Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tạ

tại Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam

Với chủ trương chung, trong những năm đến, NHNo Quảng Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, tốc độ tăng trưởng huy động đạt 40%, kế hoạch, tín dụng tăng trung bình 17% trong những năm tới, nợ xấu tiếp tục khống chế xuống 1%, tăng cường các hoạt động bán lẻ. Cụ thể:

- Đẩy mạnh cho vay \ bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, cho vay tiêu dùng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,.. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

- Tiếp tục hạn chế cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán. - Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHNo Quảng Nam thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi và giảm tỷ lệ nợ xấu.

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH QUẢNG NAM

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa

a. Chú trng đến vic xây dng và s dng ngun thông tin phc v

công tác thm định

Hiện nay, nguồn thông tin mà Chi nhánh sử dụng chủ yếu để phân tích vẫn là nguồn thông tin do khách hàng cung cấp vì vậy mà vẫn chưa đảm bảo

được tính khách quan. Để xác minh tính đúng đắn của nó, Chi nhánh nên dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Dưới sự hỗ trợ của NHNN và trung tâm thông tin tín dụng CIC, NHNo Việt Nam nói chung và NHNo Quảng Nam nói riêng đã triển khai xây dựng mạng lưới thông tin từ rất lâu, nhưng mạng lưới thông tin này chưa thật sự đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.

Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng và ra quyết định tín dụng. Muốn nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin. Vì khi thu thập được những thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thể ra các quyết định tín dụng nhanh và chuẩn xác đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khi đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong cấp tín dụng. Bên cạnh đó thông tin có thể cung cấp cho chúng ta những cơ sởđể phân tích đánh giá, phát hiện những dấu hiệu của rủi ro từ đó có biện pháp điều chỉnh, ứng phó cho thích hợp. Cụ thể:

- Thiết kế mẫu thu thập thông tin đối với khách hàng cá nhân:

Việc thu thập thông tin hiện nay từ khách hàng chủ yếu từđơn vị quản lý công tác của khách hàng, các thông tin do khách hàng kê khai trên giấy đề nghị vay, và qua thông tin trao đổi với khách hàng. Tùy vào trình độ, quan điểm của cán bộ tín dụng mà việc thu thập thông tin theo hướng và kết quả khác nhau. Vì vậy cần thiết kế mẫu thu thập thông tin hiệu quảđể yêu cầu các thông tin thống nhất và đầy đủ đối với từng loại khách hàng để thu thập đầy dễ dàng. Ngân hàng cần tiến hành phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi quyết định cho vay. Đối với khách hàng cá nhân cần phải đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của Ngân hàng

+ Nguồn thông tin tin cậy đầu tiên là trên CIC (trung tâm thông tin tín dụng): ở đây nhân viên tín dụng sẽ biết tất cả về khách hàng, từ tiền gửi, tín dụng. Khách hàng đã từng phát sinh nợ ở đâu, đã trả chưa, có nợ xấu không. Thông qua CIC nhân viên thẩm định sẽ có cái nhìn sơ lược về khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin này vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là với các khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân hàng, chính vì vậy mà nhân viên tín dụng không nên phụ thuộc vào nó quá. Có nhiều trường hợp khách hàng đã trả, nhưng thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống, nên đa số trường hợp các nhân viên thẩm định phải điện thoại hỏi khách hàng cho rõ. Chính vì thế, Chi nhánh nên đảm bảo một hệ thống cung cấp và xử lý thông tin báo cáo nội bộ chính xác. Tạo điều kiện cho nhân viên thẩm định tiếp xúc với các nguồn thông tin tin cậy, chính xác, nhằm có cái nhìn khách quan về khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn để xác minh thông tin khách hàng cho nhau.

+ Nhà ở khách hàng và địa phương nơi khách hàng sống: Khi nhân viên thẩm định tới thẩm định thực tế, họ nên tận dụng nguồn thông tin từ hàng xóm xung quanh, tuy nhiên nhân viên tín dụng cần biết lọc thông tin và cẩn thận khi khách hàng thuê người giả để đánh lừa nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, trước khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên thẩm định phải đánh dấu các vấn đề cần thẩm định, những điểm nghi vấn để hỏi khách hàng, đồng thời sự khéo léo của nhân viên ngân hàng là điều rất cần thiết.

