6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
a. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng hiệu quả
Tuân thủ các thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), theo đó chức năng quản trị rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận độc lập, tách bạch với bộ phận kinh doanh. Đồng thời, tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước về việc tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, các khoản cấp tín dụng phải qua 3 khâu: thẩm định đề xuất, phê duyệt tín dụng và kiểm soát.
NHNo&PTNT Quảng Nam đã thành lập Ban Quản trị rủi ro, trong đó có Phòng Chính sách, Phòng quản lý danh mục thực hiện chức năng quản lý RRTD thuộc bộ máy quản lý và điều hành, độc lập với đơn vị cấp tín dụng. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Quản trị rủi ro, Ban Kiểm toán nội bộ và Các đơn vị cấp tín dụng.
b. Ban hành hệ thống văn bản quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ
Để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh do hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình thủ tục nghiệp vụ tín dụng không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Chi nhánh đã xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng bao gồm 5 cấp độ sau:
- Các chính sách: Chính sách quản lý rủi ro, chính sách phân loại nợ. - Các quy chế: Quy chế hoạt động tín dụng, quy chế hoạt động của các Ủy ban, hội đồng.
- Các quy trình: Quy trình tín dụng, quy trình nhận, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm.
- Các quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng; Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn; Quy định áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Quy định áp dụng hệ thống xếp hạng tài sản bảo đảm.
- Các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ liên quan chi tiết cho từng đối tượng cấp tín dụng, sản phẩm tín dụng, ….v.v.
c. Cơ cấu danh mục đầu tưđể phân tán rủi ro
Chi nhánh đã và đang đa dạng hóa danh mục cho vay: theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo ngành kinh tế, theo đối tượng khách hàng, nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào một số khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực, …v.v.
- Quản lý danh mục cho vay bằng cách tuân theo các giới hạn dư nợ đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại hình khách hàng, từng ngành kinh tế, từng thời hạn cho vay, từng loại tiền tệ và thường xuyên theo dõi giám sát danh mục cho vay nhằm có cảnh báo kịp thời.
d. Hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng
- Giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng;
- Nghiên cứu, xây dựng, cải tiến, triển khai, quản lý các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý danh mục cho vay, phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định;
- Thực hiện đo lường báo cáo, đề xuất giải pháp thường xuyên với tình hình rủi ro tín dụng (nợ quá hạn, tình hình cho vay một số sản phẩm rủi ro cao, …) cho các cấp có thẩm quyền;
- Việc kiểm tra giám soát các khoản cho vay ngay sau giải ngân hoặc trong quá trình giải ngân rất quan trong nên được chú trọng, kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, cập nhật thay đổi của khách hàng, tình hình tài chính,…. Vì vậy có thể nói, kiểm soát rủi ro tín dụng là cơ sở để NHNo Quảng Nam hạn chế nợ quá hạn. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau;
- Công tác quản lý khách hàng do Chuyên viên quan hệ khách hàng đảm nhiệm là chủ yếu nên xảy ra tình trạng quá tải khối lượng công việc khi phải chú trọng tập trung phát triển khách hàng mới, không có sự kiểm tra chéo hoặc không có sự tham gia phối hợp của các bộ phận giám sát trong quá trình kiểm tra sau cho vay để đảm bảo khách quan cũng như phát hiện sai sót, đưa ra các nhận định độc lập về khoản vay để Ban lãnh đạo Chi nhánh kiểm soát kịp thời và đưa ra các biện pháp xử lý.
- Công tác xử lý nợ xấu:
+ Công tác xử lý nợ được chi nhánh chú trọng và ưu tiên tập trung các nguồn lực xử lý dứt điểm và triệt để các khoản nợ tồn đọng, khoản nợ có rủi ro cao cũng như các khoản vay tiềm ẩn rủi ro trong tương lai gần.
+ Việc xử lý nợ tại NHNo&PTNT Quảng Nam chủ yếu gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, dừng dự thu đối với các khoản vay không có khả năng trả nợ đúng hạn theo cam kết, vì vậy tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của chi nhánh, chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng, khả năng tìm ẩn những khoản nợ xấu là rất lớn, …v.v.
e. Kiểm soát trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng
- NHNo&PTNT Quảng Nam tuyệt đối tuân thủ các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng do NHNo ban hành, nhờ đó nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng tại đơn vị.
- Ngoài ra, NHNo&PTNT Quảng Nam cũng đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện tại, lựa chọn duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng.
f. Kiểm soát tài sản đảm bảo
nhau, NHNo Quảng Nam đã ban hành Quy định xếp hạng tài sản bảo đảm để có các ứng xử phù hợp với từng loại tài sản bảo đảm nhằm xác định mức cho vay phù hợp cũng như có các biện pháp kịp thời hỗ trợ công tác quản lý tài sản bảo đảm và quản lý khoản vay.
- Biện pháp bảo đảm tiền vay: Dựa trên kết quả xếp hạng tài sản bảo đảm áp dụng cho từng loại tài sản dự trên nhiều yếu tố như: pháp lý tài sản, vị trí, tính thanh khoản, …. Để đơn vị cấp tín dụng có cơ sở áp dụng tỷ lệ cho vay/ tài sản bảo đảm hợp lý theo quy định nhằm giải thiểu rủi ro cho khoản cấp tín dụng. Hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Để khách hàng cùng có trách nhiệm và chia sẽ rủi ro cùng ngân hàng, áp dung biện pháp bảo đảm tiền vay được ngân hàng sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.