Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực quảng nam – đà nẵng (Trang 89 - 93)

7. Bố cục của luận văn:

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành

Chính sách TDĐTcủa Nhà nƣớc cần hoàn thiện và đảm bảo nguyên tắc xác định rõ phạm vi, đối tƣợng cho phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc theo từng thời kỳ.

Hiện nay, việc sửa đổi Nghị định của Chính Phủ thƣờng mất nhiều thời gian, do đó, danh mục các dự án thuộc đối tƣợng vay vốn tín dụng đầu tƣ cần đƣợc quy định riêng, tách rời Nghị định để đảm bảo tính linh hoạt trong việc điều chỉnh đối tƣợng cho phù hợp với chiến lƣợc phát triển đầu tƣ của đất nƣớc.

Kế hoạch phát triển kinh tế theo các ngành nghề, lĩnh vực phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, thể hiện rõ nét định hƣớng dài hạn, không nên thay đổi hàng năm, dàn trải. bởi điều này không chỉ gây ra nhiều lung túng, bị động trong việc chuẩn bị các dự án đầu tƣ và bố trí nguồn vốn mà còn hạn chế khả năng tập trung nguồn lực thích đáng cho các mục tiêu chiến lƣợc, lãng phí vốn và cũng dễ nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động cho vay, lựa chọn dự án đầu tƣ, ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ.

Kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo sâu sát hơn nữa đến các Bộ, ngành có liên quan trong việc ban hành văn bản hƣớng dẫn đƣợc kịp thời, không để tình trạng “nghị định chờ thông tƣ” nhƣ trong thời gian qua, đây là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.

b. Tăng tính tự chủ trong hoạt động cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một là, Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Hội đồng quản lý

NHPT phải thật sự là đại diện chủ sở hữu, đại diện của Chính phủ để quản lý và có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của NHPT. Chính Phủ nên giao cho NHPT chủ động quyết định lãi suất cho vay trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng và rủi ro của dự án

suất huy động theo kế hoạch tổng thể hàng năm (bao gồm cả việc huy động nội tệ và ngoại tệ); trích lập và xử lý rủi ro theo quy định của Chính phủ. Một ngân hàng chính sách 100% vốn Nhà nƣớc và hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, dần tự chủ trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm; Lĩnh vực hoạt động: tài trợ phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa, tập trung vào những dự án lớn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sức lan tỏa phát triển cho vùng/miền, giới hạn ở những dự án mà khu vực tƣ nhân không muốn hoặc không đủ nguồn lực tài trợ.

NHPT đƣợc chủ động quyết định tài trợ cho các dự án phát triển với các mức lãi suất đảm bảo bù đắp đƣợc chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và phí bảo hiểm rủi ro dựa trên nguyên tắc thị trƣờng nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững và giảm dần tiến tới không còn sự cấp bù của NSNN. Quan hệ với Chính phủ và các Bộ, ngành, thực hiện cơ chế: “Chính phủ định hƣớng, ngân hàng chủ động”, Chính phủ quy định các định hƣớng tổng thể, các Bộ ngành quản lý nhà nƣớc theo lĩnh vực, NHPT đƣợc quyết định theo thẩm quyền để chủ động thực hiện các định hƣớng mục tiêu tổng thể đó.

Hai là, Mở rộng quyền quyết định giải pháp xử lý rủi ro cho Hội đồng

Quản lý NHPT Việt Nam mà cụ thể là biện pháp khoanh nợ đối với những dự án/ khoản vay đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính thẩm tra lại quyết định khoanh nợ của NHPT khi thấy cần thiết. Hiện nay, Tổng Giám đốc NHPT chỉ đƣợc đƣa ra giải pháp tín dụng là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, trƣờng hợp khoanh nợ do Bộ trƣởng Bộ Tài Chính quyết định trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản lý NHPT Việt Nam cho từng dự án/ khoản vay; Thủ tƣớng Chính phủ quyết định các trƣờng hợp xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ do Bộ Tài Chính trình trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản lý NHPT Việt Nam và ý kiến thẩm định của liên Bộ Tài Chính- Kế hoạch và Đầu tƣ - Ngân hàng Nhà nƣớc. Với quy định nhƣ vậy, việc xử lý

rủi ro tại NHPT gặp nhiều vƣớng mắc, thời gian xử lý thông qua các Bộ ngành liên quan kéo dài, có dự án thuộc đối tƣợng xử lý nợ kéo dài nhiều năm mà vẫn chƣa ra quyết định. Điều này ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng tại NHPT Việt Nam.

Ba Là, cho phép áp dụng mức trích DPRR cao hơn nhƣ khối NHTM

đang áp dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Việc để đảm bảo tính thống nhất chung giữa các Ngân hàng. Vì việc trích 0,5%/dƣ nợ bình quân cho vay và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tƣkhông đảm bảo đƣợc tính chủ động của Ngân hàng khi xử lý rủi ro vì khi nguồn xử lý rủi ro không đủ bù đắp thì phải thông qua Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt. Mặ khác, việc trích lập dự phòng nhƣ trên chƣa phản ảnh đƣợc mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Hoàn thiện và đổi mới cơ chế TDNN theo hƣớng: Các dự án đầu tƣ thuộc nguồn vốn TDNN đều phải lấy hiệu quả, khả năng hoàn vốn làm tiêu chuẩn để quyết định đầu tƣ theo hƣớng gắn trách nhiệm của ngƣời vay trong quá trình vay và trả nợ.

Về phía Bộ Tài chính: Bố trí kịp thời nguồn vốn cho vay từ Ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là những khoản vay lớn theo chỉ định của Chính phủ nhƣ các khoản vay theo chƣơng trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nƣớc, cho vay các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ. Nhanh chóng bố trí nguồn vốn Ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm, để bổ sung nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển.

Các Bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tƣ phát triển, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động cho vay đối với VDB nhằm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nƣớc để khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, chống thất thoát, lãng phí và có hƣớng khắc phục kịp thời. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, các Bộ, ngành có thể phát hiện ra

những bất cập trong chính sách cho vay vốn TDĐT và lấy đó làm cơ sở trình Chính phủ sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đạt hiệu quả hơn.

Các Bộ, ngành cần hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về thị trƣờng, giá cả sản phẩm, thiết bị công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật… nhằm giúp các nhà đầu tƣ có cơ sở đầy đủ hơn khi lập dự án đầu tƣ cũng nhƣ trong quá trình đầu tƣ và đƣa dự án vào khai thác sử dụng.

- Đối với Cơ quan thuế: đề nghị phối hợp cung cấp thông tin kịp thời cho Ngân hàng Phát triển về những doanh nghiệp có vi phạm trong kê khai thuế, không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc giúp Ngân hàng Phát triển có thêm căn cứ đánh giá uy tín khách hàng, nâng cao chất lƣợng thẩm định.

- Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh: đề nghị có những hỗ trợ trong việc xác minh, thẩm định tƣ cách pháp nhân của khách hàng vay vốn (ví dụ tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đại diện pháp nhân, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực quảng nam – đà nẵng (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)