Tổ chức thu thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tổ chức thu thuế

a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế

Tổ chức bộ máy quản lý thuế là việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế theo một nguyên tắc chủ đạo nhất định, đồng thời xác định số lƣợng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó, thực hiện phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm hình thành bộ máy quản lý thuế phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế.

Vai trò của bộ máy quản lý thuế:

+ Đảm bảo hệ thống pháp luật thuế đƣợc thực thi đầy đủ, nghiêm túc + Đảm bảo mục tiêu thu NSNN

+ Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đảm bảo thuận lợi cho NNT, giảm chi phí quản lý của CQT và chi phí tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.

Bộ máy quản lý thuế đƣợc tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế sẽ phát huy đƣợc tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và ngƣợc lại sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy. Vì vậy, việc xây dựng, phân bổ nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức bộ máy và quyết định hiệu quả của bộ máy QLT.

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy cơ quan thuế có thể đƣợc tổ chức theo các mô hình sau:

+ Mô hình tổ chức theo sắc thuế: Trong mô hình này, các phòng ban riêng biệt đƣợc thành lập để quản lý một số loại thuế cụ thể. Do vậy, mỗi phòng ban phải thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để quản lý các loại thuế mà nó đƣợc phân công.

+ Mô hình tổ chức theo chức năng: Theo mô hình này, trong một cơ quan thuế, ngƣời ta tổ chức ra các phòng ban chức năng riêng rẽ, mỗi phòng ban thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế.

+ Mô hình tổ chức theo đối tƣợng nộp thuế: Theo mô hình này, đối tƣợng nộp thuế đƣợc chia thành các nhóm, dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu, hoặc ngành kinh tế… Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm đối tƣợng nộp thuế.

- Về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thuế

Con ngƣời luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý. Trong bộ máy quản lý thuế, đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với công tác quản lý thuế GTGT. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, tới thanh tra, kiểm tra thuế…. Một đội ngũ cán bộ đạt chất lƣợng, có hiểu biết sâu rộng về thuế cũng nhƣ các vấn đề thực tế trong công tác thuế và đƣợc tổ chức hoạt động chuyên nghiệp theo một quy trình chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

- Về cơ sở vật chất của cơ quan thuế

Đây là nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến công tác quản lý thuế GTGT. Những quy định về phƣơng thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế, đặc biệt về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng cơ chế làm việc chuyên nghiệp cho cơ quan thuế. Một đội ngũ cán bộ, công chức thuế có trình độ cao chƣa đủ, đội ngũ này phải đƣợc hỗ trợ bằng hệ thống phƣơng tiện vật chất đồng bộ, đầy đủ và hiện đại. Cùng với đó, một hệ thống thu thuế đƣợc kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ

quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Các tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế; Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; Số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế; Số cán bộ đƣợc tuyển dụng mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế; Số cán bộ bị kỷ luật trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế; Tỷ lệ cán bộ thuế đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở.

b. Đăng ký, kê khai, nộp thuế

- Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức kinh doanh thì đó là các thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, ngƣời đại diện theo pháp luật…

Đăng ký thuế là nội dung đầu tiên của quy trình quản lý thuế. Thông qua hoạt động này, cơ quan thuế sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin ban đầu của đối tƣợng nộp thuế nhƣ tên đầy đủ, địa chỉ, ngày sinh, điện thoại, email... và từ đó tiến hành những hoạt động quản lý cụ thể.

Ngƣời nộp thuế là doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đƣợc cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.

Trong các giao dịch với cơ quan thuế và các giao dịch kinh tế khác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, NNT có trách nhiệm ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch.

số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với ngƣời nộp thuế. Do đó, ngƣời nộp thuế có trách nhiệm khai báo các thông tin thay đổi của mình cho cơ quan đăng ký kinh doanh để CQT cập nhật thông tin cho công tác quản lý.

- Kê khai, tính thuế

Khai thuế, tính thuế là việc NNT tự kê khai và tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tình thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Ngƣời nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Ngƣời nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời về các nội dung kê khai với cơ quan thuế. Trong trƣờng hợp thông tin kê khai không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hạn thì bị ấn định thuế.

Mỗi loại thuế, và các khoản nộp NSNN khác nhau có hồ sơ kê khai và cách thức kê khai khác nhau. Ngƣời khai có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong trƣờng hợp ngƣời nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì đƣợc Thủ trƣởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

- Nộp thuế là việc NNT thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN (trực tiếp hoặc theo phƣơng thức điện tử) theo đúng thời hạn quy định. Hồ sơ kê khai thuế đƣợc chấp nhận thì ngƣời nộp thuế phải nộp số thuế đã khai, đã tính theo đúng thời hạn quy định vào NSNN.

Đối với trƣờng hợp ngƣời nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trƣờng hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi

trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Các tiêu chí đánh giá công tác kê khai thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động; Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế; Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp; Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp; Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)