Tổ chức phát triển quỹ đất ở việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34)

2.3.1. Tình hình thành lập và loại hình hoạt động

2.3.1.1. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh

Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31/12/2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại thì các Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến đầu tháng 4/2015, hiện cả nước đã có 62/63 tỉnh thành thành lập Tổ chức phát triển quỹ đấy cấp tỉnh (tỉnh Lào Cai chưa thành lập). Trong đó:

- Về cơ quan quản lý trực tiếp:

+ Có 8 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh;

+ Có 54 đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Tổ chức phát triển quỹ đất là một phòng thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất).

- Về loại hình hoạt động:

+ Có 13 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; + Có 49 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

2.3.1.2. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Huyện

Hiện nay, cả nước có 338/708 huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện (chiếm 48,56% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

- Về cơ quan quản lý:

Các đơn vị được thành lập đều trực thuộc UBND cấp huyện.

- Về loại hình hoạt động:

+ 114/337 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; + 223/337 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên; + 01/337 đơn vị được Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

2.3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

2.3.2.1. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh như sau:

- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: số dự án được giao thực hiện là 673 dự án, với diện tích là 14.769,09 ha; đã thực hiện hoàn thành được 490 dự án, với diện tích là 8.662,44 ha.

- Nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu tái định cư: số dự án được giao thực hiện là 72 dự án, với diện tích là 684,97 ha; đã thực hiện hoàn thành được 33 dự án, với diện tích là 225,55 ha.

- Nhiệm vụ quản lý quỹ đất: diện tích đất được giao quản lý là 7.910,7 ha. Trong đó: đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp cho các đối tượng sử dụng là 2.203,59 ha; thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư là 291,54 ha; thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng để bán đấu giá quyền sử dụng đất là 306,26 ha. - Nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất: diện tích đã thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất thành công là 250,20 ha, thu về cho ngân sách nhà nước được 4.502.450,43 triệu đồng (Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, 2012).

2.3.2.2. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Huyện

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện như sau:

- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: số dự án được giao thực hiện là 3.203 dự án, với diện tích là 71.377,51 ha; đã thực hiện hoàn thành được 1.417 dự án, với diện tích là 29.612,16 ha.

- Nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu tái định cư: số dự án được giao thực hiện là 207 dự án, với diện tích là 2.892,47 ha; đã thực hiện hoàn thành được 77 dự án, với diện tích là 392,63 ha.

- Nhiệm vụ quản lý quỹ đất: diện tích đất được giao quản lý là 2.080,13 ha. Trong đó: đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp cho các đối tượng sử dụng là 619,61 ha; thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư là 792,88 ha; thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng để bán đấu giá quyền sử dụng đất là 194,54 ha.

- Nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất: diện tích đã thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất thành công là 211,87 ha, thu về cho ngân sách nhà nước được 1.273.014,37 triệu đồng (Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, 2012).

2.3.3. Kết quả hoạt động tài chính

2.3.3.1. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Tỉnh

Theo báo cáo của các địa phương, tổng số nguồn vốn Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh đã sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ giải phóng mặt bằng giao đất cho dự án và tạo quỹ đất sạch để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là 8.384.155,10 triệu đồng. Trong đó:

+ Ứng vốn từ Ngân sách Nhà nước là: 4.934.806,88 triệu đồng; + Ứng vốn từ quỹ phát triển đất là: 414.585,00 triệu đồng; + Vay vốn từ các tổ chức tín dụng là: 42.842,30 triệu đồng; + Huy động vốn từ các nguồn khác là: 2.991.920,92 triệu đồng.

2.3.3.2. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp Huyện

Theo báo cáo của các địa phương, tổng số nguồn vốn Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện đã sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ giải phóng mặt bằng giao đất cho dự án và tạo quỹ đất sạch để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là 6.453.795,58 triệu đồng. Trong đó:

- Ứng vốn từ quỹ phát triển đất là: 243.195,62 triệu đồng; - Vay vốn từ các tổ chức tín dụng là: 297,30 triệu đồng;

- Huy động vốn từ các nguồn khác là: 1.043.381,23 triệu đồng.

2.3.4. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.3.4.1. Quyết định thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội

UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3868/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm Phát triển quỹ đất hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; có các chi nhánh; có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Trung tâm có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai. Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại tầng 1, nhà N2D, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Về tổ chức bộ máy, Lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc; Các tổ chức trực thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - tổng hợp; Phòng Kế hoạch - tài chính; Phòng Bồi thường và giải phóng mặt bằng; Phòng Quản lý và phát triển quỹ đất; Phòng Kỹ thuật và thông tin đất đai và các Chi nhánh của Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đặt tại một số quận, huyện, thị xã (trước mắt được tổ chức tại 24 đơn vị).

2.3.4.2. Đánh giá về bộ máy tổ chức và năng lực thực hiện nhiệm vụ

a. Mặt tích cực

- Các địa phương đã chủ động, tích cực kiện toàn hoặc thành lập mới các Tổ chức phát triển quỹ đất theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV.

cấp tương đối phù hợp với yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện tại và khả năng thực tế của các địa phương.

- Đội ngũ nhân viên được tiếp tục tăng cường (bình quân 36 người đối với Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và 19 người đối với Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện).

