Các lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1Các lý thuyết nền tảng

Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Hội đ ng quản trị đƣợc thành lập để giám sát việc quản lý và thay mặt các cổ đông và đánh giá hoạt động quản lý (Westphal & Zajac, 1995; Williamson, 1984). Có rất nhiều nghiên cứu điều tra những ảnh hƣởng của Hội đ ng quản trị đối với hoạt động của công ty. Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng lý thuyết đại diện, giả định rằng các nhà quản lý có khuynh hƣớng hành xử theo cơ hội và do đó cần đƣợc theo dõi hoặc đƣợc khuyến khắch động viên họ hành động vì lợi ắch tốt nhất của công ty (Jensen & Meckling, 1976).

Lý thuyết đại diện đề xuất rằng chức năng chắnh của các Ban giám đốc là làm giảm chi phắ phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát (Fama & Jensen, 1983). Do đặc điểm của quản trị công ty là đặt trên cơ sở của sự tách biệt này nên vấn đề xung đột lợi ắch là khá gay gắt.

Chủ sở hữu xem tổ chức nhƣ là một phƣơng tiện đầu tƣ và lợi ắch đạt đƣợc lớn nhất khi giá trị vốn cổ phần là tối đa. Mặt khác, các nhà quản lý thƣờng xem công ty nhƣ là ngu n lƣơng thƣởng của họ. Vì vậy mà nhà quản lý luôn ƣu tiên đặt lợi ắch của m nh lên hàng đầu và điều này có khi đi ngƣợc lại với lợi ắch của nhà đầu tƣ.

Điểm đáng chú ý là, các nhà quản lý thƣờng có xu hƣớng tìm cách bảo vệ quyền lực của mình bằng cách tiếp tục ở lại vị trắ điều hành ngay cả khi họ không đủ thẩm quyền hoặc không đủ tr nh độ hay bố trắ các thành viên gia đ nh không đủ tiêu chuẩn ở các vị trắ quản lý chủ chốt, hoặc sử dụng lợi nhuận của công ty để hƣởng lợi bản thân chứ không chia lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ (La Porta và cộng sự, 2000).

Kết quả là ngƣời chủ sở hữu không giành đƣợc toàn bộ khoản lợi từ các hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty m nh, nhƣng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phắ cho những họat động này. Vai trò cốt lõi của một hệ thống quản trị công ty là phải giảm thiểu tổng chi phắ tác nhân, từ đó tối đa hóa giá trị của công ty cho các cổ đông. Để giảm thấp mâu thuẫn đại diện, ngƣời chủ sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phắ đại diện, nhƣ các khoản chi để giám sát hoạt động (hoạt động kiểm toán), chi để cấu trúc lại tổ chức nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phắ cơ hội khi các cổ đông áp đặt các giới hạn cho ban quản lý.

Chắnh vì những lý do trên, lý thuyết đại diện gợi ý tác giả quan tâm đến những đặc điểm của Hội đ ng quản trị nhƣ tỷ lệ thành viên Hội đ ng quản trị không tham gia điều hành trên tổng số thành viên Hội đ ng quản trị hay sự

kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đ ng quản trị bởi điều này sẽ tác động đến việc tập trung quyền lực, ảnh hƣởng đến việc ra quyết định của hệ thống quản trị công ty, phát sinh chi phắ cũng nhƣ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory)

