CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 25 - 30)

7. Bố cục đề tài

1.2. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Việc lựa chon đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó, có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động. Lựa chọn chỉ tiêu nào phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.

Có 3 loại chỉ tiêu chủ yếu sau: năng suất lao động tính bằng hiện vật, năng suất lao động tính bằng giá trị, năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.

1.2.1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật

Là chỉ tiêu dùng sản lƣợng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện năng suất lao động của một công nhân.

Công thức tính:

W = Q/T Trong đó:

W: là mức năng suất lao động một công nhân. Q: là tổng sản lƣợng tính bằng hiện vật.

T: là tổng số công nhân.

Ưu điểm

Đánh giá trực tiếp đƣợc hiệu quả lao động.

Biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hƣởng của biến động giá cả.

Thích hợp với các nhóm, tổ, đội chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm.

Có thể so sánh đƣợc trực tiếp năng suất lao động tại xí nghiệp, các đơn vị có cùng 1 loại sản phẩm, hoặc có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau khi có cùng loại sản phẩm.

Nhược điểm

Chỉ dùng để tính cho 1 loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm. Trong thực tiễn ít có doanh nghiệp nào chỉ sản xuất 1 sản phẩm có cùng quy cách, phẩm chất.

Không thể so sánh mức năng suất lao động giữa các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng nhƣ việc đo lƣờng năng suất lao động của các

doanh nghiệp, các ngành có chủng loại mặt hàng đa dạng.

Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phẩm. Sản phẩm dở dang không tính đƣợc nên không phản ánh đầy đủ sản lƣợng của công nhân. Đặc biệt với những doanh nghiệp có tỷ trọng tái chế phẩm lớn nhƣ doanh nghiệp đóng tàu, xây dựng cơ bản thì chỉ tiêu này bộc lộ rõ nhƣợc điểm trên. Vì thế, việc dùng chỉ tiêu này bị hạn chế.

Để khắc phục nhƣợc điểm này, ngƣời ta phải dùng chỉ tiêu hiện vật quy đổi. Muốn vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào đó đƣợc chọn là đơn vị đo lƣờng chung. Khi quy định cần chú ý đến những đặc điểm về trọng lƣợng, khối lƣợng, công suất… Ví dụ: quy đổi các loại lƣơng thực ra sản lƣợng thóc.

1.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị

Chỉ tiêu này dùng sản lƣợng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân (hoặc một công nhân viên).

Công thức tính:

W = Q/T Trong đó:

W là mức năng suất lao động. - Trong phạm vi cả nƣớc: Q: tính bằng GDP.

T: Tổng số công số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân. - Trong phạm vi doanh nghiệp:

Q: là giá trị tổng sản lƣợng, giá trị gia tăng hay doanh thu. T: là số ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

nhau, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật. Chỉ tiêu này đƣợc áp dụng cho các cấp doanh nghiệp và quốc gia, có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp sản xuất, giữa các ngành với nhau.

Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ không khuyến khích tiết kiệm vật tƣ và dùng vật tƣ rẻ, chịu ảnh hƣởng của cách tính tổng sản lƣợng. Nếu lƣợng sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức năng suất lao động của doanh nghiệp. Dùng chỉ tiêu này trong trƣờng hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc thay đổi ít vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độ tăng năng suất lao động.

1.2.3. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động

Chỉ tiêu này dùng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động.

Công thức tính:

L = T/Q Trong đó:

L: là lƣợng lao động hao phí của sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian). T: là thời gian lao động đã hao phí.

Q: là số lƣợng sản phẩm theo hiện vật (hoặc giá trị).

Lƣợng lao động này đƣợc tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của các bƣớc công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị dùng để tính – T: giây, phút, giờ). Ngƣời ta phân chia thành:

- Lƣợng lao động công nghệ (Lcn). - Lƣợng lao động chung (Lch). - Lƣợng lao động sản xuất (Lsx).

- Lƣợng lao động đầy đủ (Lđđ).

Lƣợng lao động công nghệ (Lcn): bao gồm chi phí thời gian lao động của công nhân chính hoàn thành quá trình công nghệ chủ yếu.

Lƣợng lao động chung (Lch): bao gồm chi phí thời gian lao động của công nhân hoàn thành quá trình công nghệ cũng nhƣ phục vụ quá trình công nghệ đó.

Công thức tính:

Lch = Lcn + Lpvp

Trong đó: Lpvp: Lƣợng lao động phục vụ quá trình công nghệ.

Lƣợng lao động sản xuất (Lsx): bao gồm chi phí thời gian lao động của công nhân chính và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp.

Công thức tính:

Lsx = Lch + Lpvs

Trong đó: Lpvs: Lƣợng lao động phục vụ sản xuất

Lƣợng lao động đầy đủ (Lđđ): bao gồm hao phí lao động trong chế tạo sản phẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp.

Công thức tính:

Lđđ = Lsx + Lql

Trong đó: Lql: bao gồm lƣợng lao động của cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý các phòng ban, phân xƣởng, tạp vụ, chữa cháy, bảo vệ…

Chỉ tiêu tính theo lƣợng lao động có những công dụng nhất định nhƣng không thể thay thế hoàn toàn cho chỉ tiêu tính theo giá trị. Trong công tác lập kế hoạch đƣợc sử dụng đồng các loại chỉ tiêu.

Chỉ tiêu này có ƣu điểm là thể hiện một cách rõ ràng thời gian lao động hao phí của từng bƣớc công việc cũng nhƣ từng chi tiết sản phẩm.

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nó là công việc thống kê để xác định thời gian hao phí cho từng bƣớc công việc, từng chi tiết sản phẩm là rất khó. Chỉ tiêu này không dùng để tính cho năng suất lao động của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ngoài 3 loại chỉ tiêu chủ yếu trên, còn có một số loại chỉ tiêu tính năng suất lao động khác. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó chƣa rộng. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và thực tế từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 25 - 30)