6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Các giải pháp khác
a.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế
Công nghệ thông tin là một trong những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính hiệu quả, chất lƣợng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính nhà nƣớc; Làm cho bộ máy chuyển từ chức năng “chèo thuyền” sang “lái thuyền”, chuyển từ cơ chế hành chính “xin cho” sang cơ chế hành chính “phục vụ” và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát đƣợc lãng phí, thất thoát và tham nhũng.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho NNT mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế, cụ thể:
- Đơn giản hoá thủ tục hành chính cho ngƣời nộp thuế
- Tiết kiệm chi phí tuân thủ cho ngƣời nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế.
- Góp phần nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo môi trƣờng kinh doanh về mức độ thuận lợi về thuế
Với những lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin mang lại, trong thời gian tới, Chi cục thuế cần tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và tất cả các khâu của công tác quản lý thuế, cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ ngành thuế:
* Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan thuế vào tất cả các khâu, trong tất cả các hoạt động quản lý có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ. Theo đó, 100% các chức năng quản lý thuế đều đƣợc ứng dụng CNTT, nâng cấp ứng dụng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế theo hƣớng hiện đại, tự động và tích hợp cao, triển khai hệ thống ứng
dụng, hạ tầng kỹ thuật để mở rộng dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ ngƣời nộp thuế và đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế.
* Tăng cƣờng ứng dụng kết nối dữ liệu giữa các cơ quan thuế với nhau. Triển khai các ứng dụng phục vụ quản lý nội bộ nhằm xây dựng một môi trƣờng làm việc cộng tác, chia sẻ dữ liệu, chuyên nghiệp, hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của công chức thuế. Từ đó, thực hiện tổng hợp báo cáo, đánh giá, phân tích kết quả quản lý thuế của từng cơ quan thuế các cấp theo nhiều tiêu thức khác nhau dựa trên nguyên tắc chỉ tiêu báo cáo, phân tích đƣợc tổng hợp, kết xuất từ dữ liệu đã đƣợc hạch toán trên hệ thống tài khoản kế toán.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trung gian trao đổi dữ liệu ngành thuế với bên ngoài, hiện có ứng dụng trao đổi giữa cơ quan thuế, Cục hải quan và Kho bạc. Thực hiện kết nối thông tin với các ngành nhƣ thống kê, quản lý lao động và việc làm, quản lý đất đai... nhằm đảm bảo thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý thu thuế của ngành Thuế.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ thuế điện tử. Tiếp tục triển khai mở rộng các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ NNT đảm bảo cung cấp cho NNT phƣơng thức thuận tiện nhất để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Kế hoạch ứng dụng thuế điện tử đƣợc thực hiện đồng bộ với các nội dung cải cách chính sách thuế, đổi mới thủ tục hành chính thuế.
b. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thuế
- Tăng cƣờng công tác phối hợp với các cơ quan liên quan (Công an thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ...) để thu thập thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là các dữ liệu lƣu trú của khách sạn, quy mô khách sạn và đơn giá phòng nghỉ đã đăng ký…
- Tăng cƣờng phối hợp với Công an quận, phòng Thanh tra, KBNN, Đài truyền thanh quận… trong công tác tuyên truyền các chính sách thuế sửa đổi, bổ sung và xây dựng kế hoạch quản lý thuế, thực hiện dự toán thu NSNN.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Đây những ngành nghề có tiềm ẩn rủi ro về thuế cao. Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng, trong việc cƣỡng chế nợ thuế; phối hợp với các sở, ngành thành lập các đoàn liên ngành để thu hồi nợ đọng thuế.
- Phối hợp hỗ trợ công tác điều tra và trao đổi thông tin với phòng cảnh sát kinh tế để nắm rõ tình hình hoạt động của các DN có hành vi vi phạm diễn ra trên địa bàn để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt đối với các DN có hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp cần xử lý kịp thời.
c. Tập trung xây dựng cở sở dữ liệu về người nộp thuế
Cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế là các thông tin rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế giúp cho các cơ quan quản lý thuế nắm bắt đƣợc tình hình thành lập, hoạt động và chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế. Từ đó có các giải pháp cụ thể đối với từng trƣờng hợp khác nhau, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế các hành vi gian lận của NNT.
Tập trung xây dựng cở sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế, đảm bảo đầy đủ, chính xác, có tính liên kết, tích hợp, hệ thống và lịch sử; đặc biệt hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý thuế; nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển các công cụ, phần mềm hỗ trợ, các ứng dụng công nghệ thông minh trong triển khai công việc.