CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÔNG CỤ LẬP DỰ TOÁN Ở CÁC
3.2.1. Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán theo quy mô của DN
Kết quả trong Bảng 3.2 giúp so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở DN theo đặc tính quy mô DN. Theo phƣơng pháp xử lý dữ liệu đã giới thiệu ở Chƣơng 2, để đƣa ra kết quả nghiên cứu giả thiết H1, tác giả tiến hành so sánh giá trị trung bình (Mean) để xem xét nhóm nào (nhóm DN xét theo quy mô: DN nhỏ, DN vừa, DN lớn) có mức độ vận dụng cao hơn, đồng thời căn cứ vào giá trị Sig trong kiểm định Anova để xem xét sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay không.
Bảng 3.2: Mức độ vận dụng công cụ dự toán theo quy mô DN
Công cụ dự toán DN nhỏ DN vừa DN lớn
Mean SD Mean SD Mean SD
Dự toán tiêu thụ 3.2400 0.9129 4.3076 0.4675 4.4000 0.0000
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán sản xuất 2.0400 1.1905 4.1538 1.0396 4.2500 0.4522
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí sản xuất 2.0000 1.1740 3.8461 1.1130 4.5000 0.5222
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán giá vốn hàng bán 1.9600 1.0835 4.0769 1.0854 3.7500 0.4522
Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí bán hàng và chi
phí quản lý DN 3.3200 0.8408 4.2308 0.8098 2.7500 0.4522
Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí tài chính 2.9600 0.9218 3.8461 1.0396 3.5000 0.9045
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh 3.2400 0.9978 4.3076 0.6136 3.0000 0.7385
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán vốn bằng tiền 2.8800 1.0392 3.9231 1.0101 3.5000 0.5222
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán bảng cân đối kế toán 2.9600 1.0454 3.6154 1.0161 2.7500 0.8660
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.003
Dự toán linh hoạt 2.1600 0.6786 3.3077 1.0798 2.2500 0.4522
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình về mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN theo quy mô nhỏ, vừa và lớn là khác nhau.
Chẳng hạn dự toán tiêu thụ có mức vận dụng trung bình ở DN vừa và lớn rất cao với điểm số lần lƣợt là 4,3 và 4,4; ở DN nhỏ thì nó có mức vận dụng trung bình với điểm số là 3,2. Và giá trị Sig <0,05 (ở kiểm định ANOVA), điều này cho thấy sự khác biệt trên là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là dự toán tiêu thụ đƣợc sử dụng phổ biến trong các DN, và mức độ vận dụng công cụ dự toán này ở các DN lớn cao hơn các DN nhỏ. Tƣơng tự nhƣ vậy, tiến hành so sánh giá trị trung bình mức độ vận dụng các công cụ dự toán còn lại theo quy mô DN và kiểm định thì thấy có sự khác biệt và sự khác biệt này có ý nhĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Giả thiết H1 đƣợc chấp nhận. Ở một số loại dự toán nhƣ: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất thì DN lớn có mức độ vận dụng cao hơn; tuy nhiên một số loại dự toán khác nhƣ dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN thì kết quả cho ra ngƣợc lại, ở DN lớn mức độ vận dụng loại dự toán này nhỏ hơn. Nghiên cứu đã đƣa ra kết quả không giống nhƣ một số nhận định cho rằng DN lớn thì mức độ vận dụng công cụ lập dự toán sẽ cao hơn DN nhỏ. Ở DN lớn hoạt động kinh doanh rộng lớn hơn DN nhỏ, điều này kéo theo dự toán về tiêu thụ và sản xuất sẽ lớn hơn, DN lớn sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác và nắm bắt thị trƣờng. Do đó, các DN nhỏ cần linh động để tìm kiếm thị trƣờng còn lại, nên sẽ phải quan tâm đến hoạt động quản lý bán hàng hơn nữa, hay nói cách khác sẽ phải vận dụng công cụ dự toán chi phí bán hàng nhiều hơn.