Thu nhập bình quân của hộ/năm trước và sau quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 87)

Đơn vị tính: 1.000 đồng Xã điều tra Trước QH (2014) (1.000 đ) Sau QH (2016) (1.000 đ) So sánh 2016/2014 (%) Tân Lập 173.733 231.333 133,15 Kim Sơn 165.167 181.833 110,09 Quý Sơn 220.666 288.500 130,74

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2016)

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ HUYỆN LỤC NGẠN TRIỂN CÂY ĂN QUẢ HUYỆN LỤC NGẠN

4.3.1. Chất lượng quy hoạch

Chất lượng của bản quy hoạch phát triển cây ăn quả là yếu tố quyết định sự thành công của việc thực hiện quy hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong vùng phát triển cây ăn quả. Đánh giá về chất lượng quy hoạch, cán bộ các cấp huyện Lục Ngạn và các cán bộ kỹ thuật đã trả lời phỏng vấn cho kết quả như sau:

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về chất lượng quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả huyện Lục Ngạn

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp Căn cứ khoa học 100 - -

Phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của huyện 100 - - Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của qui hoạch có tính khả thi 50,00 33,33 16,67 Thống nhất các quy hoạch khác như: giao thông, sản

xuất,.v.v..

66,66 16,67 16,67 Phù hợp với điều kiện, tiềm năng của huyện 66,66 33,37 -

Phù hợp với xu thế thị trường 83,33 16,67 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Theo bảng 4.17 cho thấy 100% cán bộ đánh giá căn cứ của quy hoạch là khoa học và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch, có 50% đánh giá là khả thi, 33,33% cán bộ đánh giá là bình thường và 16,67% đánh giá là chưa phù hợp. Về nội dung thống nhất các quy hoạch khác nhau như giao thông, sản

xuất, có 66,66% cán bộ đánh giá là phù hợp, còn tới 16,67% cán bộ đánh giá là chưa phù hợp. Có 66,66% cán bộ đánh giá quy hoạch là phù hợp với điều kiện, tiềm năng của vùng, còn lại 33,37% là chưa phù hợp. Riêng với đánh giá phù hợp với xu thế thị trường có 83,33% số cán bộ đánh giá là phù hợp, còn lại đánh giá là bình thường.

4.3.2. Năng lực các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch

Năng lực cán bộ lập kế hoạch là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quy hoạch có phù hợp và mang tính thực tiễn. Vị trí này cần có am hiểu về công tác quy hoạch, có cái nhìn tổng thể về vấn đề lập quy hoạch phát triển cây ăn quả, nắm chắc chuyên môn và biết phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan.

Tại huyện Lục Ngạn, trên căn cứ chỉ đạo về quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang, cán bộ thực hiện quy hoạch đã lên kế hoạch chi tiết về các mục tiêu cần đạt được cho các xã để hoàn thành chỉ tiêu qua các năm. Mục tiêu được chỉ rõ cho từng xã, thị trấn về nội dung tuyên truyền, phổ biến triển khai hoạt động đến chi tiết các vùng quy hoạch, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất như thế nào và quy định quy trình sản xuất có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong cả quá trình cho ra sản phẩm. Đây cũng là yếu tố kết hợp tổng hợp các điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để giúp sản phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Việc chuyển hướng sang sản xuất theo hướng tập trung cây ăn quả chủ lực đã giúp người dân có hiệu quả kinh tế cao nhờ các giống cây ăn quả có chất lượng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Lục Ngạn là huyện trọng điểm sản xuất cây ăn quả của cả tỉnh, người dân địa phương trong huyện cần cù, sáng tạo trong sản xuất, luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi lĩnh vực, có bề dầy kinh nghiệm về sản xuất cây ăn quả. Với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện, Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp và PTNT về đầu từ kinh phí và kỹ thuật nhiều xã đã chuyển đổi hẳn một phần diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu sang sản xuất cây ăn quả chủ lực. Đến nay, Lục Ngạn là huyện có diện tích cây ăn quả khá lớn, đa dạng về chủng loại, quy mô đất cây ăn quả trên hộ khá cao và khá tập trung, trình độ thâm canh và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học mới và sản xuất của người dân trong những năm qua có tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là vấn đề chọn giống, cải tạo

74

giống, chăm bón, phòng trừ dịch bệnh, nên chất lượng sản phẩm quả ngày một cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị trường mới (Nhật, Mỹ, Úc, Châu Âu,.v.v...).

Người dân Lục Ngạn đã từng bước làm quen, và chuyển đổi sang sản xuất theo quy trình sản xuất cây ăn quả an toàn như đối với vải an toàn là cả 30 xã của huyện; cam an toàn có 13 xã như Đèo Gia, Tân Lập, Đồng Cốc, Quý Sơn,.v.v.; bưởi an toàn có 10 xã như Tân Lập, Giáp Sơn, Hồng Giang, Quý Sơn, .v.v.; nhãn an toàn có 3 xã là Giáp Sơn, Biên Sơn, Quý Sơn; táo an toàn có 3 xã là Giáp Sơn Phì Điền, Đồng Cốc. Với sự giúp đỡ của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đầu tư kinh phí và kỹ thuật, nhiều xã đã chuyển đổi một phần diện tích lúa, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả an toàn. Đây là một trong những bước chuyển đổi quan trọng trong sản xuất, nó đánh giá trình độ nhận thức, trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới của người dân Lục Ngạn là rất cao và đáng được nhân rộng ra trong địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh những mặt tích cực phân tích ở trên, chúng tôi còn thấy có một số hạn chế đó là sản xuất quả an toàn đòi hỏi cao về kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết về quy trình sản xuất; trong khi đó các giống mới liên tục được đưa vào trồng, đòi hỏi phải có sự thích nghi. Nhưng hiện nay cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế về trình độ, năng lực. Điều đó làm hạn chế rất nhiều trong công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho các hộ nông dân. Bên cạnh đó các hộ nông dân còn hạn chế trong tiếp thu các quy trình sản xuất mới, công nghệ mới, vẫn còn nhiều hộ dân chưa mạnh dạn ứng dụng, đầu tư thâm canh theo quy trình đã làm ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả bền vững ở huyện Lục Ngạn.

4.3.3. Nguồn lực phát triển cây ăn quả

a. Nguồn lực đất đai

Đất đã được giao cho người dân sử dụng lâu dài, người dân có quyền trong việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất theo quy định của luật đất đai. Việc thực hiện quy hoạch như đã phê duyệt chưa được chính quyền địa phương triển khai triệt để.

Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, cây vải là CAQ chủ lực của huyện, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Do vậy cây vải

được trồng một cách ồ ạt, bất chấp các yêu cầu về điều kiện: địa hình, nước tưới, kỹ thuật.v.v. Chính vì vậy đã nảy sinh những mâu thuẫn giữa các yếu tố: Diện tích, sản lượng, cơ cấu giống cây ăn quả trong quá trình sản xuất phát triển, làm cho CAQ trong giai đoạn này không mang lại hiệu quả ổn định về kinh tế cho người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 87)