6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Các biện pháp đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho
trong cho vay tiêu dùng
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam là một trong những ngân hàng hoạt động với quy mô rộng lớn, trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tài sản có, là tài sản luôn tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây cũng chính là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất.
Công tác hạn chế RRTD trong cho vay tiêu dùng được cụ thể hóa như sau:
a. Nhóm biện pháp phòng ngừa rủi ro
+ Tổ chức thực hiện hoạt động cho vay theo đúng chính sách tín dụng.
-Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam tuân thủ các yêu cầu về chính sách tín dụng nhằm tạo ra sự thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủđộng đối phó với rủi ro tín dụng và xác định, phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong NH.
+ Quy trình tín dụng nội bộ.
- Công tác thẩm định tín dụng: trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, NHNo&PTNT Quảng Nam đảm bảo quy định về an toàn tín dụng theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro tín dụng chi nhánh luôn tuân thủ theo các quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng do NHNT ban hành.
- Hệ thống thông tin tín dụng: khi tiến hành phân tích hồ sơ cá nhân, chi nhánh căn cứ vào các số liệu mà khách hàng hoặc đơn vị công tác của khách hàng cung cấp đồng thời nhận được sự hỗ trợ thông tin Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Đo lường, lượng hóa rủi ro tín dụng: đã thực hiện đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng đối với khách hàng thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay: kiểm tra giải ngân sẽ được thực hiện theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản, Phòng Quản
lý nợ sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát giải ngân, đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng. Đối với các trường hợp mang tính phức tạp thì Phòng Khách hàng hoặc Ban Giám đốc tham gia vào quá trình này.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD để xử lý nợ: chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Đồng thời chi nhánh thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định tính (theo Quyết định của Hội đồng quản trị NHNT số 118/QĐ-VCB.CSTD ngày 18/03/2010).
- Sử dụng các công cụ bảo hiểm và phát mãi tài sản: rủi ro tín dụng rất đa dạng và khó kiểm soát mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Vì vậy,chi nhánh luôn tăng cường áp dụng các biện pháp để bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức như: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản từ nguồn hình thành từ vốn vay. Dựa trên cơ sở áp dụng theo Quyết định 49/QĐ- NHNT.QLTD (dựa trên NĐ 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh được thực hiện thông qua phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ (KT GSTT) chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh. Giúp Giám đốc điều hành hoạt động thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh.
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Quảng Nam thực hiện theo qui chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ ban hành theo Quyết định số 162/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 02/07/2007 của Hội đồng quản trị NHNT Việt nam trên cơ sở tuân thủ luật Tổ chức tín dụng và quyết định số 36/NHNN, 37/NHNN về hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Bên cạnh đó chi nhánh còn tuân thủ đúng các quy định về việc thanh tra giám sát trong cho vay tiêu dùng theo công văn số 5461/NHNN-TTGSNH của NHNN, NHNN gởi chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại các phòng giao dịch, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ của các TCTD có hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn. Theo văn bản này, để đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng đúng quy định pháp luật hiện hành, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay, Thống đốc NHNN giao NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt đối với hoạt động của phòng giao dịch, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ tại địa bàn, đảm bảo hoạt động của các đơn vị này tuân thủ đúng quy định tại Công văn số 6840/NHNN-TTGSNH ngày 08/10/2012, Công văn số 683/NHNN-TTGSNH ngày 28/01/2013 và các văn bản hướng dẫn khác của NHNN.
b. Nhóm biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
+ Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề:
Để giảm mức độ RRTD, chi nhánh đã xây dựng các giải pháp xử lý nợ có vấn đề phù hợp với tình hình thực tế. Như thành lập tổ xử lý nợ xấu, tổ xây dựng kế hoạch, lập các biện pháp, quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời.
- Thành lập Tổ xử lý nợ xấu gồm 3 thành viên do Giám đốc Chi nhánh phụ trách tín dụng làm tổ trưởng, 01 phó phòng Khách hàng và 01 Cán bộ Phòng khách hàng. Tổ xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể và có các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ.
- Xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách toàn diện và liên tục. Nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 là nợ có vấn đề, được quan tâm theo dõi đặc biệt, được Tổ xử lý nợ xấu lập kế hoạch xử lý thu hồi cho từng món nợ cụ thể.
Đối với khách hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng được chi nhánh xử lý cho gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản
xuất để tạo nguồn trả nợ. Tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý để giúp khách hàng vượt qua khó khăn.
Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, chi nhánh kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay (nếu có), phát mãi tài sản thông qua hình thức bán đấu giá tài sản, khởi kiện khách hàng vay ra tòa án, bán nợ để tăng cường khả năng thu hồi nợ.
Với những nỗ lực của mình, tổn thất tín dụng tại chi nhánh đã được giảm thiểu đáng kể, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính. Đối với nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro, chi nhánh xác định rõ việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, còn ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, do vậy chi nhánh đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để thu hồi nợ.
Nhìn chung, chi nhánh xử lý thu hồi nợ có vấn đề khá linh hoạt. Bài học rút ra là nơi nào làm tốt công tác thu hồi nợ có vấn đề thì nơi đó có mức rủi ro tín dụng thấp.
+ Cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ:
NHNo&PTNT Quảng Nam đã nhận thức, đánh giá và dự báo được tình hình nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới, tác động trực tiếp đến khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, làm suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu. Vì vậy, chi nhánh đã thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng, thực hiện cho vay duy trì hoạt động và cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời do ảnh hưởng khách quan.
+ Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:
Chi nhánh luôn tăng cường áp dụng các biện pháp để bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức như: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản từ
nguồn hình thành từ vốn vay. Dựa trên cơ sở áp dụng theo Quyết định 49/QĐ- NHNT.QLTD. Nhờđó, tổn thất tín dụng được giảm thiểu khi có rủi ro.
Đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, theo quy định hiện hành, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có thể thực hiện thông qua yêu cầu khách hàng tự phát mãi tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án đề nghị phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ.
Chi nhánh đã thu hồi nợ xấu từ việc phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay năm 2011 là 2.457 triệu đồng, năm 2013 là 1.665 triệu đồng.
+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý: Với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng, chi nhánh đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm. Số trích lập quỹ dự phòng rủi ro liên tục tăng qua các năm, tăng tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng.