Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động:
- Yêu cầu cấp bách hiện nay của văn phòng là ần bổ sung thêm viên chức, cho phép nhận thêm cán bộ hợp đồng để văn phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức VPĐKĐĐ là rất quan trọng.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao nằn lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.
- Cử cán bộ có trình độ chuyên môn tốt tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thông tin kịp thời, đầy đủ và dễ hiểu, tránh tình trạng người dân đến làm thủ tục không nắm được thông tin, nội dung công việc phải thực hiện để hoàn thiện hồ sơ.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để các viên chức và người lao động tự giác phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và tinh thần phục vụ, đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhận sự khi có yêu cầu.
4.4.4. Giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật
Để thực hiện những công việc liên quan đến VPĐKĐĐ một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu.
ký đất đai, đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư lâu dài đồng bộ đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký.
Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống.
4.4.5. Giải pháp về cơ chế phối hợp
Để hệ thống VPĐK đất đai được vận hành có hiệu quả hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành; để việc phối kết hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND các cấp, Phòng Tài nguyên và môi trường, chi cục thuế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và thông suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của văn phòng, cần phải thực hiện:
Cơ chế phối hợp và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước giữa Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các cấp, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải đảm bảo nguyên tắc đồng bộ.
Phối hợp, hướng dẫn UBND xã, thị trấn thực hiện các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của VPĐK; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện chế độ kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện. Cung cấp cho UBND xã, thị trấn các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ ngành của địa phương.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Huyện Yên Mỹ là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến nhiều biến động về sử dụng đất. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ đăng ký đất đai, của địa bàn nghiên cứu theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính đã và đang được các cấp các ngành quan tâm thực hiện.
2. Huyện Yên Mỹ có tổng diện tích đất tự nhiện là 9.241,31ha; trong đó đất nông nghiệp 5.948,91 ha chiếm 64,38%; đất phi nông nghiệp 3.267,14ha chiếm 35,35% và đất chưa sử dụng có diện tích là 25,26ha chiếm 0,27%. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Yên Mỹ đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực, phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của ngành
3. Từ khi thành lập đến 2017 Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hưng Yên – chi nhánh huyện Yên Mỹ đã cho một kết quả đáng kể:
Giải quyết là 1.807/2.149 hồ sơ, đạt tỷ lệ 84,09% trong tổng số hồ sơ đăng ký xin cấp GCN.
Đã tiếp nhận lượng hồ sơ liên quan đến công tác xóa giao dịch bảo đảm và đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm là rất lớn, với 3.667 hồ sơ, trong đó hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm là 2.081 hồ sơ, xóa giao dịch bảo đảm là 1.286 hồ sơ và đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm là 300 hồ sơ.
Giải quyết 7.851 hồ sơ liên quan đến đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện.
4. Để nâng cao hiệu quả của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hưng Yên – chi nhánh huyện Yên Mỹ cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về các hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của văn phòng; tổ chức bộ máy của văn phòng cũng như quy chế phối hợp làm việc phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐKĐĐ; phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức; hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trong khuôn khổ giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn này đã khái quát được tương đối đầy đủ thực trạng về hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hưng Yên – chi nhánh huyện Yên Mỹ giai đoạn 2015 – 2017.
Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hưng Yên – chi nhánh huyện Yên Mỹ vẫn tồn tại một số hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu sau hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hưng Yên – chi nhánh huyện Yên Mỹ để từ đó tìm ra những mặt hạn chế, những mặt được và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trên cả nước.
Tạo điều kiện về nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai để đủ điều kiện chủ động thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của VPĐKĐĐ để tìm ra những hạn chế, đề xuất về cơ chế chính sách và giải pháp cho kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Thông tư số 09/2007/TT-TNMT ngày
08/02/2007 về việc hướng dẫn chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính, các mẫu sổ sách.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 25/2014/TT- BTNMT quy định về bản đồ địa chính.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả nước.
