8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
a. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro tín dụng: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro của một tổ chức. các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro.
Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê đƣợc tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đƣợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ tín dụng phù hợp.
Các phƣơng pháp nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn:
- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Một báo cáo tài chính doanh nghiệp cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổ chức ( lợi nhuận, phi lợi nhuận ) nhằm đƣa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chức đó. Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết đinh của nhà đầu tƣ.
Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công tuy, từ đó đƣa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tƣơng lai. Bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đƣa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tƣơng lai của một công ty, dựa trên phân tích tài chính trong quá khứ và hiện tạ, đƣa ra ƣớc tính tốt nhất về khả năng tài chính trong tƣơng lai.
- Phương pháp check-list
Phƣơng pháp check-list là phƣơng pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro.
- Phương pháp lưu đồ
Phƣơng pháp lƣu đồ là phƣơng pháp giúp chúng ta liệt kê trình tự các bƣớc đối với một quy trình đầu tƣ tài chính. Từ những bƣớc liệt kê này, chúng ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bƣớc, từ đó có những biện pháp khắc phục nhất định.
- Phương pháp thanh tra hiện trường
Thanh tra hiện trƣờng là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học đƣợc rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
- Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp
Các tổ chức chuyên nghiệp đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng ( các tổ chức định mức tín nhiệm doanh nghiệp). Đánh giá tín dụng thƣờng dựa trên mức độ tin cậy ƣớc tính của từng cá nhân, công ty, hoặc thậm chí một quốc gia. Đây là một đánh giá của một văn phòng tính dụng dựa trên lịch sử tín dụng tổng thể của ngƣời vay. Đánh giá tín dụng cũng đƣợc biết đến nhƣ sự đánh giá khả năng để trả nợ, đƣợc chuẩn bị bởi cơ quan tín dụng theo yêu cầu của ngƣời cho vay. Xếp hạng tín dụng đƣợc tính từ lịch sử hình thành tài chính, tài sản hiện hành và các khoản nợ. thông thƣờng các công ty đánh giá tín dụng cho ngƣời vay hoặc chủ đầu tƣ biết xác suất của các đối tƣợng có khả năng trả lại khoản vay hay không. Một đánh giá tín dụng xấu cho thấy nguy cơ cao ngƣời vay không trả nợ đúng kỳ ( hoặc không có khả năng trả nợ ), và do đó dẫn đến lãi suất cao, hoặc từ chối các khoản vay của chủ nợ.
- Nghiên cứu số các số liệu tổn thất trong quá khứ
Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hƣớng của các tổn thất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa các số kiệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề nhƣ nguyên nhân, thời điểm, vị trí của rủi ro, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hƣởng đến rủi ro. Khi có một số đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dùng các thông tin này dự báo các chi phí tổn thất và lập quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng
- Phương pháp thông qua tư vấn
Từ các nhà tƣ vấn nhƣ chuyên viên kế toán- kiểm toán, các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp… các nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.
b. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng: là việc xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro tín dụng. Để đo lƣờng rủi ro ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tin, phân tích và đánh giá rủi ro. Có hai xu hƣớng cơ bản để phân tích đo lƣờng rủi ro tín dụng là dùng mô hình định tính và mô hình định lƣợng.
- Mô hình định tính – Mô hình 6C
Mô hình 6C nhằm xem xét liệu ngƣời vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Gồm 6 yếu tố :
- Tƣ cách ngƣời vay (character): đƣợc thể hiện qua mục đích xin vay rõ ràng, ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, có trách nhiệm đối với khoản vay. Để xác định đƣợc tính cách này ngân hàng sẽ khảo sát tình hình thanh toán của khách hàng trong quá khứ, giao dịch của khách hàng với ngân hàng khác hoặc trực tiếp phỏng vấn khách hàng.
-Năng lực của ngƣời vay (Capacity): tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Ngƣời đi vay phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự.
-Thu nhập của ngƣời đi vay ( Cash): trƣớc hết phải xác định đƣợc nguồn trả nợ của ngƣời vay nhƣ luồn tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán… sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các chỉ số tài chính.
-Bảo đảm tiền vay (Collatera): là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay ngân hàng trong trƣờng hợp nguồn tiền từ dự án không đảm bảo đƣợc khả năng hoàn trả cho ngân hàng.
-Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ
-Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Mô hình 6c tƣơng đối đơn giản, phân tích đƣợc nhiều khía cạnh khác nhau và sử dụng đƣợc yếu tố kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. tuy nhiên, lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập đƣợc, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, khó ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.
- Mô hình định lượng
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình định lƣợng để lƣợng hóa đƣợc rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. Các mô hình thƣờng đƣợc sử dụng là:
Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s
RRTD thƣờng đƣợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Những đánh giá này đƣợc chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tƣ
nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.
