CHƢƠNG 4 : HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2.1. Kết luận
Thứ nhất: Dự toán đóng một vai trò quan trọng trong các DN, kể cả các DN nhỏ và vừa. Điều này hoàn toàn trái ngƣợc với quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những DN quy mô lớn mới cần áp dụng. Mặc dù, thiếu hụt trong việc sử dụng công cụ này có thể chƣa nghiêm trọng tới mức dẫn đến phá sản hay thất bại của các DN nhƣng chắc chắn kết quả hoạt động của các DN này sẽ đƣợc cải thiện nếu công cụ dự toán nói riêng và các công cụ KTQT nói chung đƣợc quan tâm và sử dụng đúng mức. Ở Việt Nam, trong điều kiện sức
ép cạnh tranh ngày càng tăng, kết quả này là một gợi ý quan trọng về mặt chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo cho các DNNVV. Mặt khác, luận điểm này cũng là một gợi ý cho các nghiên cứu trong tƣơng lai. Các nhà nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá về mối quan hệ giữa sử dụng công cụ dự toán nói riêng và các công cụ KTQT nói chung với kết quả hoạt động của DNNVV.
Thứ hai: Thực tiễn cũng cho thấy các công cụ dự toán đã cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho các nhà quản trị DN, nhất là đối với các DNNVV, là yếu tố giúp cho các này tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Đối chiếu với Việt Nam, với việc mở cửa và mức độ cạnh tranh đang gia tăng không ngừng, các DN nói chung và các DNNVV nói riêng đã bắt đầu phải quan tâm tới việc xây dựng hệ thống KTQT. Mặc dù vậy, đây vẫn còn là một điều khá mơ hồ. Do đó, các đơn vị không tránh khỏi việc lúng túng trong xây dựng và triển khai hệ thống này. Học tập kinh nghiệm từ các nƣớc bạn sẽ là những gợi ý rất tốt cho việc lựa chọn mô hình cũng nhƣ mục tiêu trọng điểm để xây dựng hệ thống KTQT cho DNNVV trong các giai đoạn khác nhau. Đây cũng là mục tiêu mà các trƣờng đại học nên hƣớng tới khi xây dựng nội dung giảng dạy cũng nhƣ các khóa học chuyên đề.
Thứ ba: Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN chƣa thực sự quan tâm và cũng chƣa nhận ra lợi ích của các công cụ dự toán phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ này đòi hỏi những nỗ lực lớn trong việc đào tạo và tuyên truyền cho các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Đây cũng là một gợi ý rất quan trọng cho các nhà làm chính sách, các hiệp hội nghề nghiệp và các nhà giáo dục trong việc hỗ trợ, đào tạo và tiếp cận các DNNVV.
Thứ tư: Nghiên cứu đã chỉ ra một vài nhân tố tác động thuận chiều đến việc vận dụng công cụ lập dự toán bao gồm: cạnh tranh, phân cấp quản lý,
ứng dụng công nghệ thông tin trong lập dự toán và trình độ nhân viên kế toán. Từ đó, có thể dựa trên kết quả nghiên cứu để đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN.
Quy trình dự toán trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh toàn cầu ngày nay cũng quan trọng nhƣ trong môi trƣờng truyền thống trƣớc đây. Quả thật, quá trình dự toán thậm chí trở nên quan trọng hơn trong môi trƣờng hoạt động kịp thời về quản trị chất lƣợng tổng thể (TQM) đƣợc cung cấp, và khi những máy tính, thiết bị kinh doanh điện tử và lƣu trữ dữ liệu đã đƣợc sử dụng nhiều hơn. Trong môi trƣờng kinh doanh mới những dữ liệu kinh doanh hiện tại đƣợc làm sẵn một cách nhanh chóng, và nguồn ngân sách phải đƣợc cập nhật một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động. Những nguyên tắc của quá trình dự toán không thay đổi trong môi trƣờng mới, mà nó đƣợc cung cấp chỉ với tốc độ và sự sắp đặt hợp lý về khía cạnh thời gian.
4.2.2. Hàm ý chính sách
Cần quan tâm nhiều hơn đến mảng nghiên cứu về dự toán trong Doanh nghiệp, các nghiên cứu về thực trạng nhu cầu thông tin dự toán và những nhân tố tác động đến việc sử dụng thông tin này.
Nhân tố con ngƣời trong việc lập dự toán rất quan trọng. Nhà quản trị sử dụng các kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhƣng cũng không thể không quan tâm đến nhân tố con ngƣời, bởi vì dự toán có vai trò động viên và tạo sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN nhằm hƣớng đến mục tiêu chung.
Sự thành công của dự toán phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của các nhà quản trị về dự toán và cách sử dụng dự toán. Một dự toán thành công phải đƣợc sự chấp thuận và ủng hộ của các nhà quản trị các cấp, đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao. Nếu các nhà quản trị cấp cao thiếu quan tâm đến dự toán hoặc xem dự
toan chỉ mang tính hình thức, các nhà quản trị cấp thấp hơn cũng sẽ tỏ thái độ thiếu nhiệt tình trong việc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện dự toán, nhà quản trị không nên gây áp lực căng thẳng đối với nhân viên. Nếu dự toán đƣợc xây dựng không hợp lý, có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, hoài nghi hay chống đối từ phía các nhân viên, thay vì cùng nhau hợp tác để đạt đƣợc các mục tiêu chung của DN. Trên thực tế ở nhiều DN, dự toán đƣợc sử dụng để gây áp lực đến nhân viên buộc họ phải đạt đƣợc mục tiêu mà dự toán đề ra bằng mọi giá. Tuy nhiên, điều này sẽ nảy sinh những tiêu cực khi nhân viên tìm mọi cách, kể cả gian dối để đạt đƣợc mục tiêu của dự toán. Ví dụ, nếu tiền thƣởng của giám đốc phụ trách bán hàng đƣợc tính dựa trên việc đạt đƣợc chỉ tiêu doanh thu trên các dự toán tiêu thụ sản phẩm hàng năm, họ có thể tìm mọi cách để biện hộ rằng mục tiêu dự toán là quá cao so với điều kiện kinh doanh trên thực tế. Trong trƣờng hợp nhà quản trị đã đạt đƣợc mục tiêu về doanh thu bán hàng trong kỳ, họ có thể trì hoãn việc bán hàng sang kỳ sau, thậm chí có động cơ bóp méo sổ sách kế toán để chuyển phần doanh thu bán hàng vƣợt dự toán sang kỳ sau.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu trên dự toán ngân sách phải mang tính vừa sức. Điều này nhằm tạo động lực cho nhân viên thực hiện mục tiêu dự toán đề ra. Nếu mục tiêu là từ dự toán ngân sách là quá cao, nhân viên sẽ buông xuôi khi biết rằng mục tiêu khó đạt đƣợc. Ngƣợc lại, nếu mục tiêu quá thấp, nhân viên sẽ không có động cơ phấn đấu.
Những phân tích trên cho thấy, nhà quản trị khi xây dựng và thực hiện dự toán không nên chỉ quá tập trung và kỹ thuật tính toán mà còn phải xét đến nhân tố con ngƣời trong DN. Nếu đƣợc xây dựng tốt, dự toán ngân sách sẽ là công cụ đắc lực của các nhà quản trị trong việc hoạch định, đánh giá kết quả thực hiện và kiểm soát trách nhiệm của các nhà quản lý trong DN.