ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG

Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra lợi nhuận theo kiểu truyền thống: chúng sản xuất ra sản phẩm và bán cho ngƣời tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, những khách hàng bán sỉ và các cửa hang bán lẻ và công ty sản xuất đ uống thì bán sản phẩm của họ thông qua hệ thống phân phối. Ở một đất nƣớc đậm chất văn hóa châu Á nhƣ Việt Nam, phụ nữ luôn là ngƣời giữ vai trò chăm lo cho gia đ nh về ngu n thực phẩm, thức uống cũng nhƣ đ dùng hằng ngày trong nhà. Chắnh vì vậy, họ luôn nhạy bén hơn trong việc nắm bắt hàng tiêu dùng hay nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng. Có đúng hay không khi nghĩ rằng sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản trị công ty ngành hàng tiêu dùng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp thành công trong ngành hàng tiêu dùng thƣờng là công ty lớn có thƣơng hiệu mạnh hiện đang thống trị thị với quy mô lớn. Nhờ lợi thế về quy mô mà các công ty trong lĩnh vực này có thể mở rộng những nhà máy sản xuất trên thị trƣờng, bằng những kỹ thuật và công nghệ mới với giá rẻ. Điều này đặt ra giả thuyết liệu quy mô công ty, kéo theo đó là quy mô Hội đ ng quản trị có ảnh hƣởng đến sự thành công của công ty?

Thêm vào đó, những doanh nghiệp này thƣờng là những công ty đã t n tại từ lâu và có tốc độ phát triển ổn định, đây sẽ không phải làmột lựa chọn tốt cho đầu tƣ. Bởi vậy, các nhà đầu tƣ bên ngoài doanh nghiệp sẽ luôn xem xét cẩn thận một số rủi ro tiềm ẩn mà công ty phải đối mặt. Từ đó, tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị sẽ cho tác giả câu trả lời liệu sự phát triển của công ty có bền vững hay không?

Mặt khác, tăng trƣởng doanh thu của các công ty trong ngành này thấp nên tăng trƣởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Các công ty trong ngành luôn tìm cách giữ cho mức hàng hóa t n kho thấp và giá rẻ, những nhà sản xuất hàng tiêu dùng phải có cơ cấu sản xuất tinh gọn và linh động. Điều này cần một bộ máy quản trị công ty am hiểu tƣờng tận về tài chắnh kế toán đặc biệt là kế toán quản trị để xây dựng tổ chức đáp ứng đƣợc các đặc điểm của ngành này và phát triển bền vững trong sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

2.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

 Quy mô của Hội đ ng quản trị

Bằng thực nghiệm, kết quả nghiên cứu của Võ H ng Đức & Phan Bùi Gia Thủy (2013) đã cho thấy t n tại mối quan hệ trái chiều giữa quy mô của Hội đ ng quản trị với giá trị công ty. Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành hàng tiêu dùng là các công ty thành công và t n tại lâu dài thƣờng là những công ty có quy mô lớn. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng Hội đ ng quản trị có quy mô lớn hơn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động tốt hơn (Pfeffer, 1972; Klein, 1998; Coles & cộng sự, 2008) và kết quả nghiên cứu của Shukeri, Shin và Shaari (2012) chỉ ra rằng quy mô Hội đ ng quản trị có quan hệ tắch cực với kết quả hoạt động của công ty. Lý do là, Hội đ ng quản trị có quy mô càng lớn sẽ có hệ thống dữ liệu thông tin càng tốt, dẫn đến Hội đ ng quản trị sẽ tự chủ trong việc ra quyết định (Dalton & cộng sự, 1999). Chắnh vì những cơ sở trên, giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H1: Quy mô Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

 Mức độ độc lập của Hội đ ng quản trị:

Nghiên cứu của Stiles và Taylor (2001) cho thấy một tỷ lệ nhà quản trị độc lập càng lớn thì kết quả kinh doanh càng tốt. Điều này phù hợp giải thắch rằng các nhà quản trị bên ngoài Hội đ ng quản trị có thể tăng cƣờng giá trị công ty bằng cách cung cấp dịch vụ quản lý, điều hành kinh nghiệm và đƣợc coi là ngƣời giám hộ lợi ắch của cổ đông thông qua giám sát và kiểm soát (Fama và Jensen, 1983). Các nhà quản trị này sẽ đánh giá tốt hơn và là đại diện công bằng hơn cho lợi ắch của cổ đông, phù hợp nhƣ một cơ chế quản lý đáng tin cậy và khả năng tiềm ẩn của họ để tập trung vào việc đảm bảo tối đa hoá giá trị của cổ đông (Beasley, 1996). Do đó, sự độc lập của Hội đ ng quản trị sẽ đảm bảo giá trị cao cho công ty nên giả thuyết đƣợc đƣa ra:

H2: Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.

 Sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành:

Tách vai trò Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đ ng quản trị sẽ đảm bảo sự cân bằng quyền lực của hai tên gọi cũng nhƣ tránh xung đột lợi ắch phát sinh. Việc không có sự tách biệt giữa quản lý quyết định và kiểm soát quyết định, Hội đ ng quản trị sẽ không thể giám sát và đánh giá hiệu quả giám đốc điều hành (Mary, 2005). Giám đốc điều hành có nhiều khả năng sử dụng quyền lực của m nh nhƣ chủ tịch Hội đ ng quản trị để lựa chọn giám đốc ủng hộ m nh. Do đó, sự kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đ ng quản trị sẽ làm phát sinh nhiều mâu thuẫn hơn, giảm hiệu quả hoạt động của công ty và do đó, giả thuyết sau đƣợc phát triển:

H3: Sự kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản trị:

Thành viên nữ trong Hội đ ng quản trị đƣợc đề cập khá nhiều trong các chủ đề nghiên cứu và là một khắa cạnh quan trọng thể hiện tắnh đa dạng trong Hội đ ng quản trị (Dutta & Bose, 2006). Đ ng quan điểm trên, Verner (2006) đã nói rằng các giám đốc phụ nữ có thể hiểu rõ hơn điều kiện thị trƣờng cụ thể hơn nam giới, điều này mang lại sự sáng tạo và chất lƣợng hơn cho việc ra quyết định. Và sự tham gia của nữ giới có thể tạo ra hình ảnh công chúng tốt hơn của công ty và cải thiện hoạt động của công ty. Đ ng thời, các thành viên Hội đ ng quản trị sẽ gia tăng những tri thức, sự hiểu biết bên ngoài một khi nữ giới đƣợc bổ nhiệm vào Hội đ ng quản trị hay những vị trắ giám sát cụ thể. Bên cạnh đó, theo quan điểm tác giả, sử dụng hàng tiêu dùng là nữ giới quyết định là phù hợp văn hóa châu Á nên nữ giới thƣờng là phái nhạy bén hơn trong việc nắm bắt xu hƣớng hàng tiêu dùng và nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng. Điều này tạo lợi thế khi có nữ giới tham gia trong Hội đ ng quản trị của ngành này mà tiêu biểu là sự thành công của tập đoàn Vinamilk với lĩnh vực hoạt động là sản xuất và phân phối sữa uống dƣới sự lãnh đạo của chủ tịch là bà Mai Kiều Liên Ờ một phụ nữ thành đạt. Do đó, giả thuyết sau đƣợc xây dựng:

H4: Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị càng nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tăng.

 Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chắnh kế toán trong Hội đ ng quản trị:

Vai trò của Hội đ ng quản trị là kiểm soát, giám sát mọi quyết định để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác, tăng trƣởng doanh thu của các công ty ngành hàng tiêu dùng thấp nên tăng trƣởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Các

công ty trong ngành luôn tìm cách giữ cho mức hàng hóa t n kho thấp và giá rẻ, bộ máy sản xuất tinh gọn và linh động. Để làm đƣợc công việc này, từng thành viên Hội đ ng quản trị không những là chuyên gia trong công tác quản lý mà còn phải am hiểu tốt trong các lĩnh vực nhƣ: tài chắnh, kế toán và đặc biệt là kế toán quản trị. Điều này nói lên rằng vai trò của Hội đ ng quản trị có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của thành viên Hội đ ng quản trị. Chất lƣợng của các thành viên Hội đ ng quản trị đƣợc thể hiện ở tắnh độc lập của Hội đ ng quản trị, tr nh độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và đặc điểm của Hội đ ng quản trị (Nicholson & Kiel, 2004; Fairchild & Li, 2005; Adams & Ferreira, 2007). Từ những cơ sở trên, giả thuyết đƣợc đặt ra nhằm kiểm định sự tác động của tr nh độ chuyên môn lên hiệu quả hoạt động công ty:

H5: Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chắnh kế toán trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

 Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị:

Brickley & cộng sự (1988) cho rằng việc sở hữu cổ phiếu của các thành viên Hội đ ng quản trị tạo ra sự động viên, khắch lệ hiệu quả. Điều này sẽ đảm bảo các thành viên Hội đ ng quản trị vận hành doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu hơn và giám sát các Giám đốc điều hành doanh nghiệp một cách cẩn trọng hơn. Tƣơng tự, nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thông (2017) về cấu trúc sở hữu, đặc tắnh Hội đ ng quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam liên quan đến giả thuyết gắn kết lợi ắch chỉ ra rằng một tỷ lệ sở hữu phù hợp của các nhà quản lý sẽ gắn kết lợi ắch của các nhà quản lý với cổ đông và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu của Johnny Jermias và Lindawati Gani (2013) cũng nhận thấy rằng quyền sở hữu cổ phần quản lý tác động tắch cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Từ đó, tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị sẽ cho tác giả câu trả lời về hiệu quả hoạt động của công ty ? Từ đây, tác giả đề ra giả thuyết thứ 6:

H6: Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

 Sự tham gia của thành viên tổ chức trong công ty:

Denis & McConnell (2003), Becker & cộng sự (2011) cho rằng thông qua việc sở hữu lớn tỷ lệ cổ phiếu nhằm tập trung quyền hành hầu hết thƣờng có ảnh hƣởng tắch cực đến giá trị công ty. Với sự tham gia của thành viên tổ chức trong công ty, bên cạnh vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp, họ âm thầm mang tới nhiều lợi thế:

