Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 113 - 117)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

- Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng (Trung tâm CIC- Ngân hàng Nhà nước): Thông tin CIC cung cấp phải mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để các ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ nhân viên có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số. Ngoài ra NHNN nên có những biện pháp cải tiến thích hợp, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để các ngân hàng nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin khách hàng.

- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp

lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác. Ổn định các chính sách về tỷ giá, tín dụng, các vấn đề vĩ mô khác để giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định.

- Hoàn thiện pháp luật về các nghiệp vụ ngân hàng giúp cho các NHTM có điều kiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng.

KT LUN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Quảng Nam trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lương tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, danh mục và đối tượng đầu tư tín dụng, hỗ trợ thông tin… góp phần hoàn thiện các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và Chính phủ, NHNT Việt Nam một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

KT LUN

Trong bối cảnh hội nhập thị trường tài chính, toàn cầu hóa và hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh khốc liệt hơn, mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu, do vậy đòi hỏi ngành ngân hàng cần có những bước đi đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, quan trọng cần có những cải cách để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng hoạt động dịch vụ. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM rủi ro càng là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi. Chỉ có điều mức độ xảy ra rủi ro và khả năng hạn chế rủi ro của con người trong kinh doanh ở mức nào mà thôi. Do vậy, hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình quá độ.

Trong thời gian qua tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Nam cũng đã bộc lộc những điểm hạn chế nhất định. Vì vậy để giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo điều kiện cho ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời mở cửa thì ta cần tiếp tục tích cực triển khai nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

TÀI LIU THAM KHO

[1] PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh (2012), “Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại – Vận dụng vào thực tiễn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 256

[2] PGS. TS Võ Thị Thúy Anh (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà

xuất bản Thống Kê.

[3] Phạm Thị Vân Bình (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Hải Vân, Luận văn

Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[4] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại- Tín dụng ngân hàng, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.

[5] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[6] PGS. TS Lâm Chí Dũng (2009), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Thị Anh Đào (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[8] PGS,TS. Nguyễn Đắc Hưng ( 2013) “Phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn và hiệu quả”, Tạp chí Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.

[9] TS.Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB

Thống Kê

[10] Luật liên quan: Bộ luật dân sự, Luật các TCTD, Luật Thương mại,

[12] Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Hà

Nội.

[13] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.

[14] Tố Uyên (2013), “Tín dụng tiêu dùng: Càng dễ dãi, càng nặng rủi ro”,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn , chi nhánh đà nẵng (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)