Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 65 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

a.Kiểm soát rủi ro thông qua các chính sách cho vay

Định hƣớng cho vay: Trên cơ sơ định hƣớng chính sách cho vay của ABBANK Hội sở cùng với việc phân tích môi trƣờng kinh doanh và năng lực tài chính, ABBANK Đà Nẵng điều chỉnh hoạt động theo các tiêu chí: Chỉ tiêu kiểm soát tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu.

b.Kiểm soát rủi ro thông qua quy trình cho vay

ABBANK Đà Nẵng áp dụng quy trình tín dụng của ABBANK Hội sở. Quy trình tín dụng tại ABBANK đƣợc bắt đầu khi cán bộ tín dụng gặp gỡ và tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi nhân viên làm thủ tục tất toán hồ sơ vay cho khách hàng, có thể đƣợc mô tả nhƣ sau:

 Gặp gỡ khách hàng và đánh giá sơ bộ  Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

 Thẩm định và lập tờ trình thẩm định  Phê duyệt và quyết định cho vay  Hoàn chỉnh thủ tục cho vay  Giải ngân

 Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tiền vay  Điều chỉnh khoản vay

 Quản lý khoản vay, thu hồi nợ  Tất toán khoản vay

Mô hình cấp tín dụng còn rất nhiều hạn chế:

 Quy trình cấp tín dụng đơn giản, tạo nhiều khe hở cho nhân viên tín dụng cũng nhƣ khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay cũng nhƣ các điều kiện cho vay. Tình trạng cán bộ tín dụng biến chất lợi dụng kẻ hở này để mƣu lợi cá nhân, làm giảm uy tín ngân hàng.

 Tính nhất quán trong việc cấp tín dụng giữa các đơn vị không cao, với khách hàng này tại chi nhánh không cho vay nhƣng có thể vay ở phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.

 Phần lớn hồ sơ tín dụng tại chi nhánh, nhân viên tín dụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phƣơng án vay vốn, vừa giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nên vẫn chƣa chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức.

 Chƣa tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro và chức năng kinh doanh.

Thực tế qua công tác kiểm tra hồ sơ tín dụng của chi nhánh, Kiểm soát nội bộ của ngân hàng đã phát hiện nhiều sai sót trong quá trình cho vay nhƣ:

 Hồ sơ pháp lý của khách hàng còn dùng bản photocopy chƣa qua công chứng, chứng minh nhân dân của khách hàng đã quá hạn sử dụng, một số hồ sơ không nhìn rõ chữ, số nhƣng vẫn đƣợc cơ quan công chứng sao y; ngày đăng ký thế chấp trƣớc ngày trên hợp đồng tín dụng.

 CBTD tự ý tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ tín dụng; thiếu chữ ký của khách hàng trên khế ƣớc nhận nợ hoặc hợp đồng tín dụng.

đăng ký kinh doanh nhƣng trên thực tế không kinh doanh, không có biên lai nộp thuế cho cơ quan thuế.

 Hồ sơ vay vốn của khách hàng không có kế hoạch sản xuất kinh doanh, không có phƣơng án trả nợ hoặc nếu có thì lập sơ sài để đối phó, thiếu báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Đối với các doanh nghiệp, cán bộ tín dụng hầu nhƣ không phân tích đầy đủ các thông số tài chính hoặc có tính các chỉ số tài chính nhƣng không phân tích kỹ, không đối chiếu với các số liệu trung bình ngành. Ngoài ra, sau khi giải ngân khách hàng không bổ sung hóa đơn, chứng từ sử dụng vốn vay, hóa đơn chứng từ mang tính đối phó.

 Tài sản thế chấp đƣợc định giá quá cao.

 Xác định thời hạn cho vay không hợp lý, dẫn đến tình trạng khách hàng không trả đƣợc nợ.

 Báo cáo thẩm định cho vay còn sơ sài, không nêu các tiêu chí cụ thể để chứng minh phƣơng án sản xuất kinh doanh, phƣơng án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, lợi nhuận thu đƣợc từ phƣơng án đƣợc tính ra sao mà chủ yếu là đánh giá chung chung.

Chính những bất cập nêu trên trong quy trình cấp tín dụng cho thấy đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh.

c.Kiểm soát rủi ro thông qua quy chế cho vay

Quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay của ABBANK đƣợc xây dựng dựa trên quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo thông tƣ 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010. Việc chấp hành quy chế cho vay của chi nhánh Đà Nẵng còn một số bất cập sau:

 Việc xác định nhóm khách hàng có liên quan còn mang tính chủ quan, không chính xác, chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp; hoặc CBTD cố tình khai báo không chính xác.

 Cho vay vƣợt hạn mức phê duyệt của chi nhánh là 1 tỷ đồng trên một khách hàng.

d.Kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn thông qua quy chế bảo đảm tiền vay và quy trình định giá TSĐB

 Tại ABBANK Đà Nẵng, việc định giá tài sản đảm bảo do tổ định giá tài sản bao gồm 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng và 1 chuyên viên quan hệ khách hàng đối với món vay dƣới 1.000.000.000 đồng. Thêm 1 cán bộ quản lý là phụ trách phòng hoặc giám đốc chi nhánh đối với món vay trên 1.000.000.000 đồng hoặc tùy từng món vay mà cán bộ quản lý có thể đi cùng để theo dõi, đánh giá và giám sát hoạt động của tổ định giá.

