PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 54 - 59)

7. Bố cục đề tài

2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập đƣợc từ cuộc điều tra doanh nghiệp của tổng cục Thống kê, tác giả tính toán năng suất lao động của các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở các tỉnh Miền Trung. Từ đó, đƣa ra những so sánh về năng suất lao động giữa doanh nghiệp nhà nƣớc với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và giữa doanh nghiệp tƣ nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

b. Phương pháp mô hình kinh tế lượng

thống kê là chính yếu, mô hình kinh tế lƣợng đƣợc phân biệt bằng sự hợp nhất của lý thuyết kinh tế, công cụ toán học và các phƣơng pháp luận thống kê. Mở rộng hơn, kinh tế lƣợng quan tâm đến ƣớc lƣợng các mối quan hệ kinh tế, đối chiếu lý thuyết kinh tế với thực tế và kiểm định các giả thiết liên quan đến hành vi kinh tế và dự báo các hành vi của các biến số kinh tế.

Sự so sánh trong phƣơng pháp thống kê mô tả không thể kiểm soát đƣợc quy mô về lao động và vốn trong cái loại hình doanh nghiệp. Do vậy, luận văn sử dụng thêm phƣơng pháp mô hình kinh tế lƣợng để phân tích sự khác biệt về năng suất lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Việc sử dụng mô hình kinh tế lƣợng giúp cho ta kiểm soát đƣợc quy mô về vốn và lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát đƣợc một số biến độc lập trong mô hình, luận văn sử dụng phƣơng pháp hồi quy với số liệu màng theo từng tỉnh/thành phố ở các tỉnh miền Trung nhằm đo lƣờng tác động của một số yếu tố đầu vào tới năng suất lao động của từng loại hình doanh nghiệp. Điều quan trọng với luận văn là phải chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp, đó là phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS).

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất là một thủ thuật toán học đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng mối tƣơng quan giữa các biến khác nhau. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất cần thỏa mãn một số giả thiết sau:

Giả thiết 1: Quan hệ giữa Y và X là tuyến tính. Các giá trị Xicho trƣớc và không ngẫu nhiên.

Giả thiết 2: Các sai số Ui là đại lƣợng ngẫu có giá trị trung bình bằng 0.

E(Ui | Xi) = 0

Giả thiết 3: Các sai số Ui là đại lƣợng ngẫu nhiên có phƣơng sai không thay đổi.

Var(Ui | Xi) = σ2

= const

Giả thiết 4: Không có sự tƣơng quan giữa các Ui

Cov(Ui, Uj | Xi, Xj) = 0, i ≠ j

Giả thiết 5: Không có sự tƣơng quan giữa Ui và Xi

Cov(Ui, Xi) = 0

Giả thiết 6: Các sai số Ui có phân phối chuẩn

Ui N(0, σ2

)

2.3.2. Số liệu

Nguồn số liệu của luận văn đƣợc lấy từ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2011 đến năm 2014

Đây là cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phƣơng, các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp, tổng hợp các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, lập bảng cân đối liên ngành, đánh giá hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn/Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc.

Nội dung của điều tra doanh nghiệp gồm:

- Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra: Tên doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại, fax, email, loại hình doanh nghiệp, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thông tin về lao động và thu nhập của ngƣời lao động

- Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh bao gồm: tài sản và nguồn vốn; kết quả sản xuất kinh doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tƣ; đầu tƣ nghiên cứu, phát triển, triển giao công nghệ; hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới của doanh nghiệp; doanh thu bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phân theo các ngành sản phẩm; chi phí sản xuất phân theo từng loại vật tƣ,

dịch vụ… có nguồn gốc sản xuất ở trong nƣớc hoặc ở ngƣớc ngoài dùng cho chi phí sản xuất chính và sản xuất phụ.

Đối tƣợng và đơn vị điều tra là tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc, doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập đƣợc thành lập và chịu sự điều tiết bởi luật doanh nghiệp (năm 2005); Hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là hợp tác xã) hoạt động theo luật hợp tác xã và các doanh nghiệp hoạch toán kinh tế độc lập đƣợc thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật chuyên ngành nhƣ Luật bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật luật sƣ…, hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, hiện đang tồn tại. Bao gồm:

a. Khu vực doanh nghiệp nhà nước

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nƣớc

- Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nƣớc chiếm giữ trên 50%.

b. Khu vực tập thể

- Hợp tác xã;

- Liên hiệp hợp tác xã; - Quỹ tín dụng nhân dân.

c. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

- Doanh nghiệp tƣ nhân; - Công ty hợp danh; - Công ty TNHH tƣ nhân;

- Công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc;

- Công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc dƣới hoặc bằng 50%.

d. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài

- Doanh nghiệp nhà nƣớc liên doanh với nƣớc ngoài; - Doanh nghiệp khác liên doanh với nƣớc ngoài.

Cuộc điều tra đƣợc thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nƣớc, nhƣng luận văn chỉ sử dụng số liệu điều tra của các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung, gồm 2331 mẫu đƣợc điều tra.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở CÁC

TỈNH MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 54 - 59)