Thứ nhất, thành viên là tổ chức giải quyết tình trạng thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch. Điều này đã đƣợc Akerlof nói đến từ những năm 1970. T nh trạng thông tin bất cân xứng làm đa phần các nhà đầu tƣ nhỏ nghĩ rằng m nh có ắt thông tin hơn nên có xu hƣớng bán hạ giá cổ phiếu xuống dƣới mức hợp lý để giảm thiểu rủi ro mua đắt của mình gây bất lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi có sự tham gia của tổ chức trong Hội đ ng quản trị, doanh nghiệp sẽ đƣợc xem xét là có sức khỏe tài chắnh tốt khiến các nhà đầu tƣ nhỏ sẽ an tâm hơn về cổ phiếu mà mình nắm giữ.

Thứ hai, thành viên tổ chức sẽ giúp tăng cƣờng tắnh thanh khoản của cổ phiếu bằng cách thực hiện giao dịch với khối lƣợng giao dịch thƣờng lớn. Một lý do khác, cổ phiếu có nhiều tổ chức nắm giữ thƣờng có mức thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu mà họ không quan tâm vì hầu hết các tổ chức luôn có xu hƣớng lựa chọn cổ phiếu có tắnh thanh khoản khá trở lên để đảm bảo hiệu quả về sinh lời và an toàn trƣớc rủi ro biến động giá.

Cuối cùng, thành viên tổ chức giúp tăng cƣờng vấn đề quản trị xung đột lợi ắch trong công ty. Vì với sức ép từ họ, tự doanh nghiệp sẽ phải luôn điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉnh để hoạt động thông tin, quản trị và cân bằng lợi ắch giữa các bên theo đúng chuẩn cần thiết. Từ những lý do trên, giả thuyết đƣợc đặt ra là:

H7: Sự tham gia của thành viên tổ chức làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2 Đo lƣờng biến phụ thuộc

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng ba biến phụ thuộc ROA, ROE và TobinỖs Q để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng.

 ROA: Là tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ. ROA đƣợc xác định bằng công thức sau:

 ROE: Là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của đơn vị trong quá khứ. ROE đƣợc xác định bằng công thức sau:

 Không giống nhƣ ROA, ROE vẫn thƣờng đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu, chỉ số TobinỖs Q có ƣu điểm nhất định. Nếu nhƣ ROA, ROE phản ánh kết quả trong quá khứ th TobinỖs Q phản ánh kỳ vọng tƣơng lai của nhà đầu tƣ. Điều này rất quan trọng bởi vì ắch lợi của quản trị doanh nghiệp không thể xác định trong ngắn hạn. Thêm vào đó, phƣơng pháp tắnh toán TobinỖQ dựa trên giá trị thị trƣờng của cổ phiếu là khách quan hơn bởi vì nó nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý. TobinỖs Q đƣợc xác định bằng công thức:

- Giá trị sổ sách của các khoản nợ đƣợc lấy từ chỉ tiêu tổng nợ phải trả trên báo cáo tài chắnh của doanh nghiệp.

- Giá trị sổ sách của tài sản đƣợc lấy từ chỉ tiêu tổng tài sản trên báo cáo tài chắnh của doanh nghiệp.

- Giá trị thị trƣờng của cổ phiếu = Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành x Giá trị thị trƣờng của 1 cổ phiếu hay đƣợc tắnh thông qua Chỉ số giá cổ phiếu thị trƣờng trên giá cổ phiếu sổ sách P/B nhƣ sau:

Giá trị thị trƣờng của cổ phiếu = Chỉ số P/B x Giá trị sổ sách của cổ phiếu.

2.2.3 Đo lƣờng biến độc lập

Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu g m:  Quy mô của Hội đ ng quản trị:

Quy mô của Hội đ ng quản trị đƣợc đo lƣờng bằng tổng số thành viên có trong Hội đ ng quản trị.

 Mức độ độc lập của Hội đ ng quản trị:

Mức độ độc lập của Hội đ ng quản trị đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ thành viên Hội đ ng quản trị không tham gia điều hành trên tổng số thành viên Hội đ ng quản trị.

 Sự kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành:

Sự kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành là biến giả trong mô hình, đƣợc xác định bằng công thức sau: Biến này đƣợc cho là 0 khi Giám đốc điều hành không phải là chủ tịch và 1 khi Giám đốc điều hành cũng là chủ tịch Hội đ ng quản trị.

 Sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản trị:

Sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản trị đƣợc xác định bằng tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đ ng quản trị.

 Sự am hiểu về tài chắnh kế toán của Hội đ ng quản trị:

Sự am hiểu về tài chắnh kế toán của Hội đ ng quản trị đƣợc xác định bằng tỷ lệ thành viên có tr nh độ, chuyên môn tài chắnh kế toán trong Hội đ ng quản trị.

 Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị:

Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đ ng quản trị đƣợc xác định bằng công thức nhƣ sau:

 Tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên tổ chức trong công ty:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34)