Lý thuyết trách nhiệm quản lý đƣợc phát triển bới Donaldson và Davis (1991), giả định rằng lợi ắch của cổ đông và lợi ắch của nhà quản lý liên kết với nhau. Lý thuyết tin rằng những hành động của nhà quản lý làm tối đa hóa giá trị cổ đông, sẽ đ ng thời đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ. Vì vậy các nhà quản lý sẽ nỗ lực bảo vệ và tối đa hóa giá trị cổ đông thông qua các hoạt động công ty, bởi v làm nhƣ thế, lợi ắch của họ đƣợc tối đa hóa (Davis và cộng sự, 1997). Để các lợi ắch này cùng hƣớng, các cổ đông phải đƣa ra các cấu trúc quản trị công ty thắch hợp nhƣ số lƣợng thành viên Hội đ ng quản trị tham gia điều hành hoạt động công ty, có nên kiêm nhiệm vị trắ Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đ ng quản trị hay không cũng nhƣ sự am hiểu về tài chắnh kế toán của Hội đ ng quản trị, từ đó nhà quản lý sẽ đƣa ra quyết định đó để tối đa hóa lợi ắch cá nhân chỉ khi đạt đƣợc lợi ắch của tổ chức, không phải là mục tiêu cá nhân.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết đại diện chỉ cho thấy mối quan hệ giữa nhà quản lý và các cổ đông; trong đó các nhà quản lý có mục tiêu duy nhất là tối đa hóa giá trị của các cổ đông. Lý thuyết các bên liên quan đƣợc phát triển bới Freeman (1984) xem xét quan điểm này là quá hẹp v hành động của ngƣời quản lý có ảnh hƣởng tới các bên liên quan khác chứ không chỉ cổ đông.

Các bên liên quan có ảnh hƣởng nhất tới quản trị công ty có thể chia thành hai loại chắnh: nội bộ và bên ngoài. Các các bên liên quan bên ngoài chủ yếu bao g m cổ đông, ngƣời vay nợ, chủ nợ, các nhà cung cấp, khách

hàng và cơ quan quản lý. Các đối tác nội bộ bao g m Hội đ ng quản trị, Ban giám đốc, Giám đốc điều hành và nhân viên. Tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhƣng ở các cấp độ khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ba bên tham gia trực tiếp và đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý điều hành công ty, đảm bảo đạt đƣợc tất cả các mục tiêu kinh doanh và tăng lợi nhuận cho cổ đông là: cổ đông, Hội đ ng quản trị và Giám đốc điều hành hoặc Ban điều hành. Trong đó, Hội đ ng quản trị đóng vai trò nhƣ là trọng tài để giải quyết xung đột lợi ắch của các bên liên quan và mang lại sự gắn kết cần thiết cho việc đạt đƣợc các mục tiêu tổ chức (Donaldson và Preston, 1995).

Rõ ràng các yêu cầu ràng buộc của các bên liên quan là khá nhiều và phức tạp, điều này đặt gánh nặng lên vai ngƣời quản lý mà không có hƣớng dẫn cụ thể nào để giải quyết các vấn đề phát sinh từ xung đột lợi ắch. Vì vậy Jensen (2001) cho rằng các nhà quản lý nên theo đuổi mục tiêu làm gia tăng giá trị dài hạn của công ty v điều này sẽ không thể đạt đƣợc nếu bỏ qua sự quan tâm đối với các bên liên quan. Theo ông, hoạt động của một tổ chức không chỉ đƣợc đo bằng lợi nhuận cho các bên liên quan mà còn là việc quản lý thông tin trong tổ chức, những mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức và môi trƣờng làm việc. Để quản lý tốt những điều này, các nhà quản lý hay rõ ràng hơn là Hội đ ng quản trị của công ty cần phải có một quy mô nhất định về số lƣợng cũng nhƣ sự am hiểu sâu sắc về tài chắnh kế toán để nhận biết các vấn đề phát sinh, từ đó có hƣớng giải quyết làm thỏa mãn các bên liên quan để vừa đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, vừa đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tƣ, ngƣời quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp.

Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory)

Lý thuyết đại diện, trách nhiệm quản lý và các bên liên quan cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cổ đông, nhà quản lý và quan điểm của các bên liên quan, trong khi có một lý thuyết khác về quản trị doanh nghiệp chú trọng đến nhu cầu các ngu n lực khác nhau cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp đƣợc đặt tên là lý thuyết về sự phụ thuộc ngu n lực. Lý thuyết này giới thiệu khả năng tiếp cận các ngu n lực quan trọng liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

