Đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR của bệnh viện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại bệnh viện đa khoa gia đình (Trang 103 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR của bệnh viện

- Các hình thức PR ngoại viện: gồm có báo chí, tờ rơi,brochure, quảng cáo TV, chương trình “Chung tay vì cộng đồng”…thì đã và đang được bệnh viện thực hiện, cụ thể:

Quảng cáo bệnh viện trên sóng DVTV (Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng) vào các khung giờ 11h20 và 19h40 hàng ngày, bắt đầu từ thứ hai 17/11/2014 đến chủ nhật 23/11/2014.

Xây dựng và thực hiện chương trình “Bác s Gia Đình” phát sóng trên kênh DRT (Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng) lúc 12h30 trưa Chủ nhật hàng tuần, kể từ ngày 20/7/014, nhằm tư vấn sức khỏe, giúp người dân nhận thức đúng và đầu tư thông minh cho sức khỏe từ ban đầu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, chương trình “Bác sĩ gia đình” có sự tham gia cố vấn chuyên môn của Trung tâm Bác sĩ Gia đình – Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng với khách mời là các bác sĩ, chuyên gia y tế uy tín tại Đà Nẵng; cập nhật những thông tin mới nhất về khám, chữa bệnh; đề cập các vấn đề sức khỏe được người dân đặc biệt quan tâm; đồng thời làm nhịp cầu nối giữa khán giả với các chuyên gia y tế, giúp người dân hiểu biết thấu đáo các căn bệnh, từ đó có những phương pháp điều trịđúng đắn và kịp thời.

Với thời lượng 30 phút, chương trình sẽ gồm các chuyên mục “Chuyn động” (tổng hợp các tin tức mới nhất về y tế diễn ra trên thế giới và trong nước); “Tiêu đim” (phóng sự thực tế phản ảnh chủ đề chính của chương trình); “Bác sĩ ca bn” (tọa đàm với các bác sĩ, chuyên gia, người nổi tiếng

về các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, chữa trị căn bệnh mà mục

“Tiêu đim” đề cập); “Khe mi ngày” (các phương pháp hỗ trợ như tập thể dục, yoga... đểđạt kết quả tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh); và “Vui sng”

(người nổi tiếng cùng đầu bếp hướng dẫn cách chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp với từng loại bệnh mà chương trình đề cập).

Điểm nổi bật của chương trình truyền hình “Bác sĩ gia đình” là tổng hợp những thông tin hữu ích cả về phương pháp điều trị, luyện tập và chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong cùng một chương trình để khán giả có cái nhìn tổng quan, đầy đủ về căn bệnh mà chương trình đề cập.

Với 52 chương trình từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015, chương trình này sẽ lần lượt đề cập nhiều vấn đề nóng về sức khỏe đang được cộng đồng quan tâm như: Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường; sốt và sốt cao co giật ở trẻ; tầm soát dị tật thai nhi; xua tan nỗi lo tiền mãn kinh...

Khung giờ cố định của “Bác sĩ gia đình” là 12h30 Chủ nhật hàng tuần trên kênh DRT1, phát lại lúc 15h30 trên kênh DRT 2 vào thứ 2 tuần kế tiếp. Không chỉ phủ sóng ở Đà Nẵng, Quảng Nam mà hiện 2 kênh DRT 1 và DRT 2 cũng đã có mặt trên sóng truyền hình vệ tinh AVG, truyền hình cáp Sông Thu (Đà Nẵng), SCTV (TP.HCM), BTS (Hà Nội) và truyền hình Internet. Ngoài ra, khán giả không có điều kiện xem trực tiếp thì cũng có thể xem chương trình này trên trang thông tin điện tử của DRT (http://www.drt.danang.vn/)

Dưới đây là những ý tưởng mới được đưa ra:

Đăng ký với tổng đài tư vấn 1080 về dịch vụ cấp cứu 24/24 tại nhà, khách sạn hay resort. Đây là cổng thông tin mà những người mới tới Đà nẵng hay gọi khi có vấn đề về y tế.

Làm decal KT 4x8cm (hoặc nhỏ hơn) trên đó có logo bệnh viện và số điện thoại cấp cứu để bệnh nhân dán vào điện thoại cố định hoặc tường nhà

tại tủ thuốc (giống dịch vụ đổi ga) để khi có vấn đề về y tế thì gọi điện cho bệnh viện, vì hiện tại sốđiện thoại cấp cứu của bệnh viện dài và khó nhớ. Các decal này sẽ phát kèm toa thuốc cho bệnh nhân khám bệnh ngoại trú và nội trú xuất viện.

Khuyến khích nhân viên bệnh viện thay hình nền Facebook bằng hình ảnh bệnh viện với các đợt khuyến mãi, nhận bảo hiểm đúng tuyến cho mọi trường hợp hoặc các dịch vụ mới…(tạo ra hiệu ứng như vụ Biển đảo Hoàng sa, Trường sa). Hình nền này phải được phòng kinh doanh thiết kế và đưa ra các chương trình theo từng thời điểm cụ thể, nhân viên chỉ cần lấy về và thay đổi hình nền.

Phát cho mỗi nhân viên khoảng 10 tờ quảng bá hoặc tạp chí của bệnh viện về đưa cho hàng xóm hay người thân, như vậy 300 nhân viên sẽ có được 3000 người biết thêm về Bệnh viện.

Phát tờ rơi, phối hợp với lễ tân và người quản lý sân bóng đá: để những người đam mê thể thao khi bị chấn thương thì biết tới bệnh viện điều trị về các chấn thương do thể thao và điều trị giảm đau bằng PHCN.

Đăng báo các trường hợp bệnh nặng nhưng sau khi điều trị tại bệnh viện thì cải thiện nhiều để tạo được tiếng vang.

- Các hình thức PR nội viện:

Phải chăm chút từng bệnh nhân khi đến với Bệnh viện bằng các hành động cụ thể như: đón tiếp ân cần, phục vụ chu đáo, tận tình, nâng cao chất lượng điều trị và niềm tin đối với người bệnh. Các Bác sỹ ở các khoa khác trực đêm tại Cấp cứu cần phải thực đúng quy định của Bệnh viện đề ra, có một số Bác sỹ vẫn chưa thực hiện đúng với quy định trên (xuống trễ, vẫn còn tâm trạng ngái ngủ nên khi tiếp xúc vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt ban đầu với người bệnh).

Phối hợp với chăm sóc khách hàng, khoa khám bệnh để phân loại bệnh nhân cần được xử trí cấp cứu để nâng cao tính chuyên nghiệp của bệnh viện cũng như hạn chế rủi ro cho bệnh nhân và đồng nghiệp.

Làm hộp đèn trước cửa phòng cấp cứu "Cấp cứu 24/24" để bệnh nhân và thân chủ biết hiện nay bệnh viện đã sẵn sàng phục vụ cả ngày lẫn đêm.

Ngoài các chương trình giảm giá cho người thân và chính nhân viên bệnh viện thì có thể tạo lượt khám 10.000đ cho nhân viên bệnh viện, hiện tại có lượt khám rẻ nhất là 40.000đ, nếu chỉ lấy vài viên thuốc cảm cúm hay rối loạn tiêu hóa thì hơi nhiều.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại bệnh viện đa khoa gia đình (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)