ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 45 - 50)

7. Bố cục đề tài

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát điều tra doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung, bao gồm 14 tỉnh, Thành phố và đƣợc chia thành 2 tiểu vùng chính là: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Vùng Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Vùng Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam. Phía Tây là sƣờn Đông Trƣờng Sơn, giáp nƣớc Lào có đƣờng biên giới dài 1,294 km với các cửa khẩu Quan Hóa, Lang Chánh (Thanh Hóa), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giao lƣu kinh tế với Lào và các nƣớc Đông Nam Á trên lục địa; phía Đông hƣớng ra biển Đông với tuyến đƣờng bộ ven biển dài 700 km, với nhiều hải sản và có nhiều cảng nƣớc sâu có thể hình thành các cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50 km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lƣu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

Duyên hải miền Trung gồm có 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Duyên hải miền Trung có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trƣờng Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trƣờng Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và

Trƣờng Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với Đông Nam Bộ.

Miền Trung Việt Nam có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phƣớc, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ; Phía Đông giáp biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Tây giáp Tây Nguyên. Dải đất miền Trung đƣợc bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sƣờn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hƣớng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Kinh tế miền Trung có nhiều lợi thế về vị trí chiến lƣợc bao gồm nguồn nhân lực, cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, sân bay, xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây. Chiều dài bờ biển khoảng hơn 1000 km, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Biển có nhiều đảo và quần đảo; ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có ý nghĩa chiến lƣợc về an ninh quốc phòng và là nơi cƣ ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chƣa phát huy đƣợc lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ƣu thế nhƣng chƣa đƣợc quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Các cảng biển nƣớc sâu Vũng Áng – Sơn Dƣơng (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) không đƣợc hoạt động hết công suất tối đa. Các khu công nghiệp – chế xuất đang trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc chú trọng và quan tâm đầu tƣ.

2.2. ĐẶC TRƢNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – MIỀN TRUNG

2.2.1. Về lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Số lƣợng lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014 ngày càng tăng nhanh. Cụ thể, số lao động năm 2011 là 152,840 ngƣời thì đến năm 2014 con số này là 219,293 ngƣời, tăng 66,453 ngƣời, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 9.45%. Điều này phản ánh số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung nói

riêng là nhân tố đảm bảo bảo việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực canh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Bảng 2.1. Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: ngƣời 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng bình quân(%) Doanh nghiệp nhà nƣớc 47,272 50,592 56,755 65,633 8.55 Doanh nghiệp tƣ nhân 53,991 60,783 68,194 77,354 9.41 Doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài 51,577 57,435 67,022 76,306 10.29 Ngành chế biến, chế tạo 152,840 168,810 191,971 219,293 9.45

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê năm 2015

Bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn này thì tốc độ tăng bình quân số lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân số lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 10.29%, trong khi đó tốc độ tăng bình quân số lao động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân lần lƣợt là 8.45% và 9.41%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tuy cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣng lại thấp hơn so với các doanh nghiệp tƣ nhân. Cụ thể, năm

2011 tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 33.75%, trong khi đó tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lần lƣợt là 30.93% và 35.33%; đến năm 2014 thì các con số này lần lƣợt là 34.8%, 29.93% và 35.27% (xem bảng 2.2). Trong giai đoạn này, tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp tƣ nhân luôn cao hơn so với tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là do Nhà nƣớc đã có những chính sách và giải pháp để cải thiện tốt nhất môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tạo động lực cho các doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn

2011 - 2014

ĐVT: %

2011 2012 2013 2014

Doanh nghiệp nhà nƣớc 30.93 29.97 29.56 29.93 Doanh nghiệp tƣ nhân 35.33 36.01 35.52 35.27 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài 33.75 34.02 34.91 34.80

Ngành chế biến, chế tạo 100 100 100 100

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê năm 2015

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 45 - 50)