Đặc điểm trong cho vay dự án đầu tƣ củaNgân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực quảng nam – đà nẵng (Trang 26 - 29)

7. Bố cục của luận văn:

1.2.2.Đặc điểm trong cho vay dự án đầu tƣ củaNgân hàng Phát triển

triển

Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc, mục tiêu của công tác quản lý hoạt động tín dụng ĐTPT của NHPT hoàn toàn khác với mục tiêu của công tác quản lý tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại.

Trong khi các mục tiêu chính của tín dụng NHTM là: tăng trƣởng, kiểm soát rủi ro và sinh lời, trong đó mục tiêu cơ bản và lâu dài là sinh lời thì mục tiêu của quản lý tín dụng ĐTPT của NHPT là nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà Nhà nƣớc đặt ra đối với hoạt động này.

Theo đó, các mục tiêu cơ bản của tín dụng ĐTPT của NHPT bao gồm: - Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Kích thích đầu tƣ của các tổ chức kinh tế khác, góp phần tạo ra tốc độ phát triển kinh tế cao hơn.

Mặt khác, vì hoạt động tín dụng ĐTPT đối diện với rủi ro tín dụng, trong một số trƣờng hợp mức độ rủi ro tín dụng còn cao hơn so với tín dụng của NHTM nên bên cạnh việc đạt đƣợc các mục tiêu nói trên, công tác quản lý tín dụng ĐTPTcủa NHPT còn phải đặt ra mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra, NHPT là tổ chức đƣợc nhà nƣớc ủy thác công tác tín dụng ĐTPT cũng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ trong quá trình hoạt động tín dụng.

Cho vay tín dụng đầu tư: Đối tƣợng vay vốn là các dự án đầu tƣ có khả

năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chƣơng trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Danh mục đối tƣợng vay vốn cụ thể và thời hạn ƣu đãi cho từng loại đối tƣợng thực hiện theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc là cho vay các dự án đầu tƣ, do Nhà nƣớc quản lý, cho vay theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, vì lợi ích của Nhà nƣớc và đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi. Do vậy tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc có những đặc điểm nổi bật nhƣ sau:

- Tín dụng ĐTPT tài trợ theo mục tiêu chính sách chiến lƣợc của Nhà nƣớc; - Đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về lãi suất;

- Quy mô vốn lớn, thời hạn cho vay dài; - Chứa đựng nhiều rủi ro;

- Dự án đầu tƣ có khả năng tạo nguồn thu và hoàn trả vốn trực tiếp. - Phạm vi của tín dụng ĐTPT hẹp, hạn chế:

Chính sách tín dụng của Nhà nƣớc với mục đích là hỗ trợ những dự án, chƣơng trình kinh tế lớn, những vùng khó khăn hoặc những ngành nghề mà kinh tế dân doanh không làm hoặc không đủ vốn để thực hiện. Điều này vô hình chung cũng tạo ra những hạn chế nhất định từ mặt trái ƣu đãi của Nhà nƣớc. Chẳng hạn nhƣ:

Trong tín dụng dài hạn thì tín dụng đầu tƣ có tỷ lệ rủi ro rất cao. Thời gian cho vay dài sẽ xuất hiện các rủi ro, mà trong quá trình thẩm định không thể lƣờng hết đƣợc. Mức vốn cho vay lớn, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt hoặc kinh tế dân doanh không đủ khả năng vốn đáp ứng. Thƣờng những dự án nhƣ thế này lại tập trung vào các DNNN, các công ty lớn. Điều này cũng vô hình chung tạo nên RRTD lớn, do mức độ tập trung vốn vào một nhóm khách hàng, ngành hàng lớn.

Lãi suất tín dụng thƣờng thấp hơn lãi suất thị trƣờng, điều kiện bảo đảm nợ vay đƣợc nới lỏng, do vậy nó làm xuất hiện tâm lý chiếm dụng nguồn vốn “rẻ“ của các khách hàng về việc hoàn trả vốn TDNN hoặc tâm lý hiểu vốn TDNN là của Nhà nƣớc nên tranh thủ vay càng nhiều càng tốt, ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn hoặc dễ xuất hiện rủi ro về trách nhiệm của khách hàng.

Nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ vào các ngành kinh tế, vùng kinh tế khó khăn; sản phẩm mới.... rõ ràng đối tƣợng cho vay TDNN đã hàm chứa rất nhiều yếu tố rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực quảng nam – đà nẵng (Trang 26 - 29)