6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.1. Nhân tố bên ngoài đơn vị
a. Môi trường kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, dân số...có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số
lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
b. Pháp luật về lao động và thị trường lao động
Tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của đơn vị, dẫn đến sự
thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của các đơn vị. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về
lao động và thị trường lao động.
c. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới,
đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó, phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị càng trở nên cấp bách hơn.
d. Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia
Có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay
đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó
ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại đơn vị.
Các nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vi mô trong phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cạnh tranh thu hút nhân lực của đơn vị và khả năng cung
ứng của các cơ sở đào tạo.
+ Cạnh tranh thu hút nhân lực của đơn vị: Trong cùng ngành tác
động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi đơn vị. Nó tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ đơn vị này đến đơn vị khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất l ượng cao.
+ Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo: Là một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các đơn vị, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau.