Các chính sách thúc đẩy sự dịch chuyển lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 90 - 98)

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2.4.Các chính sách thúc đẩy sự dịch chuyển lao động

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2.4.Các chính sách thúc đẩy sự dịch chuyển lao động

Nguồn lực lao động của nƣớc ta dồi dào, lƣợc lƣợng lao động trẻ là to lớn, sẵn sang làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức lƣơng chƣa phải là cao. Phần lớn các khoản đầu tƣ mới đều tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại khu công nghiệp, khu chiết xuất lớn nên chính sách phải hỗ trợ cả sự dịch chuyển lao động mang tính tay nghề và mang tính không gian. Ngƣời lao động phải đƣợc có cơ hội đi ra khỏi khu vực nông thôn và nông nghiệp để vào các khu đô thị hoặc vùng ven đô thị và ngành công nghiệp hoặc dịch vụ. Sự dịch chuyển lao động đòi hỏi phải trao cho ngƣời lao động nông thôn sự tự do dịch chuyển lớn hơn tới nơi có cầu lao động của họ với giá cao hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn. Do đó, dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngƣời lao động tái định cƣ. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo hiện tại của nhà nƣớc dƣờng nhƣ ít hƣớng vào đào tạo ngƣời lao động có tay nghề cao hơn mà để đạt đƣợc các mục tiêu khác, có lẽ là các mục tiêu phi kinh tế. Về mặt phi chính thức, nhiều ngƣời sử dụng lao động coi các chƣơng trình dạy nghề của Chính phủ là vô ích hoặc còn tệ hại hơn. Các chƣơng trình dạy nghề thành công phải đƣợc thực hiện trong quan hệ đối tác với ngành, một cơ chế bảo đảm không những đào tạo đầy đủ phù hợp mà còn khuyến khích việc chia sẻ chi phí với khu vực tƣ nhân nữa. Việc nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

4.2.5. Tạo lập môi trƣờng, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi

Môi trƣờng kinh doanh gồm nhiều yếu tố, bao gồm: môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội pháp lý, công nghệ,… Trong đó, phần lớn các

yếu tố môi trƣờng do Nhà nƣớc tạo ra. Do vậy để doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động thì các cấp chính quyền cần hỗ trợ trong việc tạo lập môi trƣờng phù hợp:

- Có chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: Hầu hết các doanh nghiệp trong nƣớc không sở hữu đất riêng hoặc mặt bằng, điều này khiến cho việc sản xuất và đầu tƣ trong tƣơng lai gặp khó khăn. Việc tìm kiếm mặt bằng là một vấn đề lớn đối với họ. Do vậy, cần có sự trợ giúp của Ủy ban Nhân dân địa phƣơng trong việc hỗ trợ mặt bằng kinh doanh, đồng thời giải quyết tốt vấn đề môi trƣờng.

- Có chính sách xây dựng vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với lợi thế và tiềm năng của từng vùng. Khuyến khích doanh nghiệp trong nƣớc tham gia các chƣơng trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phát triển cụm công nghệ, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng lƣới liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.

- Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trƣờng trong đó đặc biệt là ổn định giá cả đầu vào.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, nâng cao năng lực, hiệu quả quản trị Nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cƣờng vai trò cơ chế thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình hội nhập. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại thị trƣờng, nhất là thị trƣờng hàng hóa, lao động, tài chính, bất động sản, khoa học công nghệ…, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo hƣớng chú trọng vào chất lƣợng, hiệu quả, đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ƣu tiên đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành,

lĩnh vực theo định hƣớng hỗ trợ của Nhà nƣớc.

- Cải tiến dịch vụ công và tăng cƣờng công tác thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách và thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng xây dựng và điều hành chiến lƣợc đầu tƣ, sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp trong nƣớc ở các tỉnh miền Trung”, đề tài đã thực hiện đƣợc những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những lý luận và bằng chứng thực nghiệm về sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp, lƣợng hóa đƣợc sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014. Những kết luận mà đề tài rút ra bao gồm:

- Thông qua phân tích đánh giá các đặc trƣng về lao động, vốn cố định và doanh thu giữa các loại hình doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung, đề tài đã chỉ rõ: lao động và vốn cố định của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung có sự tăng lên đáng kể kéo theo đó là sự tăng lên về doanh thu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn này thì doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung là cao hơn so với các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Đề tài cho thấy sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp bằng 2 phƣơng pháp là: thống kê mô tả và mô hình kinh tế lƣợng. Kết quả phân tích định lƣợng có sự kiểm soát về quy mô vốn và lao động trong doanh nghiệp cho thấy sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các doanh nghiệp trong nƣớc là thấp hơn so với phƣơng pháp thống kê mô tả.

