TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 4 : HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Mức độ áp dụng công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng địa bàn TP Đà Nẵng

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy công cụ dự toán chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi trong các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng. Dự toán tiêu thụ là loại dự toán chủ đạo trong dự toán tổng thể ở các DN, nhƣng ở đây chỉ đƣợc đánh giá vận dụng ở mức trung bình. Mức trung bình chung về mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán đƣợc đánh giá với điểm số là 3.1. Điều này cho thấy công tác lập dự toán chƣa thực sự đƣợc chú trọng xây dựng ở các DN.

4.1.2. Lợi ích của việc lập dự toán

Nghiên cứu cho thấy rằng các DN đã áp dụng công cụ dự toán nhận thấy lợi ích có đƣợc từ việc sử dụng các công cụ dự toán là vừa phải: với thang điểm từ 1 đến 5, nhận thức về lợi ích của việc vận dụng KTQT có điểm số trung bình là 3,46.

4.1.3. Các nhân tố tác động đến việc lập dự toán

a)Cạnh tranh

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều nguồn cạnh tranh. Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ngoài áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành thì doanh nghiệp còn đối mặt với áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng, và từ sản phẩm thay thế. Chính điều này buộc các doanh nghiệp phải có những giải pháp phù hợp để đối phó với vấn đề này, hay nói cách khác doanh nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trƣớc các nguồn cạnh tranh. Và việc sử dụng công cụ dự toán nhƣ là một giải

pháp khả thi, hiệu quả để giúp doanh nghiệp có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nói một cách cụ thể, nếu doanh nghiệp thực hiện công tác dự toán, doanh nghiệp sẽ chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình; đó là trên cơ sở bảng dự toán đƣợc lập, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch huy động các nguồn lực phù hợp với chi phí thấp nhất, kịp thời nhất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, huy động và sử dụng nguồn lực là bài toán luôn thách thức các nhà quản trị đi tìm lời giải tối ƣu, và công cụ dự toán đƣợc xem là phƣơng pháp giúp nhà quản trị đi tìm lời giải tối ƣu cho bài toán đó cho vấn đề cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Vì vậy, trong môi trƣờng có mức độ cạnh tranh càng cao thì việc vận dụng càng nhiều công cụ dự toán trong hoạt động quản trị nói chung và hoạt động quản trị tài chính nói riêng là phù hợp với thực tế hiện nay.

b)Phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý gắn liền trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp dẫn đến hình thành các trung tâm trách nhiệm, chính điều này đã đặt ra yêu cầu dự toán và kiểm soát chi phí tại từng trung tâm. Công việc dự toán đƣợc thực hiện nhằm gắn liền trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp; và dự toán của doanh nghiệp không chỉ gắn với việc tổ chức thực hiện mà còn là cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát sau này. Ngoài ra, quá trình dự toán còn đặt ra yêu cầu là ai làm dự toán và ai sẽ thực hiện dự toán theo phân cấp quản lý của doanh nghiệp. Do vậy, phân cấp quản lý đƣợc xem là tiền đề để thực hiện dự toán trong doanh nghiệp; một doanh nghiệp có mức độ phân cấp quản lý cao thì đòi hỏi phải vận dụng dự toán để gắn trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình kinh doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

c)Trình độ của nhân viên kế toán

Lập dự toán và một công việc khá phức tạp với nhiều nội dung nên đòi hỏi ngƣời lập phải có trình độ nhất định. Nhân viên kế toán sẽ là ngƣời phụ trách công việc này. Nếu nhân viên kế toán trong doanh nghiệp có trình độ cao thì việc lập dự toán của họ sẽ không gặp nhiều khó khăn, do đó việc vận dụng công cụ này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng nhiều. Ngƣợc lại, nếu nhân viên kế toán trong doanh nghiệp hạn chế về trình độ, thì việc vận dụng công cụ này trong doanh nghiệp sẽ ít đi.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập dự toán

Dự toán là một công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức của ngƣời lập. Ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện dự toán sẽ giúp ngƣời lập giảm bớt rất nhiều khối lƣợng công việc. Trƣớc đây, khi công nghệ thông tin chƣa phát triển cũng nhƣ việc hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán đã hạn chế rất nhiều việc vận dụng dự toán trong doanh nghiệp. Ngày nay, khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều trong hoạt động kế toán của mình, và với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, công nghệ phần mềm kế toán nói riêng thì việc vận dụng dự toán trong doanh nghiệp ngày càng phổ biến hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 86)