6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.5. Thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
a. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo
Hằng năm, đến cuối năm Công ty tiến hành đánh giá chất lượng CBNV
để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công việc, ưu khuyết điểm về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, lối sống và hiệu quả công tác. Qua đó làm căn cứ để xác định những kiến thức, kỹ năng nào còn thiếu, những ai còn thiếu cần phải được bổ sung, rồi xác định nhu cầu đào tạo phù hợp trong kỳ
tới. Trình tự đánh giá được thực hiện như sau:
- Cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả phấn đấu thực hiện nhiệm vụ
trong năm và tự xếp loại.
- Từng phòng ban tổ chức họp lấy ý kiến tập thể, thống nhất và đề xuất xếp loại.
- Thông qua bản tổng hợp ý kiến của tập thể từng phòng ban, cấp ủy tổ
chức lấy ý kiến đánh giá, xếp loại.
- Kết quả này một lần nữa được thông qua hội đồng thi đua và trình cho giám đốc xem xét ra quyết định cuối cùng.
- Kết quả đánh giá cuối năm được ghi nhận, thông báo và lưu trữ vào hồ
sơ tại phòng Tổ chức và nhân sự.
b. Thực trạng xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo
Qua kết quả đánh giá CBNV cuối năm, phòng Tổ chức và nhân sự trực tiếp tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của nhân viên, đồng thời căn cứ vào các yêu cầu thực hiện mục tiêu chiến lược để xác định kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của từng khóa học.
Đối với bộ phận bán hàng, nhân viên kỹ thuật trong Công ty thường
cho cán bộ quản lý
Để đảm bảo cho việc xác định đối tượng đào tạo được công bằng thì Công ty cần phải đặt ra một số tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, công tác này
ở Công ty Xuất nhập khẩu Đà Nẵng còn nhiều bất cập, vì việc xác định đối tượng đào tạo còn mang tính chủ quan. Thường áp dụng đối với các nhân viên mới, hoặc chuyển đổi vị trí công việc.
c. Thực trạng xây dựng chương trình đào tạo
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng đào tạo đã xác định, kết hợp với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới; phòng Tổ
chức nhân sự đã xây dựng một kế hoạch đào tạo riêng cho Công ty bao gồm: nội dung, phương pháp, thời gian và cả kinh phí đào tạo.
Bảng 2.5: Thực trạng về chương trình đào tạo Mức độ Không đồng ý đồHng ý ơi Đồng ý đồKhá ng ý Hoàn toàn đồng ý Nội dung Tổng SL % SL % SL % SL % SL %
Ông/bà cho rằng Công ty đã xác định đúng đối tượng để đào tạo nguồn nhân lực 120 11 9,2 30 25 55 45,8 13 10,8 11 9,2 Ông/bà hài lòng với chương trình đã được đào tạo. 120 29 24,2 18 15 46 38,3 15 12,5 12 10 Các khóa đào tạo có nội dung phù hợp 120 30 25 30 25 36 30 12 10 12 10 Phương pháp đào tạo được lựa chọn thích hợp 120 12 10 29 24,2 55 45,8 13 10,8 11 9,2 Thời gian của các khóa đào tạo là hợp lý 120 18 15 30 25 50 41,7 12 10 10 8,3
Qua số liệu khảo sát cho thấy: vẫn còn 35% lực lượng lao động không hài lòng và hơi hài lòng với những chương trình đào tạo trong thời gian gần
đây, trong đó chủ yếu là do nội dung đào tạo chưa thích hợp. Từđó, phòng Tổ
chức cần xem xét lại việc điều chỉnh chương trình cho phù hợp với thực tế và nguyện vọng của nhân viên.
- Phương pháp đào tạo
+ Tự đào tạo qua công việc và kèm cặp.
Thường áp dụng đối với các nhân viên mới, hoặc chuyển đổi vị trí công việc. Đối với các nhân viên mới, trưởng bộ phận có trách nhiệm giới thiệu về
Công ty, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, mối quan hệ phối hợp, nội quy làm việc của Công ty và cử cán bộ kèm cặp và học tập qua công việc, kết quả
làm việc thực tế hàng tháng do trưởng bộ phận đánh giá. + Gửi đi các trường đào tạo.
