha 781,00 1.450,00 185,66

3 Năng suất tạ/ha 107,04 108,34 101,22

4 Sản lượng tấn 8.360,00 15.710,00 187,92

III Cam

IV Diện tích ha 2.136,00 2.200,00 103,00

2 Diện tích cho sản phẩm ha 1.258,00 1.400,00 111,29

82

4 Sản lượng tấn 9.789,00 18.261,00 186,55

V Bưởi

1 Diện tích ha 1.294,00 1.900,00 146,83

2 Diện tích cho sản phẩm ha 612,00 1.850,00 302,29

3 Năng suất tạ/ha 95,50 105,49 110,46

4 Sản lượng tấn 5.842,00 20.570,00 352,11

VI Táo

1 Diện tích ha 237,00 550,00 232,07

2 Diện tích cho sản phẩm ha 145,00 525,00 362,07

3 Năng suất tạ/ha 138,00 148,57 107,66

4 Sản lượng tấn 2.001,00 7.800,00 389,81

VII Cây ăn quả khác

1 Diện tích ha 1.070,00 1.180,00 110,28

2 Diện tích cho sản phẩm ha 970,00 1.180,00 121,65

3 Năng suất tạ/ha 93,00 108,90 117,10

4 Sản lượng tấn 9.021,00 12.850,00 142,45

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả (2016) Điều chỉnh đến năm 2020, toàn huyện có 1.700 ha nhãn tăng 514 ha, diện tích cho sản phẩm chiếm 97% diện tích. Diện tích tăng thêm chủ yếu được chuyển từ đất cây ăn quả khác và một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Quý Sơn, Biên Sơn, Thanh Hải,…. Việc sử dụng các giống mới có tiềm năng năng suất, chất lượng quả tốt, rải vụ vào sản xuất đồng thời tiến hành tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh sẽ làm tăng năng suất cây nhãn. Dự kiến sản lựng đạt 15.710 tấn vào năm 2020.

Xu hướng trong giai đoạn tới, diện tích cam trên địa bàn huyện sẽ phát triển nhanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh và thâm canh cao. Dự kiến diện tích cam toàn huyện đạt 2.200 ha vào năm 2020 tăng 64 ha so với năm 2016. Cam Đường canh và cam Vinh dự kiến sẽ là những giống chủ lực chiếm phần lớn trong tổng diện tích cam toàn huyện. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh và thâm canh trong giai đoạn này sẽ làm tăng năng suất, sản lượng cam bình quân của huyện. Dự kiến sản lượng cam toàn huyện sẽ đạt hơn 18 nghìn tấn vào năm 2020.

Dự kiến diện tích táo toàn huyện đến năm 2020 đạt 550 ha, tăng so với năm 2016 là 313 ha, diện tích tăng thêm chủ yếu ở các xã Phì Điền, Phượng Sơn, Giáp Sơn, Thanh Hải, Biển Động, Đồng Cốc,…, diện tích tăng thêm được chuyển từ đất lúa kém hiệu quả. Năng suất bình quân toàn huyện dự kiến đạt 148,57 tạ/ha, sản lượng dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 7.800 tấn.

Đối với cây ăn quả khác mục tiêu đến năm 2020 diện toàn huyện đạt 1.180 ha tăng so với năm 2016 là 110 ha. Năng suất dự kiến đạt 108,9 tạ/ha , sản lượng dự kiến sẽ đạt 12.850 tấn vào năm 2020.

Mục tiêu vào năm 2020 diện tích bưởi toàn huyện là 1.900 ha tăng 606 ha so với năm 2016, diện tích tăng thêm chủ yếu trên địa bàn các xã Kiên Thành, Quý Sơn, Phượng Sơn, Nam Dương, Thanh Hải, Trù Hựu, Biên Sơn, Mỹ An,… Diện tích tăng thêm chủ yếu được chuyển từ diện tích đất trồng cây ăn quả khác như vải, hồng, na,…, đất lúa màu kém hiệu quả và một phần diện tích đất đồi. Diện tích bưởi cho sản phẩm đạt 1.850 ha (chiếm hơn 97% diện tích bưởi toàn huyện). Tiến hành sử dụng các giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thâm canh cây bưởi sẽ làm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm và cùng với đó sản lượng bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 88)