Nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng

Nội dung của QTRRTD trong cho vay tiêu dùng gồm bốn vấn đề là nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng. Bốn vấn đề này được thực hiện theo trình tự thống nhất và tạo thành một quá trình chặt chẽ trong hoạt động QTRRTD trong cho vay tiêu dùng.

a. Nhn din ri ro tín dng

Nhận diện RRTD trong cho vay tiêu dùng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện RRTD bao gồm các công việc: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD phù hợp.

Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dấu hiệu rủi ro đã, đang và có thể xảy ra đối với ngân hàng bằng phương pháp: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích tài liệu, thông tin về khách hàng, về phương án hoặc dự án vay vốn, báo cáo tài chính,

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; Phương pháp lưu đồ; kiểm tra hiện trường; phân tích các hợp đồng; làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

* Các dấu hiệu rủi ro tín dụng

Bng 1.2. Các du hiu ri ro tín dng

Giám sát Dấu hiệu nhận biết

v Trong mối quan hệ với ngân hàng Quan sát trong giao dịch với

Ngân hàng Dấu hiệu bất thường

- Tài khoản tại ngân hàng

- Quá trình vay nợ và thanh toán nợ vay

- Dòng tiền qua tài khoản ở ngân hàng tăng/ giảm đột biến; - Rút séc quá số dư/bị trả lại; - Chậm trả gốc, lãi; - Xin gia hạn nợ; - Sử dụng vốn sai mục đích; - Thúc giục giải ngân gấp;

- Vay quá mức nhu cầu.

Liên lạc với khách hàng Các thay đổi trong thái độ của khách hàng

- Thường xuyên;

- Với thái độ thân thiện;

- Cố gắng thu thập nhiều thông tin.

- Khó liên lạc;

- Ngại gặp mặt;

- Quản lý cấp cao vắng mặt;

- Kém thân thiện/ thân thiện quá mức;

- Lảng tránh trả lời/cung cấp tài liệu;

- Suy giảm mối quan hệ.

v Trong mối quan hệ với bên thứ ba Liên hệ với đối tác của khách hàng - Nhà cung cấp; - Người mua; - Ngân hàng khác. - Nhà cung cấp mới yêu cầu TSBĐ/ Bảo lãnh; - Tăng chỉ số nợ/ Doanh thu; - Số lượng đơn hàng giảm; - Giảm giá bán rất nhiều; - Tranh chấp/ kiện tụng;

- Yêu cầu thông tin tín dụng tăng;

- Chậm trả nợ cho ngân hàng khác;

- Tin xấu từ dư luận, báo chí.

Khai thác bên thứ ba khác

- Báo đài, phương tiện thông tin đại chúng;

- Tin đồn, truyền miệng;

Phân tích biến động Quản lý

- Quản lý;

- Hoạt động kinh doanh;

- Tình trạng ngành/nền kinh tế;

- Thông tin tài chính.

- Nội bộ bán tháo cổ phiếu;

- Thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo;

- Bất đồng trong điều hành;

- Lãnh đạo vi phạm pháp luật;

- Thường xuyên chuyển/giảm số lượng nhân sự;

- Nhân viên chủ chốt xin nghỉ.

v Trong nội bộ công ty

Phân tích biến động Hoạt động kinh doanh

- Quản lý;

- Hoạt động kinh doanh;

- Tình trạng ngành/nền kinh tế;

- Thông tin tài chính.

- Giảm sút mạnh tài sản cốđịnh;

- Chi phí và khoản phải thu tăng bất thường;

- Sản phẩm tiêu thụ giảm;

- Nợ lương nhiều;

- Tạm ngừng sản xuất;

- Không có lợi nhuận giữ lại;

- Trả cổ tức quá cao/không trả cổ tức cho cổ đông.

Ngành nền kinh tế

- Các quy định mới ban hành gây bất lợi;

- Có những thông tin xấu;

- Nhiều đối thủ cạnh tranh mới;

- Các phát minh công nghệ trong ngành phát triển nhiều;

- Các thay đổi trong chu kỳ kinh tế.

Thông tin tài chính

- Trì hoãn nộp Báo cáo tài chính;

- Báo cáo tài chính không minh bạch;

- Có sự khác biệt giữa số liệu kiểm toán và báo cáo nội bộ;

- Thay đổi đơn vị kiểm toán;

- Thay đổi chính sách kế toán;

- Biểu mẫu khác thường hoặc thay đổi các tiêu chí kế toán;

- Thay đổi cách hạch toán.

* Các phương pháp nhận diện RRTD trong cho vay tiêu dùng:

[1] Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Việc đặt và trả lời các câu hỏi thích hợp sẽ giúp ta nhận dạng được rủi ro và đề xuất được các biện pháp quản trị rủi ro. Các câu hỏi xoay quanh những vấn đề như: Các khoản cấp tín dụng tương tự đã gặp phải những rủi ro nào? Tổn thất

là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong một thời kỳ nhất định? Những biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợđã được sử dụng? Kết quảđạt được? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện?

[2] Phân tích tình hình tài chính của khách hàng để xác định được nguy cơ rủi ro của khách hàng về tài sản, cấu trúc nguồn vốn, dòng tiền, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…

[3] Kiểm tra hiện trường: là phương pháp nhận diện rủi ro nhờ vào việc quan sát, theo dõi trực tiếp tình hình thực tế về địa điểm thực hiện phương án, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng … sau đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để nhận dạng rủi ro.

[4] Phân tích hợp đồng:Đây là phương pháp dựa vào việc phân tích tính pháp lý cũng như các điều khoản của hợp đồng kinh tế của khách hàng nhằm phát hiện các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, rủi ro đối với thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: Rủi ro trong thực hiện hợp đồng, rủi ro trong thanh toán… để qua đó đàm phán xây dựng hợp đồng theo hướng giảm thiểu các rủi ro.

