6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No&PTNT Quảng
Nam giai đoạn 2011 -2013
Trong điều kiện kinh tế khó khăn và rất nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, cùng với sự gia tăng mức sống của người dân và sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng đã hướng các ngân hàng tới KHCN như khách hàng tiềm năng. Để thấy rõ hoạt động tín dụng tiêu dùng chuyển biến như thế nào tại Chi nhánh qua từng năm ta phân tích chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng tiêu dùng:
Bảng 2.4. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Cho vay tiêu dùng 283,25 316,04 530,55 32,79 11,58 214,51 67,87 Tổng doanh số cho
vay 1.608,44 2.204,52
2.646,2
4 596,08 37,06 441,72 20,04 Tỷ trọng 17,61 14,34 20,05 -3,27 5,71
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo Quảng Nam)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 DƯ NỢ CVTD TỔNG DƯ NỢ
Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2011-2013.
Dựa vào bảng 2.4 ta thấy tổng số doanh số cho vay tăng đều qua các năm, doanh số CV cho tiêu dùng tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh
số CV nhưng đang đang dần dần mở rộng về quy mô và chất lượng, cụ thể doanh số cho vay năm 2011 chiếm 17,61% tổng doanh số CV nhưng sang đến năm 2012 có tăng lên về số lượng đạt 316,04 triệu đồng chiếm 14,34% doanh số cho vay, tăng chỉ có 11,58% so với năm 2011, thì sang đến năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng đã đạt được 20,05% so với tổng doanh số cho vay, tăng đến 67,87% so với 2012. Sự gia tăng mạnh mẽ này thể hiện sự nỗ lực của CN nhằm tăng dư nợ TD khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
a. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích
(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chênh lệch Số tiền (%) +/- Số tiền (%) +/- Tổng dư nợ CVTD 283.250,00 316.040,00 530.550,00 32790,00 11,58 214510,00 67,87 1. Cho vay sửa chữa, mua sắm nhà cửa 106.926,87 124.393,34 210.575,30 17.466,47 16,33 86.181,96 69,28 2. Cho vay mua ô
tô 48.690,69 58.720,23 106.905,82 10.029,54 20,60 48.185,59 82,06
3. Cho vay tiêu
dùng sinh hoạt 127.632,45 132.926,43 213.068,88 5.293,98 4,15 80.142,45 60,29
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo Quảng Nam)
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2011 2012 2013 3. Cho vay khác
2. Cho vay ô tô
1. Cho vay sửa chữa, mua sắm nhà cửa
Qua bảng 2.5 ta nhận thấy dư nợ cho vay tiêu dùng tăng nhanh qua các năm 2012 chỉ tăng 11,58% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 tăng lên 67,87% so với năm 2012. Cụ thể:
+ Phân theo mục đích cho vay, ngân hàng cho vay chủ yếu cho vay tiêu dùng sinh hoạt. Dư nợ năm 2011 là 127.632,45 triệu đồng nhưng đến năm 2013 con số này đã tăng đến 213.068,88 tăng lên 60,29% so với năm 2012.
+ Bên cạnh đó cho vay sữa chữa và mua sắm nhà cửa cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 đạt 106.926,87 triệu đồng tăng lên 124.3939,34 triệu đồng năm 2012 và tăng lên đến 210.575,30 triệu đồng năm 2013 tương ứng với 1 tỷ lệ tăng là 16,33% năm 2011 so với 2012 và 69,28% năm 2013 so với năm 2012.
+ Đối với cho vay để mua ôtô thì tỷ trọng cho vay có ít hơn so với 2 loại hình trên nhưng đây là phần cho vay có tốc độ tăng nhanh nhất. Năm 2012 tăng hơn 2011 20,60% nhưng đến năm 2013 tăng hơn 2012 đến 82,06%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc thay đổi cơ cấu trong cho vay tiêu dùng, điều này đã chứng tỏ được chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc điều chỉnh dư nợ cho vay theo hướng phù hợp hơn.
b. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn trong giai đoạn 2011-201. (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng dư nợ CVTD 283.250,00 316.040,00 530.550,00 32790,00 11,58 214510,00 67,87 1. Ngắn hạn 77.100,65 103.471,50 189.671,63 26.370,85 34,20 86.200,13 83,31 2.Trung và dài hạn 206.149,35 212.568,50 340.878,38 6.419,15 3,11 128.309,87 60,36
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2011 2012 2013 1. Ngắn hạn 2.Trung và dài hạn
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Dư nợ tín dụng tiêu dùng liên tục tăng trong thời gian qua, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do nguồn tiền huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi ngắn hạn nên ngân hàng chỉ có thể tập trung tín dụng ngắn hạn và hạn chế cấp tín dụng trung, dài hạn. Ngoài ra các khoản tín dụng ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn và vì thế lãi suất cấp tín dụng sẽ thấp hơn, có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Cụ thể: tín dụng tiêu dùng ngắn hạn năm 2012 đạt 103.471,5 triệu đồng tăng 34,20 % so với năm 2011 tương ứng với 1 lượng tăng tuyệt đối là 26.370,85 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 189.671,63 triệu đồng tăng 83,31 % so với năm 2012 tương ứng với 1 lượng tăng tuyệt đối là 86.200,13 triệu đồng điều này chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động nhằm phù hợp với xu thế chung và chiến lượt phát triển của chi nhánh, để giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng.
Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do nguồn tiền huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi ngắn hạn nên ngân hàng chỉ có thể tập trung tín dụng ngắn hạn và hạn chế cấp tín dụng trung, dài hạn. Ngoài ra các khoản tín dụng ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn và vì thế lãi suất cấp tín dụng sẽ thấp hơn, có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
c. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo phương thức tài sản đảm bảo
Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo TS đảm bảo trong giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền +/- (%) Số tiền (%) +/- Tổng dư nợ CVTD 283.250,00 316.040,00 530.550,00 32790,00 11,58 214510,00 67,87 1. CV thế chấp 277.570,00 300.243,00 482.802,00 22.673,00 8,17 182.559,00 60,80 2. CV tín chấp 5.680,00 15.797,00 47.748,00 10.117,00 178,12 31.951,00 202,26
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo Quảng Nam)
0 200000 400000 600000 2011 2012 2013 CV thế chấp CV tín chấp
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo TS đảm bảo
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được rằng tín dụng có đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng ở cả 3 năm. Đây cũng là tâm lý chung của các ngân hàng thương mại nhằm để giảm thiểu rủi ro cho các khoản tín dụng của mình nên ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng đó như đảm bảo bằng bất động sản, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hàng hóa… Tùy vào từng loại tài sản đảm bảo mà khách hàng được vay số tiền nhiều hay ít tương ứng, thường thì số tiền được vay không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.