Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 110 - 112)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

a.Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng

 Sớm hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.

 Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. Nên có những bƣớc hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trƣờng làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tƣ liên ngành hƣớng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

 Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

 Hoàn thiện cơ chế phát hành, quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế giấy tờ giả mạo trong giao dịch ngân hàng.

b.Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả

 Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

 Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trƣờng ngoại hối.

 Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nƣớc và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng để đƣa ra các giải

pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo cho các TCTD hoạt động đúng định hƣớng của NHNN và hạn chế rủi ro.

c.Công tác thanh tra, giám sát

 Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lƣợng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dƣới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra.

 Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chƣơng trình thanh tra cần đƣợc xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin đƣợc thu thập cần phân tích kỹ lƣỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát đƣợc NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của các NHTM.

 Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng nhân viên làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công nhân viên thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi nhân viên thanh tra giữa các chi nhánh NHNN

để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trƣờng hoạt động đa dạng cho nhân viên thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

d.Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng

 Yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại minh bạch thông tin. Nhằm từng bƣớc hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng CIC, NHNN cần ban hành quy chế bắt buộc các Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho trung tâm CIC, phải có quy định chế tài khi các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trƣờng hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng nhƣ bồi thƣờng thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thƣởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thông tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp.

 Thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ nhƣ: tƣ cách ngƣời vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dƣ nợ vay và chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ, ...

 CIC nên tăng cƣờng chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng quý có thông báo toàn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 110 - 112)