8. Chính phủ (1999). Nghị định 60/CP ngày 24 tháng 07 năm 1999 về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. 9. Chính phủ (2009). Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 10. Chính phủ (2011). Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/2011 về việc thực hiện một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
11. Chính phủ (2014). Nghị định 43/2014/ NĐ - CP ngày 29/10/2014 về thi hành Luật đất đai.
12. Chính phủ (2014). Nghị định 43/2014/ NĐ - CP ngày 29/10/2014 về thi hành Luật đất đai.
13. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992. 14. Luật dân sự năm 2005.
15. Luật đất đai năm (1988).
17. Luật đất đai năm (1993).
18. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai (1998) 19. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai (2001)
20. Nguyễn Đình Bồng (2014). Bài giảng Hệ thống pháp luật về Quản lý đất đai và TTBĐS, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
21. Nguyễn Đình Bồng (2012). Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945-2010). Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Bồng, Bộ TN&MT, Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai (1.2006). Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành TTBĐS Việt Nam DTĐL.CNN. 2002/15
23. Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình TTBĐS. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.tr. 108.
24. Phạm Phương Nam, Trương Đình Tửu, Bùi Nguyên Hạnh và Ngô Thị Hà, (2012). Nghiên cứu công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Đất, (40), ISSN 080-3743, tr. 110-113
25. Quốc hội (2013). Luật đất đai 2013 - NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội.
26. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Quản lý đất đai và thị trường BĐS. NXB Bản đồ, Hà Nội.
27. UBND huyện Yên Mỹ (2015). Báo cáo thống kê đất đai năm 2015 của huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
28. UBND huyện Yên Mỹ (2016a). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016.
29. UBND tỉnh Hưng Yên (2016b). Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
30. UBND tỉnh Hưng Yên (2016). Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện .
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tổng hợp các thủ tục hành chính thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hƣng Yên – Chi nhánh huyện Yên Mỹ
STT Thủ tục hành chính Thời gian
giải quyết I. Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng
đăng ký đất đai đối với tổ chức
1
Cấp đổi giấy chứng nhận QSD đấ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đối với các trường hợp giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, như hỏng; trường hợp có nhu cầu đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại giấy tờ đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại giấy chứng nhận QSD đấ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)
7 ngày
2 Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất hoặc cấp lại trang bổ sung do bị mất
10 ngày
3
Đăng ký biến động QSD đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
10 ngày
4
Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chia, tách, hợp nhất, sát nhập tổ chức, chuyển doanh nghiệp
14 ngày
5
Đăng ký biến động về sử dụng đất cho trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật
10 ngày
6 Đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất cảu người sử dụng đất đã được cấp GCN
15 ngày
7 Đăng ký đất đai lần đầu 8 ngày
8 Đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thuế chấp 3 ngày 9
Đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức nhận chuyển nhượng QSD đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở
10 Đính chính lại giấy chứng nhận đã cấp 30 ngày
11 Tách thửa, hợp thửa 15 ngày
12 Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
25 ngày
13 Thu hồi giâý chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai tại điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật đất đai
8 ngày
14 Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
3 ngày
II. Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng đăng ký đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân
15 Cấp đổi GCN do đồn điền đổi thửa, đo đạc lại xác định diện tích
7 ngày
16 Cấp đổi GCN đối với trường hợp GCN bị ố, nhòe, rách, hư hỏng
10 ngày
17 Cấp đổi lại GCN do đo đạc lại diện tích, ranh giới diện tích 15 ngày 18 Cấp GCN cho người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã
hoàn thanh xong thủ tục mua nhà
7 ngày
19
Cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng QSD đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội
15 ngày
20
Cấp giấy chứng nahanj cho hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng QSD đất và QSH nhà ở chung cư do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng
6 ngày
21 Cấp lại GCN, trang bổ sung GCN do bị mất 10 ngày 22 Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào
GCN đã cấp
10 ngày
23
Chuyển đổi QSD đất NN cho hộ gia đình, cá nhân mà không thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng QSD đất, QSH tài sản gắn liền với đát; chuyển quyền sử dụng đất, QSH tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ chồng
10 ngày
24
Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê