Về vốn cố định trong các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 50 - 52)

7. Bố cục đề tài

2.2.2. Về vốn cố định trong các loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.3. Vốn cố định trong ngành công nghiệp chế biến. chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2014

ĐVT: triệu đồng 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng bình quân(%) Doanh nghiệp nhà nƣớc 7,984,766 11,952,498 13,670,662 17,790,025 22.17 Doanh nghiệp tƣ nhân 3,612,003 8,201,454 11,348,187 17,440,653 48.24 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 10,329,559 11,304,473 14,647,151 20,855,398 19.20 Ngành chế biến, chế tạo 21,926,328 31,458,425 39,666,000 56,086,076 26.47

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê năm 2015

Bảng 2.3 cho thấy trong giai đoạn này tổng vốn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung tăng nhanh qua các năm. Tổng vốn của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/12/2014 là 56,086 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm 31/12/2011 (21,926 tỷ đồng) và gấp gần 1,4 lần so với cùng thời điểm năm 2013. Tốc độ tăng bình quân vốn cố định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn này là 26.47%. Điều này chứng tỏ, trong những năm gần đây Việt Nam có những chính sách phát triển công nghiệp rất tốt, điển hình nhƣ chính sách thuế, đất đai, tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ nhằm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc

công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn này tốc độ tăng bình quân vốn cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là thấp nhất 19.2% so với tốc độ tăng bình quân về vốn cố định của các doanh nghiệp nhà nƣớc (22.17%) và doanh nghiệp tƣ nhân (48.24%). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài so với với các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân cùng ngành trong giai đoạn này thì luôn luôn cao hơn. Cụ thể, năm 2011 tỷ trọng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tới 47.11%, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân chỉ chiếm có 36.42% và 16.47%, đến năm 2014 thì con số này có sự chênh lệch không đáng kể, tỷ trọng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 37.18%, doanh nghiệp nhà nƣớc là 31.72% và doanh nghiệp tƣ nhân là 31.1% (Bảng 2.4). Những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, luôn là ngành chiếm vốn đầu tƣ cao nhất trong 18 ngành, lĩnh vực các doanh nghiệp đã đầu tƣ ở các tỉnh miền Trung. Lý do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung nhiều là vì vừa gặp ít rủi ro, lại tận dụng đƣợc lợi thế nhân công, năng lƣợng giá rẻ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ta có thể thấy vốn của các doanh nghiệp tƣ nhân tăng rất nhanh, năm 2014 chiếm 31.1% (17,440 tỷ đồng), gấp gần 5 lần so với cùng thời điểm năm 2011 điều đó là những chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và doanh nghiệp tƣ nhân nói chung của nhà nƣớc, điều đó tác động tích cực đến việc huy động mọi nguồn vốn để gia tăng sản xuất của các doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung.

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014

ĐVT: %

2011 2012 2013 2014

Doanh nghiệp nhà nƣớc 36.42 37.99 34.46 31.72 Doanh nghiệp tƣ nhân 16.47 26.07 28.61 31.10 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 47.11 35.93 36.93 37.18

Ngành chế biến, chế tạo 100 100 100 100

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê năm 2015

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền trung (Trang 50 - 52)