Đối với ABBANK Đà Nẵng Hội sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 112 - 116)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với ABBANK Đà Nẵng Hội sở

 Ban hành quy định về giới hạn tín dụng, phân quyền phê duyệt, hƣớng dẫn quy trình tín dụng phù hợp với từng đơn vị kinh doanh.

 Nâng cấp hệ thống thông tin quản trị nhằm nhận biết, đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng hiệu quả.

thay đổi của chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Chính phủ ban hành liên quan đến thị trƣờng tài chính – ngân hàng.

 Nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chỉnh sửa kịp thời và ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận liên quan. Trƣớc hết, cần hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng, ban hành kịp thời, đầy đủ các quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng tƣơng ứng với mô hình hoạt động, những phƣơng thức cho vay và những đối tƣợng vay đặc thù, phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian qua, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và là cơ sở áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

 Cần xây dựng chính sách đào tạo nghiệp vụ mới cho cán bộ bằng cách: đãi ngộ, khuyến khích các cán bộ đi học khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến quản lý tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ABBANK Đà Nẵng ; đề xuất quy trình quản trị rủi ro tín dụng, các chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, đề xuất thành lập bộ phận nguyên cứu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK Đà Nẵng . Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và ABBANK hội sở một số vấn đề để tạo lập một môi trƣờng kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, đây cũng là công cụ để chính phủ điều tiết các chính sách vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế cũng nhƣ kiềm chế lạm phát.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể nói là hoạt động kinh doanh rủi ro, rủi ro tín dụng chiếm phần lớn và hầu hết các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Vì vậy việc quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả sẽ tạo ngân hàng phát triển bền vững, gia tăng thƣơng hiệu cũng nhƣ uy tín của ngân hàng.

Thông qua cơ sở lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng, chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Luận văn cũng đã đƣa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK Đà Nẵng trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nhằm giúp hoàn thiện các giải pháp mà luận văn nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng Đại học Kinh Tế Đà Nẵng đã giảng dạy cho tôi nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Thế Giới, ngƣời đã dành nhiều công sức và thời gian để hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Đại học kinh tế Tp. HCM.

[2] Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Lao động xã hội.

[3] Trƣơng Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương

mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ

quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[4] Trần Thị Thanh Huyền (2011), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng - kinh doanh quốc tế, Tạp chí ngân

hàng

[5] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính.

[6] Phạm Thị Nguyệt, Hà Mạnh Hùng (2011), Nguyên nhân và những biểu

hiện ủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng

[7] Nguyễn Thị Bích Thủy (2010), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản

trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[8] Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. [9] Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống Kê .

Website

www.Vneconomy.vn www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 112 - 116)