7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro bằng nguồn xử lý nợ xấu
Thu hồi nợ xấu là biện pháp tích cực nhất đƣợc áp dụng nhằm hạn chế mức độ ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng phát sinh, CBTD trực tiếp quản lý món vay là ngƣời thƣờng xuyên nắm bắt diễn biến nợ, khi nợ xấu phát sinh, CBTD trực tiếp thƣơng thảo với khách hàng nhằm đƣa ra các phƣơng án xử lý và đƣợc ghi nhận thông qua các biên bản làm việc.
Các biện pháp có thể áp dụng tùy thuộc vào tình huống cụ thể là: Bán hàng hóa tồn kho, thanh lý bớt tài sản cố định chƣa thật cần thiết để tạo nguồn trả nợ.
Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB
Đây là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại chi nhánh. Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận phƣơng thức xử lý TSĐB, phƣơng thức thƣờng đƣợc sử dụng là:
Thỏa thuận để khách hàng tự tìm đối tác để bán TSĐB trong một thời gian nhất định.
Ngân hàng khởi kiện việc vi phạm hợp đồng vay vốn ra Toà án, căn cứ vào bản án để đƣa ra Cơ quan thi hành án để xử lý TSĐB.
Thông thƣờng quá trình xử lý TSĐB rất mất thời gian vì phải qua nhiều công đoạn, khách hàng thƣờng có tâm lý chây ỳ, không chịu trả nợ.
Tài trợ rủi ro bằng nguồn dự phòng rủi ro
Sử dụng dự phòng là việc TCTD nơi cho vay sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro theo quy định, việc sử dụng dự phòng về bản chất có tác dụng làm sạch bản cân đối bằng nguồn tài
chính của bản thân ngân hàng, sau khi khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro sẽ đƣợc hạch toán chuyển sang ngoại bảng để theo dõi và sử dụng các biện pháp thu nợ triệt để. Dự phòng rủi ro tăng do điều kiện về kinh tế bất lợi cho các lĩnh vực bất động sản, xây dựng…ảnh hƣởng bất lợi đến KH trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay chi nhánh chƣa phải sử dụng nguồn dự phòng để tài trợ cho bất kỳ khoản nợ xấu nào.
Chi nhánh sẽ sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng đối với các khoản nợ vị rủi ro trong các trƣờng hợp sau đây:
Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
Các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ. Việc sử dụng dự phòng XLRR đƣợc thực hiện theo nguyên tắc:
Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích của từng khoản nợ để XLRR đối với chính khoản nợ đó.
Tìm mọi biện pháp để phát mại TSĐB (nếu có) theo thỏa thuận để thu hồi nợ, nếu TSĐB phát mại không đủ bù đắp, chi nhánh trình hội sở chính để XLRR từ nguồn dự phòng chung.
Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm
Đối với các khoản vay có mua bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra, ngân hàng là đơn vị thụ hƣởng phần đền bù của các công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ đƣợc hạch toán để bù đắp rủi ro.
Đối với nguồn bù đắp từ bảo hiểm tín dụng, hiện nay chi nhánh chƣa có quy định cụ thể cho việc triển khai loại hình này.