- Đề tài đề xuất một số hàm ý chính nhằm giảm bớt sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với các doanh

nghiệp trong nƣớc. Các hàm ý chính sách bao gồm: nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp; nâng cao chất lƣợng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp; các chính sách thúc đẩu sự dịch chuyển lao động; tạo lập môi trƣờng, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

- Bên cạnh những kết quả và điểm mới, đề tài cũng có những hạn chế đòi hỏi cần phải có hƣớng nghiên cứu tiếp theo; do nguồn số liệu tỉnh, thành phố của vùng không đầy đủ nên việc kiểm định và ƣớc lƣợng còn bị giới hạn. Chƣa đƣa ra đƣợc sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp về nhóm ngành trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cùng với đó là do hạn chế về mặt kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm nên việc đƣa ra các quan điểm, hàm ý chính sách cũng chƣa đầy đủ và không trách khỏi chủ quan. Chính vì vậy, em rất mong muốn sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ thầy cô và tất cả những ngƣời có quan tâm đến đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] C.Mác, V.Lênin (2009), Bàn về tiết kiệm và tăng năng suất lao động, NXB Sự thật, Hà Nội.

[2] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB thông tin và truyền thông.

[3] CIEM, UNDP (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

[4] ILO, ADB (2014), Báo cáo về năng suất lao động của ASEAN

[5] Lê Thế Giới (2006), Giáo trình kinh tế vi mô, NXB Tài chính

[6] Mai Quốc Chánh, Phạm Đức Thành (2012), Giáo trình kinh tế lao động,

NXB Giáo dục

[7] Nguyễn Văn Điềm (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

[8] Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở VN, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9] Nguyễn Đình Phan (1999), Cách tiếp cận mới về Năng suất lao động,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Phan Quốc Nghĩa (2004), “Đo lƣờng năng suất bằng phƣơng pháp đo lƣờng giá trị gia tăng”. Tạp chí Phát Triển Kinh Tế , số 161, 11-14 [11] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội

[12] Trần Xuân Cầu, Mai Văn Chánh (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[13] Tổng cục thống kê (2015), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điểu tra 2012, 2013, 2014, NXB Thống kê, Hà Nội

[14] Viện năng suất việt Nam, Báo cáo năng suất Việt Nam 2015

[15] Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Tiếng Anh

[16] Aharoni, Yair (2000) The Performance of State – Owned Enterprises. In Pier Angelo Toninelli ed,The Rise and Fall of State – Owned Enterprise in the Westerrn World, United Kingdom: Cambridge University Press.

[17] Athukora, Prema-chandra (2006), “Trade policy reforms and the Structure of Protection in VietNam”, The World Economy, 29;2, 161- 187.

[18] Dunning, John H. (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy. Workingham, U.K.: Addison-Wesley Publishing Co.

[19] Eric D.Ramstetter, Phan Minh Ngoc (2008), “Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing”, Journal of Asian Economics

[20] Lewis, A. W. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191.

[21] Menon, J (1998) “Total Factor Productivity Growth in Foreign and Domestic Firms in Malaysian Manufacturing”, Journal of Asian Economics, 9(2): 251-280

[22] Nguyen, Manh Cuong (2004), Does Ownership Matter to Enterprise Performance? A Comparative Study of Private and State Enterprise in Vietnam’s Textile – Garmen Industry, Maastricht: Shaker Publishing

[23] Paul Saumelson, W. N (1989), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội

[24] Truong, Dong Loc, Ger Lanjouw and Robert Lensink (2006) “The impact of privatization on firm performance in a transition economy: The case of Vietnam”, Economics of Transition, 14(2), 349-389

[25] Vu, Quoc Ngu (2003) “Technical efficiency of industrial state-owned enterprises in Vietnam”. Asian Economic Journal, 17(1): 87-101

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 90 - 98)