Gửi đi đào tạo tại các trường Đại học, các trường chuyên nghiệp thuộc hệ thống đào tạo của Nhà nước và các khóa đào tạo đột xuất do Công ty có nhu cầu, phòng TCHC gửi thông báo và các trưởng đơn vị đề cử nhân sự đi học.
Phòng TCHC chuẩn bị các thủ tục cần thiết cử cán bộđi học. Người lao
động có trách nhiệm tham gia đầy đủ nội dung khóa học, sắp xếp thời gian hoàn thành tốt nhiệm vụ ở đơn vị, học tập đạt kết quả tốt. Kết thúc khóa học chậm nhất sau 07 ngày, có trách nhiệm nộp bản sao công chứng, các văn bằng chứng chỉ, báo cáo khóa học (bao gồm: các nội dung cơ bản, nhận thức của bản thân, áp dụng thực tiễn, khiến nghị…) về phòng TCHC để lưu hồ sơ. Căn cứ trên báo cáo của các cán bộ, sự cần thiết của các khóa học, Trưởng phòng TCHC có thể đề xuất tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo chuyên đề nội bộđể
+ Mời chuyên gia đào tạo tại Công ty.
Phòng TCHC có trách nhiệm liên hệ với giảng viên, chuẩn bị tài liệu, phòng học, các phương tiện cần thiết. Thông báo khóa học và lập danh sách các thành viên tham gia.
d. Tổ chức thực hiện
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo rất quan trọng, cần sự hợp tác của nhà quản lý và nhân viên thì mới đem lại hiệu quả cao. Trong năm 2013, Công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm đào tạo bên trong và bên ngoài đơn vị.
Bảng 2.6: Tình hình đào tạo năm 2013 Phòng ban Tổng LĐ (người) Số người được đào tạo Tỷ lệ (%) Ban giám đốc 8 2 50 Tổ chức hành chính 10 1 13 Văn phòng 35 1 4 Kinh doanh 40 25 83 Tài chính - Kế toán 15 8 53 Quản lý xuất nhập khẩu 32 3 43 Kế hoạch 15 3 50 Tổng 178 60 47 (Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)
Tỷ lệ người lao động được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng trong năm 2013 là khoảng 47% cho toàn Công ty. Trong đó, chiếm tỷ lệ
cao nhất là phòng kinh doanh. Tuy nhiên, khối văn phòng lại chiếm tỷ lệ rất ít (4%) trong sốđược đào tạo, số lượng này chỉ tập trung vào một số khóa đào tạo ngắn hạn trong nội bộ Công ty.
e. Đánh giá chương trình đào tạo
Theo kết quả phỏng vấn cán bộ làm công tác đào tạo của Công ty thì công tác đánh giá kết quả chương trình đào tạo chưa được chú trọng đúng mức. Việc đánh giá chỉ mới chung chung, chưa đưa ra được phương pháp
đánh giá khoa học. Điều này không chỉảnh hưởng nhiều đến tinh thần học tập của nhân viên mà còn gây khó khăn cho việc lập kế hoạch đào tạo. Nếu không thể đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo thì cũng không thể thấy được những bất cập, tồn tại còn mắc phải để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
Kết quả khảo sát hiệu quả của các chương trình đã được tổ chức tại Công ty trong thời gian qua cho thấy: 10% rất hài lòng, 51% hài lòng với các chương trình đào tạo hiện tại, trong đó còn 39% không hài lòng và hơi hài lòng.
(Nguồn: Số liệu điều tra tại Công ty)
Đồ thị 2.2: Tỷ lệ hài lòng về chương trình đào tạo
Như vậy, theo đánh giá của CBNV khi tham gia các chương trình cho thấy tỷ lệ người chưa hài lòng về các chương trình đào tạo vẫn còn khá cao.
Điều này giúp cho nhà lãnh đạo và cán bộ quản lý cân nhắc kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện chương trình đào tạo tại đơn vị.