 Việc định giá phải trên cơ sở khách quan, chính xác, kịp thời.

 Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp đƣợc xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó. Trong trƣờng hợp tài sản thế chấp là bất động sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị của tài sản thế chấp.

 Cán bộ định giá phải từ chối định giá và báo cáo tổ định giá để cử ngƣời khác thay thế khi có quan hệ với chủ tài sản hoặc bên vay về quan hệ huyết thống, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế…để đảm bảo tính vô tƣ, khách quan khi định giá.

 Trong thời gian đảm bảo tiền vay, tối đa 6 tháng 1 lần đối với động sản và tối đa 12 tháng 1 lần đối với bất động sản, tổ định giá phải tiến hành kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Giá trị tài sản sau khi đánh giá lại nếu không đảm bảo tỷ lệ cho vay theo quy định thì yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo khác hoặc đơn vị kinh

doanh yêu cầu khách hàng trả nợ trƣớc hạn phần dƣ nợ không đƣợc đảm bảo.  Trƣờng hợp định giá vƣợt khả năng của Phòng định giá tài sản đảm bảo, có thể đề xuất Ban tổng giám đốc thuê cơ quan thẩm định giá bên ngoài.

e.Kiểm soát các nguồn gây rủi ro

Hiện tại, Chi nhánh đang sử dụng các biện pháp để kiểm soát nguồn gây rủi ro tín dụng, các biện pháp này có thể đƣợc xem là tiêu chí để đánh giá năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng nhƣ sau:

Đối với rủi ro từ khách hàng

 Chi nhánh thu thập và cập nhật thông tin đối với mỗi đối tƣợng khách hàng bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, khả năng cạnh tranh, lợi thế kinh doanh và tình hình tài sản đảm bảo. Nguồn thông tin có đƣợc từ khách hàng cung cấp, cơ quan chủ quản nhà nƣớc, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc, báo đài, internet…và các thông tin lƣu trữ tại Chi nhánh. Qua đó giúp cho CBTD có thể phát hiện những nguy cơ có thể gây ra rủi ro và đƣa ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc cấp tín dụng. Tuy nhiên việc thu thập, phân tích đánh giá thông tin phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tùy thuộc vào kỹ năng phân tích, sự nhận định và khả năng dự báo của CBTD.

 Việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tập trung chủ yếu vào các bƣớc kiểm trả trƣớc và trong khi cho vay, còn đối với kiểm tra sau khi cho vay đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thƣờng xuyên và chặt chẽ.

 Đối với việc xử lý vi phạm của khách hàng căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xử lý nhƣ: thu hồi nợ trƣớc hạn, hạn chế cho vay để giảm dần dƣ nợ và biện pháp cuối cùng chấm dứt cho vay.

Đối với nguồn rủi ro từ nhân viên

ABBANK hội sở. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính có hạn nên chi nhánh chƣa tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới một cách chuyên nghiệp. Các đợt tập huấn chỉ đƣợc triển khai khi có sự thay đổi, bổ sung trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ các chính sách của ABBANK.

 Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm thực tế còn thiếu cho nên không thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của khách hàng để kiểm soát các khoản vay một cách đầy đủ và chặt chẽ. Đây là thực trạng và bài toán khó tại Chi nhánh.

f. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:

 Phân tán rủi ro: Chi nhánh hiện đang thực hiện đa dạng hóa cho vay theo thành phần kinh tế, lĩnh vực ngành nghề, tập trung cho vay ngắn hạn và đặc biệt ƣu tiên phục vụ tín dụng cá nhân.

 Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: Khi nhận thấy dấu hiệu xuất hiện nợ có vấn đề, CBTD sẽ có chƣơng trình làm việc cụ thể để nắm tình hình và báo cáo Ban lãnh đạo để giải quyết, tùy theo những trƣờng hợp cụ thể mà ngân hàng có thể tiến hành: cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi…

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, tổng số nợ quá hạn đƣợc xử lý, thu hồi tại chi nhánh là 12.000 triệu đồng. Trong đó, thu nợ từ biện pháp khách hàng tự trả chiếm 60%, thu nợ từ biện pháp tác động để khách hàng trả nợ là 30%, thu nợ từ việc khách hàng bán tài sản thế chấp là 10% tổng nợ thu hồi. Nhƣ vậy, chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, quá trình thu hồi nợ còn kéo dài, phụ thuộc nhiều vào việc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng.

 Chuyển giao rủi ro:

 Bảo hiểm: Đối với các TSĐB là ô tô, trƣớc khi cho vay chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm ba bên cho đến hết thời gian của khoản vay, trên hợp đồng bảo hiểm ghi rõ ngƣời thụ hƣởng là ngân hàng để hạn chế

những rủi ro bất ngờ xảy ra.

 Các nghiệp vụ chuyển giao rủi ro khác: Nhƣ chứng khoán hóa khoản vay, giao dịch kỳ hạn… hiện chƣa áp dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)