Bảng 1.1. Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s
Xếp hạng Tình trạng
Moody’s Aaa Chất lƣợng cao nhất Aa Chất lƣợng cao
A Chất lƣợng trên trung bình Baa Chất lƣợng trung bình Ba Nhiều yếu tố đầu cơ
B Chất lƣợng dƣới trung bình Caa Chất lƣợng kém
Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Chất lƣợng kém nhất Standard & Poor’s AAA Chất lƣợng cao nhất
AA Chất lƣợng cao
A Chất lƣợng trên trung bình BBB Chất lƣợng trung bình BB Nhiều yếu tố đầu cơ B Chất lƣợng kém CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao
C Mang tính đầu cơ có thể vỡ nợ DDD-D Không hoàn đƣợc vốn
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhƣng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Là những trƣờng hợp lƣợng hóa rủi ro ở mức bằng không. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao.
Mô hình điểm số
Mô hình điểm số đƣợc thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng đƣợc phản ánh từ số liệu thống kê trong lịch sử. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu sẽ xác định trọng số của chúng trong mô hình. Ứng với mỗi khách hàng mô hình điểm số sẽ cho một kết quả nhất định. Nếu điểm số này lớn hơn điểm số chuẩn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chấp
nhận đƣợc, còn nhỏ hơn thì không đƣợc chấp nhận cho vay.
Mô hình điểm số đƣợc nhắc đến nhiều nhất là mô hình phân tích Zeta (Zeta Analysis) của Altraman. Mô hình điểm số có phƣơng trình nhƣ sau :
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó,
X1 = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản
X4 = Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của tổng nợ
X5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,81: Khách hàng xếp vào nhóm rủi ro cao, ngân hàng từ chối cho vay
1,81 < Z < 2,67: Mức rủi ro trung bình, ngân hàng có thể cho vay nhƣng phải có TSBĐ và phân tích kỹ phƣơng án SXKD và phƣơng án sử dụng vốn.
Z > 3: Khách hàng có điểm tín nhiệm tốt, rủi ro thấp. Ngân hàng cho vay với ƣu đãi về lãi suất và TSBĐ
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn1,81 phải đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lƣờng tƣơng đối đơn giản. Tuy nhiên mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm KH vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong khi đó, thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi KH là khác nhau. Vả lại, yếu tố thị trƣờng cũng không đƣợc xét đến, đặc biệt là khi các
điều kiện kinh doanh cũng nhƣ điều kiện thị trƣờng tài chính đang thay đổi liên tục nhƣ hiện nay. Và có các nhân tố quan trọng nhƣng cũng không đƣợc xét đến nhƣ: danh tiếng của KH, mối quan hệ lâu dài với NH, …. sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định.
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng liên quan đến KH sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số ngƣời phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là những hạng mục và điểm thƣờng đƣợc sử dụng ở các ngân hàng Mỹ.
Bảng 1.2. Những hạng mục và điểm số thường sử dụng ở Mỹ
STT Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng Điểm số
1
Nghề nghiệp của ngƣời vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh - Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) - Nhân viên văn phòng
- Sinh viên
- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở - Nhà riêng
- Nhà thuê hay căn hộ
- Sống cùng bạn hay ngƣời thân
6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt - Trung bình - Không có hồ sơ - Tồi 10 5 2 0
4
Kinh nghiệm nghề nghiệp - Nhiều hơn một năm - Từ một năm trở xuống
5 2
5
Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành - Nhiều hơn một năm
- Từ một năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định - Có - Không có 2 0 7 Số ngƣời sống cùng (phụ thuộc) - Không - Một - Hai Ba - Nhiều hơn ba 3 3 4 4 2 8
Các tài khoản tại NH
- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc - Chỉ tài khoản tiết kiệm
- Chỉ tài khoản phát hành séc - Không có 4 3 2 0
KH có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa KH có tín dụng tốt và KH có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm nhƣ sau:
Bảng 1.3. Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số
Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng 29 – 30 điểm Cho vay đến 500 USD 31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD 34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD 37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD 39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD 41 –43 điểm Cho vay đến 8.000 USD
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, không tùy thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của chuyên viên khách hàng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế – xã hội.
c.Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.
- Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay
Tiếp cận hiệu quả của QTRR tín dụng bằng cách né tránh rủi ro tín dụng. NHTM biết rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn và bất định mà rủi ro tín dụng gây ra.
Để công tác né tránh rủi ro có hiệu quả NHTM thƣờng sử dụng các biện pháp sau: xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, sàn lọc khách hàng vay vốn. đối với những khách hàng nhận thấy có rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách
cho vay của ngân hàng thì biện pháp né tránh tốt nhất là từ chối khoản vay. Hoặc yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp biến đổi rủi ro tín dụng về mức chấp nhận để vay. Xác định giới hạn tỷ lệ dƣ nợ những lĩnh vực, ngành có rủi ro tín dụng cao trên tổng dƣ nợ. cho vay đồng tài trợ.
- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay
Là hoạt động của NHTM nhằm ngăn cản khả năng xảy ra RRTD trong cho vay, nhằm giảm thiểu tổn thất vốn của NHTM. Các biện pháp áp dụng nhƣ:
Tổ chức công tác cho vay nhằm hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng trong cho vay: phân quyền phán quyết tín dụng; áp dụng hình thức , quy trình cho vay,