- Trình độ của cán bộ viên chức được nâng cao (bình quân có trên 2/3 số cán bộ viên chức đạt trình độ đại học hoặc trên đại học).

b. Một số tồn tại hạn chế

- Về số lượng cán bộ: Một số Tổ chức phát triển quỹ đất có số lượng cán bộ quá ít hoặc phân bố chưa đồng đều để có thể triển khai được nhiệm vụ.

- Về cơ cấu tổ chức: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BNV thì cơ cấu tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất không vượt quá 3 phòng ban, tuy nhiên, một số địa phương đã thành lập số phòng ban vượt quá số lượng quy định.

- Bộ máy Tổ chức phát triển quỹ đất tại các địa phương chưa được hình thành một cách có hệ thống, chưa có sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh với các Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện trong quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Do chưa có hệ thống quản lý thống nhất theo hệ thống ngành dọc nên hoạt động phát triển quỹ đất của nhiều địa phương còn manh mún, chưa hiệu quả và chưa phát huy được vai trò của Tổ chức phát triển quỹ đất như yêu cầu đặt ra.

- Tính chất công việc theo nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất là phức tạp và khó khăn, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, chế độ chính sách cho cán bộ là viên chức làm việc trong trong các Tổ chức phát triển quỹ đất chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, nhiều địa phương có chỉ tiêu viên chức sự nghiệp được duyệt nhưng không thu hút được các đối tượng có kinh nghiệm công tác và năng lực chuyên môn phù hợp vào làm việc trong Tổ chức phát triển quỹ đất. Điều đó làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công việc của các Trung tâm phát triển quỹ đất.

- Công tác tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ về tổ chức và chuyên môn cho cán bộ viên chức của các Tổ chức phát triển quỹ đất hầu như chưa được thực hiện nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Các địa phương đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên điều kiện làm việc nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trụ sở làm việc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

c. Những nguyên nhân cơ bản

- Về việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất các cấp:

+ Đối với Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh: Do nhận thức về vai trò, chức năng của Tổ chức phát triển quỹ đất chưa đầy đủ nên một số địa phương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất theo hình thức sát nhập hoặc kết hợp với một số tổ chức khác. Tuy nhiên, việc sát nhập đó là không phù hợp vì pháp luật đã quy định mỗi đơn vị đều có chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động khác nhau, thậm chí có những chức năng bắt buộc phải độc lập với nhau như chức năng cấp vốn (Quỹ phát triển đất) và chức năng sử dụng vốn (Tổ chức phát triển quỹ đất).

+ Đối với Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện: Do điều kiện địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương là khác nhau nên nhu cầu sử dụng quỹ đất của từng địa phương, tại từng địa bàn cụ thể cũng khác nhau. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc thành lập tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện ở các địa phương còn chưa cao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều địa phương ở vị trí địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã hội cao nhưng vẫn chưa thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện hoặc có thành lập nhưng với tỷ lệ thấp.

- Về hệ thống Tổ chức phát triển quỹ đất:

+ Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy hệ thống quản lý không thống nhất nên Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là 2 tổ chức độc lập, không có mối liên hệ quản lý theo ngành dọc nên Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện không chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện chưa có sự gắn kết trong hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, chưa có sự phối kết hợp, hỗ trợ trong mối quan hệ công tác giữa cấp tỉnh với cấp huyện.

môn nghiệp vụ cho cán bộ của Tổ chức phát triển quỹ đất chưa được chú trọng từ Trung ương tới các địa phương là nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ tại các Tổ chức phát triển quỹ đất các địa phương tuy có trình độ khá cao (khoảng 2/3 tổng số cán bộ viên chức có trình độ đại học và trên đại học), nhưng hiệu quả công việc chưa cao vì còn thiếu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế.

- Về chế độ chính sách: Theo chức năng nhiệm vụ thì Tổ chức phát triển quỹ đất là một trong những đơn vị sự nghiệp đặc thù. Tuy nhiên, quy định về chế độ phụ cấp cho cán bộ cấp phòng và viên chức làm việc trong các Tổ chức phát triển quỹ đất chưa cụ thể. Vì vậy, chưa tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn cán bộ có chất lượng cho hoạt động phát triển quỹ đất của các địa phương.

2.3.4.3. Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ

a. Mặt tích cực

- Các địa phương đã tạo điều kiện bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và yêu cầu thực tế để Tổ chức phát triển quỹ đất từng bước phát huy vai trò phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều khó khăn vướng mắc, nhưng các Tổ chức phát triển quỹ đất đã tính cực, chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ để công tác thu hồi đất được nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao và không để xảy ra sai phạm.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu tái định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng và tổ chức thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất tuy chưa nhiều nhưng đã có những kết quả ban đầu rất tích cực (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

b. Một số tồn tại hạn chế

- Chức năng nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới hoạt động phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất tại các địa phương còn nhiều hạn chế, chưa hình thành được quy trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan có một cách có hệ thống và đồng bộ.

- Hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất phụ thuộc rất lớn vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế cho thấy, đối với các

trung tâm đô thị lớn, có trình độ phát triển kinh tế cao thì các Tổ chức phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất chi nhánh quận long biên, thành phố hà nội (Trang 34)