+ Các thông tin còn có thể được khai thác từ các nguồn khác nhau, báo đài, ti vi, internet, bạn bè, nhân viên ngân hàng, nơi kinh doanh của khách hàng, nơi khách hàng làm việc... Ngân hàng cần tạo điều kiện cho nhân viên thẩm định tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau. Luôn cập nhật tạp chí ngân hàng, các báo chí kinh tế - xã hội, để họđược nắm bắt thông tin.

thập thông tin riêng của mình, có máy móc thiết bị hiện đại để lưu trữ được lâu hơn và đồng thời có các chuyên gia quản lý, đảm bảo các thông tin luôn được cập nhật kịp thời, chính xác, không xảy ra sự cố bất thường, gây rò rỉ thông tin. Đồng thời, các thông tin này phải đa dạng, về mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh.

Trong quá trình giao dịch, ngân hàng cần xem xét kĩ hồ sơ của khách hàng để phát hiện những giấy tờ cần thiết mà khách hàng còn thiếu hoặc chưa chính xác trước, thông báo cho khách hàng một lần để khách hàng bổ sung, nhằm không gây phiền hà cho khách hàng.

- Xây dựng 1 bộ phận thu thập và phân tích thông tin hiệu quả

Có bộ phận tập hợp, thu thập những số liệu về phát triển kinh tế trên địa bàn, về kinh tếđất nước, trên thế giới, các số liệu về ngành nghề có dư nợ cho vay lớn tại chi nhánh.

Thông tin một cách thường xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của ngân hàng đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan.

b. Hoàn thin chính cho vay phù hp

Để ngân hàng cho vay tiêu dùng có hiệu quả, đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải xây dựng một chính sách cho vay linh hoạt, hợp lý, hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Có nghĩa là: chính sách, mục tiêu ngân hàng đưa ra phải đảm bảo hoạt động kinh doanh sát với thực tế, phù hợp với các yếu tố tăng trưởng kinh tế của ngành hay lĩnh vực đầu tư, phải tính đến những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, dự báo chính xác các hiện tượng kinh tế (biến động chu kì kinh tế), phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, đất nước trong thời gian tới. Một chính sách cho vay phù hợp sẽ giúp chi nhánh Quảng Nam nói riêng và NHNo Việt Nam nói chung sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong tương lai. Từđó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

- Mở rộng các hình thức cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh.

- Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm... - Xác định lãi suất cho vay hợp lý: ứng dụng lãi suất linh hoạt tương ứng với chất lượng dịch vụ. Điều này có nghĩa là tùy từng đối tượng đến vay và tùy từng thời kỳ mà chi nhánh có thể điều chỉnh lãi suất cho vay dao động trong phạm vi biên độ cho phép để vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và phải mang tính hấp dẫn đối với khách hàng.

- Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trường kinh tế

c. Đảm bo thc hin tt quy trình cho vay tiêu dùng

Việc đảm bảo tốt quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro trong cho vay tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:

+ Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây

là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và các có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra chính xác các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của khách hàng.

Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: trình độ của cán bộ thẩm định, nguồn thông tin, các công cụ sử dụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện 3 yếu tố trên.

Đặc thù của ngành cho vay đòi hỏi cán bộ cho vay phải lắn bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt và sản phẩm đầu ra của dự án kinh doanh của khách hàng. Song các cán bộ cho vay của ngân hàng cho vay tuy đã được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu chuyên sau về nghiệp vụ. Vì vậy cán bộ cho vay cần phải xem xét lại việc thẩm định khách hàng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thẩm định, giảm rủi ro cho ngân hàng cho vay. Thẩm định về khách hàng nên tập trung vào một số nội dung sau:

+ Thẩm định tư cách pháp lý và chấm điểm tín dụng của khách hàng cá nhân.

đích ghi trong hợp đồng hay không, có trái pháp luật không, người đi vay có đủ thẩm quyền ký hợp đồng vay vốn hay không, …

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trướckhi cấp tín dụng với khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủđộng và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

+ Tính toán, xác định mức thu nhập của khách hàng vay.

Đây là nhân tố phản ánh tình hình tài chính kinh tế, xã hội và khả năng trả nợ cho ngân hàng cho vay.

+ Thẩm định lĩnh vực, ngành, công việc của khách hàng vay vốn.

Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến lĩnh vực ngành nghề, công việc của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có quyết định cho vay hợp lý.

Đồng thời các ngân hàng cũng nên chú ý vào tình trạng vay nợ hiện nay của khách hàng, khách hàng có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sựđổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Đây vừa là công việc thường xuyên, vừa là giải pháp chủ yếu mà các ngân hàng cho vay đều đang áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

d. Thc hin các gii pháp phòng nga và phân tán ri ro

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)