Ngu n gốc của lý thuyết này bắt ngu n từ Jeff Pfeffer, ngƣời đã chứng minh mối quan hệ giữa quyền lực và sự trao đổi thông tin bên trong cũng nhƣ bên ngoài tổ chức. Theo Pfeffer (1972), lý thuyết này cho rằng thành công của công ty phụ thuộc vào việc tối đa hóa quyền lực đối với các ngu n lực nhất định để duy trì hoạt động mỗi ngày. Hơn nữa, Aguilera, Filatotchev, Gospel, và Jackson (2008) lập luận rằng lý thuyết về trách nhiệm quản lý và các bên liên quan đề cập đến các hạn chế của lý thuyết đại diện, nhƣng vẫn còn có những lý thuyết cung cấp cái nhìn rộng hơn về quản trị doanh nghiệp đó là sự kết nối với sự đa dạng của môi trƣờng tổ chức đó chắnh là lý thuyết phụ thuộc ngu n lực.

Cụ thể hơn, lý thuyết này tập trung vào vai trò của Hội đ ng quản trị trong việc bảo đảm các ngu n lực thiết yếu cho tổ chức bằng sự gắn kết với môi trƣờng bên ngoài. Sự gắn kết này sẽ mang lại nhiều ngu n lực cho công ty nhƣ thông tin, kỹ năng, sự tiếp cận với các yếu tố chắnh của công ty nhƣ nguyên liệu, khách hàng, các nhà hoạch định chắnh sách công. Hội đ ng quản trị giữ vai trò chủ đạo trong việc đạt đƣợc các ngu n lực khác nhau nhằm tăng năng suất, hiệu quả hoạt động và duy trì hoạt động.

Hillman và Dalziel (2003) nhận thấy rằng Hội đ ng quản trị là lý do chắnh cho khả năng đáp ứng đƣợc sự đòi hỏi các ngu n lực khác nhau nhằm

mang lại sự thành công rõ rệt cho doanh nghiệp. Nói chung, lý thuyết về sự phụ thuộc vào ngu n lực cho thấy năng lực của Hội đ ng quản trị khi tham gia vào việc tiếp cận các ngu n lực, làm nổi bật vai trò của các thành viên trong Hội đ ng quản trị nhƣ là các nhà cung cấp, duy trì và bảo vệ tài nguyên cho doanh nghiệp.

Hiệu suất của công ty phụ thuộc vào khả năng công ty t m kiếm, tận dụng tốt các ngu n lực cần thiết trong điều kiện ngày càng khan hiếm. Để làm đƣợc điều này, yêu cầu các công ty phải đạt đƣợc hiệu quả thông tin và truyền thông để tạo dựng quan hệ với các bên khác nhau nên nếu không có sự giúp đỡ của Hội đ ng quản trị thì rất khó để tổ chức có đƣợc các ngu n lực cần thiết (Johnson và Ellstrand, 1999). Vì vậy, sự đa dạng của các thành viên Hội đ ng quản trị nhƣ sự tham gia của thành viên là tổ chức hay sự tham gia của nữ giới trong Hội đ ng quản trị nên đƣợc xem xét là yếu tố thiết yếu để phát triển kinh doanh.

Lý thuyết xã hội học (Sociological Theory)

Lý thuyết xã hội học về quản trị doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thành phần và cấu trúc Hội đ ng quản trị cũng nhƣ ý nghĩa của sự phân bổ quyền lực và sự giàu có trong xã hội. Vấn đề giám sát các nhà quản lý doanh nghiệp nằm trong tay của một vài thành viên đặc quyền hình thành các nhóm kinh doanh đƣợc xem là thách thức lớn đối với công bằng xã hội và tiến bộ kinh tế. Lý thuyết xã hội học giả định rằng các ban giám sát bên ngoài, các kế toán minh bạch trong công bố thông tin và trách nhiệm giải trình của công ty là những công cụ hữu hiệu, hiệu quả để thúc đẩy sự công bằng trong xã hội đƣợc coi là mục tiêu kinh tế xã hội của công ty. Vì vậy, để gia tăng sự giám sát đối với các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì quản trị công ty cần xem xét đến thành phần của Hội đ ng quản trị nhƣ sự tham gia của các thành viên là tổ chức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 31)