Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 35)

7. Tổng quan về ñề tài nghiên cứu

1.2.3. Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất

- Vốn: Vai trò của vốn ñối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ñã ñược chứng minh trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mô hình Harrod- Domar, J.Keynes. ðối với sản xuất công nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ ñầu tư chuyển ñổi dây chuyền trang thiết bị, công nghệ sản xuất. ðối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, vốn góp phần ñầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, ñồng bộ, hiện ñại.

Trong bất kỳ hoạt ñộng ñầu tư cho sản xuất kinh doanh nào thì vốn bao giờ cũng là một trong những yếu tố cơ bản nhất, ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với quá trình sản xuất. ðầu tư cho tái sản xuất tài sản sản cố ñịnh ñược xem là một hoạt ñộng hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn ñịnh, ảnh hưởng ñến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Do ñó, ñầu tư vào tài sản cố ñịnh cần phải ñược xem xét một cách thận trọng, ñảm bảo khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. ðây là những khoản ñầu tư ban ñầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy ñộng các nguồn lực từ bên ngoài tham gia ñầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt ñộng này.Quy mô vốn của các làng nghề, các hộ sản xuất kinh doanh nhìn chung còn nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia ñình hoặc vay

mượn của bà con họ hàng láng giềng, nên không mở rộng ñược quy mô sản xuất. Ngày nay, trong ñiều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn ñã khác trước, ñòi hỏi các hộ sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn ñể: xây dựng mới các cơ sở sản xuất, ñặc biệt với các chủ kinh doanh mới bắt ñầu kinh doanh ñộc lập; duy trì, mở rộng và phát triển các cơ sở sản xuất, ñặc biệt khi sản xuất ổn ñịnh do sản phẩm của nghề có một thị trường tiêu thụ ổn ñịnh; mua nguyên, vật liệu và trả công lao ñộng, phần này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm; ñầu tư, cải tiến công nghệ, ñưa thiết bị máy móc tiên tiến vào một số khâu, công ñoạn có thể thay thế kỹ thuật lao ñộng thủ công ñược, nhằm nâng cao năng suất lao ñộng, chất lượng sản phẩm ñể ñáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Lao ñộng: Trong thời ñại ngày nay, con người ñược coi là một '' tài nguyên ñặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn ñề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo ñầy ñủ ñến con người là yếu tố bảo ñảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. ðầu tư cho con người là ñầu tư có tinh chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Lao ñộng trong ngành nghề TTCN là một yếu tố không thể tách rời với nông nghiệp nông thôn. Do ñó, lao ñộng ngành nghề phần lớn là lao ñộng nông nhàn với quy mô sản xuât hộ gia ñình. Do nhu cầu phát triển của nghề và làng nghề ngày càng lớn nên lao ñộng dần dần mở rộng ra khỏi phạm vi hộ gia ñình và một phần thuê ngoài. Người lao ñộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân lực quản lý và lao ñộng kỹ thuật, theo JICA, chỉ có 24,2% trong tổng số lao ñộng tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề ñược ñào tạo chính thức. Nếu không có chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước và không có sự liên kêt giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề, liên kết với

doanh nghiệp lớn thì các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán của các làng nghề rất khó có thể nâng cao nội lực của mình.

Mối quan hệ giữa nguồn lao ñộng với phát triển kinh tế thì nguồn lao ñộng luôn luôn ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với mọi hoạt ñộng kinh tế trong các nguồn lực ñể phát triển kinh tế:

Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết ñịnh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao ñộng là nhân tố quyết ñịnh việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết ñịnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết ñịnh sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện ñại hóa; là quá trình chuyển ñổi căn bản, toàn diện các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao ñộng thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao ñộng ñược ñào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và

phương pháp tiên tiến, hiện ñại nhằm tạo ra năng suất lao ñộng xã hội cao. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là ñiều kiện ñể rút ngắn

khoảng cách tụt hậu, thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế và ñẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện ñại hóa ñất nước nhằm phát triển bền vững.

Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tiến bộ khoa học- công nghệ:

Không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, ñẩy nhanh tốc ñộ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay ñổi

về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, ñòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai.

Nhân tố khoa học công nghệ còn ảnh hưởng quyết ñịnh ñến nâng cao năng suất lao ñộng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ các dây chuyền, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên tiến tiến, hiện ñại; từ ñó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm ñược chi phí trong sản xuất, từ ñó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ứng dụng và ñổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ña tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do ñó mở rộng ñược thị trường tiêu thụ.

Công nghệ và ñổi mới công nghệ trong công nghiệp còn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện ñiều kiện làm việc, giảm lao ñộng nặng nhọc ñộc hại, biến ñổi cơ cấu lao ñộng theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao ñộng có trình ñộ chuyên môn cao, lao ñộng kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao ñộng phổ thông và lao ñộng giản ñơn.

Tiến bộ khoa học công nghệ thúc ñẩy sự phát triển của phân công lao ñộng xã hội. Ở mỗi trình ñộ công nghệ có những hình thức và mức ñộ phân công lao ñộng thích ứng. ðồng thời sự phân công lao ñộng xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi ñể thúc ñẩy tiến bộ khoa học công nghệ phát triển.

Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi ñiều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp lọc hoá dầu bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất còn tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm nhân tạo có những tính năng và phẩm chất không khác gì sản phẩm trong tự nhiên, thậm chí một số có thể thay thế ñược cả nguyên liệu trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 35)