Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế

- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế chƣa nhanh nhạy kịp thời trong việc cập nhật các thay đổi các chính sách thuế cho NNT, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không kịp nắm bắt những thay đổi về thủ tục, chính sách thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

+ Hoạt động tuyên truyền mặc dù đã đƣợc đổi mới và đa dạng, phong phú hơn nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NNT. Công tác tuyên truyền chủ yếu chỉ qua tập huấn mà chƣa khai thác hết các kênh khác nhƣ trang thông tin điện tử của ngành hay chƣa có website riêng của Chi cục để cập nhật thông tin, văn bản kịp thời cho doanh nghiệp tiện theo dõi.

+ Với số lƣợng cán bộ tuyên truyền, hỗ trợ NNT có hạn, lƣợt NNT có nhu cầu giải đáp thắc mắc lại ngày càng tăng, trong khi phƣơng tiện giao tiếp giữa CQT và NNT chủ yếu qua điện thoại và đến trực tiếp CQT dẫn đến tình trạng quá tải vào những ngày cao điểm.

Các buổi tập huấn, đối thoại với DN nói chung và DN trong lĩnh vực

kinh doanh du lịch nói riêng còn ít, số lƣợng DN tham gia chƣa đông, nhiều DN không tham dự hoặc cử ngƣời không có chức năng tham dự một cách đối phó mặc dù chi cục thế đã thực hiện gửi giấy mời qua bƣu điện, email và gọi điện thoại trực tiếp cho DN. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí, các buổi tập huấn đều đƣợc tổ chức lồng ghép với đối thoại DN, phần lớn thời gian dành cho việc tuyên truyền chính sách thuế mới, do đó, có rất ít thời gian cho công tác đối thoại với DN để cập nhật và giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc mà các DN đang gặp phải.

- Về công tác lập dự toán thu thuế

+ Phƣơng pháp phân tích và lập dự toán thu còn khá thủ công, lạc hậu chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại; chƣa đáp ứng yêu cầu trong hoạch định chính sách.

+ Công tác lập dự toán vẫn chủ yếu dựa trên số thực hiện của năm trƣớc và tỷ lệ giao năm sau, chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu riêng về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DN du lịch nói riêng dẫn đến dự toán chƣa chính xác, không khai tốt đƣợc nguồn thu.

+ Thiếu cán bộ có năng lực phân tích, dự báo. - Về công tác tổ chức thu thuế

+ Nguồn nhân lực tại Chi cục thuế còn tƣơng đối mỏng, việc phân bổ cán bộ tại các bộ phận chức năng quản lý thuế thuế chƣa hợp lý, còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là các bộ phận đảm nhiệm khối lƣợng công việc nhiều nhƣ đội kê khai thuế, đội kiểm tra thuế kiêm kiểm tra nội bộ.

Việc áp dụng các cơ chế quản lý thuế đôi khi còn cứng nhắc. Chi cục chỉ mới áp dụng những quy trình cũng nhƣ những quy định theo pháp luật, mà chƣa có sự thay đổi linh động cho phù hợp với tình hình quản lý thuế thực tế tại địa phƣơng.

+ Công tác theo dõi, đôn đốc NNT kê khai thuế theo quy định chƣa thƣờng xuyên liên tục, dẫn đến không nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tình trạng một số doanh nghiệp du lịch không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế vẫn còn tồn tại. Nhiều doanh nghiệp không khai báo thuế trong nhiều kỳ nhƣng CQT không kịp thời Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh và số hóa đơn NNT chƣa báo cáo sử dụng.

- Về công tác hoàn thuế

+ Chi cục Thuế còn lúng túng trong công tác triển khai, hƣớng dẫn cũng nhƣ giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho NNT.

+ Trong quá trình kiểm tra hoàn thuế có phát hiện các dấu hiệu nghi vấn nhƣng CQT không có biện pháp để giải quyết dứt điểm, mặt khác, thời gian chờ xác minh thông tin còn kéo dài, không có thời điểm rõ ràng.

+ Tỷ lệ hồ sơ không đƣợc giải quyết hoàn thuế còn khá cao (trên 20%). - Về công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

+ Thời gian công tác kiểm tra vẫn còn kéo dài, hiệu quả chƣa thực sự cao. Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT mới chỉ đạt kế hoạch đề ra về mặt số lƣợng, chƣa đáp ứng về mặt chất lƣợng, việc phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chƣa sâu, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và khả năng của cán bộ thuế. Kiểm tra thuế hiện nay chủ yếu mới kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế về các chỉ tiêu chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, chƣa đi sâu phân tích tính hợp lý, tính lôgic của số liệu trên hồ sơ khai thuế, chƣa có nhiều thông tin để đối chiếu, nên chƣa phát hiện đƣợc các trƣờng hợp gian lận, sai sót. Số thuế xử lý sau thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc DN nộp kịp thời vào NSNN. Tính ngăn ngừa và dự báo các hành vi vi phạm mới còn chƣa có kết quả nổi bật. Trình độ cán bộ kiểm tra còn hạn chế, thiếu tính kết nối thông tin,…

+ Việc rà soát và xử lý các trƣờng hợp NNT khai sai, nộp chậm hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, dẫn đến tình trạng bỏ sót hoặc xử lý muộn. Vẫn còn tình trạng nhiều cán bộ còn chƣa thực sự khách quan, kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế, do đó tạo điều kiện cho một số DN tiếp tục vi phạm.

+ Việc thực hiện cƣỡng chế, công khai thông tin ngƣời nợ thuế; việc thực hiên đôn đốc xử lý nợ và cƣỡng chế nợ chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế GTGT chƣa thực sự phù

hợp, do đó, hiệu quả đạt đƣợc thấp. Tính hiệu lực của các biện pháp cƣỡng chế thu nợ còn thấp. Các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đều đƣợc tiến hành đúng quy định, quy trình nhƣng số tiền thuế nợ thu đƣợc còn rất thấp so với số tiền phải thu.

- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Một số cán bộ thuế cập nhật chính sách không kịp thời, nhận thức về cách hiểu chính sách chƣa đồng nhất, dẫn đến xử lý khiếu nại chƣa phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 99)