[5] Phương pháp lưu đồ: Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quá trình cấp tín dụng, phân tích từ khâu đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đến khâu thẩm định tín dụng, ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay cho đến khâu cuối cùng là thu nợ. Vì rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào nên việc theo sát quy trình sẽ giúp ngân hàng xác định rủi ro xuất hiện và tập trung nhất ở khâu nào để có biện pháp kiểm soát kịp thời và hiệu quả.

[6] Thu thập thông tin: TCTD sẽ tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ khách hàng cung cấp, trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ đối tác của khách hàng, tạp chí, truyền hình, internet… giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quát, thêm nhiều thông tin về khách hàng vay vốn,

khắc phục những rủi ro do thông tin bất cân xứng, nhiều thông tin về đánh giá khách hàng.

[7] Phương pháp thông qua tư vấn: Từ các nhà tư vấn như chuyên viên kế toán – kiểm toán, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, … các nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.

Trên thực tế, các TCTD thường phối hợp nhiều phương pháp để tối ưu hoá nhận diện RRTD. Việc áp dụng các phương pháp nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng TCTD và sự vận dụng linh hoạt, hiệu quả của cán bộ tín dụng.

Để hoạt động nhận diện RRTD trong cho vay tiêu dùng có hiệu quả thì hoạt động QTRRTD phải đảm bảo được hai vấn đề là: Nhận thức của người lãnh đạo, nhà quản trị nói chung đối với hoạt động quản trị phải có nhận thức đầy đủ và sâu rộng về hoạt động QTRR; Thứ hai là vấn đề thông tin phải đầy đủ, chính xác, xử lý thông tin khoa học, kịp thời và thông tin phải sử dụng đồng bộ, hợp lý.

b. Đo lường ri ro tín dng

Đo lường RRTD trong cho vay tiêu dùng là việc TCTD xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ RRTD. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phòng để tài trợ cho RRTD. Đểđo lường rủi ro, TCTD cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro.

Để đánh giá mức độ RRTD đối với TCTD, người ta sử dụng cả hai tiêu chí: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức độ nghiêm trọng của tổn thất). Trong đó, tiêu chí biên độ rủi ro của tín dụng đóng vai trò quyết định, cụ thể theo ma trận dưới đây.

X Á C S U T Gần như chắc chắn Nhiều khả năng Có thể Ít khả năng Hiếm Không quan trọng Thứ yếu Trung bình Lớn Cực lớn TÁC ĐỘNG Hình 1.2. Ma trn đo lường mc độ ri ro tín dng

Đo lường RRTD trong cho vay tiêu dùng giúp TCTD ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng; định kỳ hoặc đột xuất đánh giá lại RRTD cho toàn bộ danh mục tín dụng; cho phép TCTD lường trước được những dấu hiệu mà khoản cấp tín dụng có chất lượng xấu đi để có biện pháp đối phó kịp thời. Việc đánh giá, đo lường RRTD trong cho vay tiêu dùng giúp TCTD ước lượng được mức tổn thất có thể xảy ra để phân loại tín dụng làm cơ sở trích lập dự phòng.

Có hai phương pháp cơ bản để phân tích, đo lường RRTD trong cho vay tiêu dùng là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Hai phương pháp này không loại trừ lẫn nhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân tích, đo lường RRTD. Do vậy, tùy tình hình thực tế mà TCTD có thể sử dụng một trong hai phương pháp hoặc sử dụng cả hai phương pháp đểđánh giá, đo lường RRTD.

® Phương pháp định tính là phương pháp mà TCTD tiến hành thu thập thông tin, phân tích thông tin, đo lường RRTD khách hàng vay về các mặt: Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, nhu cầu vốn vay, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay, các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

® Phương pháp định lượng là phương pháp mà TCTD xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng thông qua việc chấm điểm hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu phi tài chính, nhóm các chỉ tiêu tài chính và tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu. Kết quả xếp hạng tín dụng cho phép TCTD phân khách hàng vay vốn ra thành nhiều nhóm khác nhau với các mức độ rủi ro khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm khách hàng, TCTD áp dụng các chính sách khách hàng khác nhau và giám sát khoản tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro được đo lường cho từng nhóm khách hàng.

vMột số mô hình dùng đểđo lường RRTD trong NHTM:

· Mô hình định tính

Đây là mô hình ngân hàng tiến hành nghiên cứu, phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Đó là mô hình chất lượng 6C, liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng là: Tính cách (Charater), Năng lực (Capacity), Thu nhập (Cash), Tài sản thế chấp (Collateral), Điều kiện (Condition) và Kiểm soát (Control).

(1) Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng. . .

(2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán ...v.v.

(4) Bảo đảm tiền vay: (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng qui định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương theo từng thời kỳ.

(6) Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và qui chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.

·Mô hình định lượng

Mô hình định tính được xem là mô hình cổđiển để đánh giá RRTD. Mô hình này được xem là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù RRTD và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng như trích để lập dự phòng rủi ro. Sau đây là một số mô hình lượng hoá RRTD thường được sử dụng nhiều nhất:

- Mô hình điểm số Z (Z – CREDIT SCORING MODEL)

Mô hình điểm số Z này do E.I.Altman thiết lập để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất tại Mỹ, mô hình này được thiết lập phụ thuộc vào: Chỉ số các yếu tố tài chính của khách hàng vay, tầm quan trọng của các yếu tố này trong việc xác định xác suất mất khả năng thanh toán của khách hàng vay.

Mô hình này phụ thuộc vào: (1) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; (2) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”. X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

- Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.

- 1,8 < Z <3: Không xác định được.

- Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD trong cho vay tiêu dùng tương đối đơn giản.

Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 25 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)