Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro

Chi nhánh sử dụng phƣơng pháp này bằng sự trao đổi thƣờng xuyên sẽ giúp nhận dạng đƣợc rủi ro tín dụng.

 Tiếp xúc với nội bộ khách hàng: CBTD cần thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp, thăm hỏi khách hàng nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu bất thƣờng có thể dẫn đến rủi ro. Ngoài ra, có thể trao đổi với khách hàng về những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng nhau tháo gỡ và giải quyết. Qua đó, ngân hàng cũng phát triển thêm đƣợc những khách hàng mới.

 Tiếp xúc với chính quyền địa phƣơng: Do địa bàn hoạt động của chi nhánh nằm rải rác từ các thôn, xã đến huyện, thành phố…nên cần phải có sự tƣơng tác với chính quyền địa phƣơng để nắm rõ hơn về khách hàng vay vốn, tập quán canh tác, về môi trƣờng kinh tế, chính trị và các chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất của khách hàng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Tiếp xúc với các chuyên gia: CBTD có thể tiếp cận các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau nhƣ sản xuất, kinh doanh cà phê, tiêu, cao su, nuôi ong, chế biến gỗ… để nắm rõ quy trình sản xuất, nguồn vốn và diễn biến thị trƣờng để có những biện pháp nhận diện rủi ro kịp thời.

 Ban giám đốc và các nhân viên trong chi nhánh thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm, thông tin để có thể phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.

b.Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề

 Thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô với lực lƣợng nòng cốt là CBTD của chi nhánh. Bộ phận này sẽ tìm kiếm, thu thập thông tin từ các kênh nhƣ cơ quan thống kê, hiệp hội các ngành nghề, các tổ chức chuyên phân tích kinh tế…Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, triển vọng của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. Xây

dựng báo cáo phân tích ngành kinh tế với những ngành có tỷ trọng dƣ nợ cho vay cao, những ngành có rủi ro cao. Từ đó đƣa ra các đặc thù của ngành có xác suất gây ra rủi ro cao.

 Định kỳ hàng tháng, mỗi cán bộ khách hàng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình phát vay, thu nợ trong kỳ của từng khách hàng do mình phụ trách cho trƣởng phòng. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, các cấp thẩm quyền phải trao đổi với cán bộ phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm.

 Trách nhiệm của ngƣời phụ trách bộ phận tín dụng là phải luôn giám sát thƣờng xuyên danh mục cho vay, hiểu rõ các khách hàng vay chủ yếu và kiểm tra đƣợc công việc thực hiện của các nhân viên thuộc cấp. Phân tích đầy đủ và kịp thời về hoạt động cho vay và đánh giá tổng thể danh mục cho vay của toàn ngân hàng. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi chất lƣợng của hệ thống báo cáo tín dụng, mức độ cập nhật thông tin và yêu cầu nghiêm ngặt về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cấp có liên quan tại Chi nhánh. Định kỳ hàng quý, đánh giá lại chất lƣợng hoạt động cho vay; Từ đó, Ban giám đốc sẽ điều chỉnh chính sách tín dụng và thay đổi cách thức giám sát nếu thấy cần thiết.

Một số dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh

Tại ABBANK Đà Nẵng, tất cả các bộ phận tham gia trong quy trình tín dụng đều có nhiệm vụ hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng và cán bộ tín dụng trong việc phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Trong quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra nếu phát hiện khách hàng có những vi phạm hoặc có có những biểu hiện sau đây, cán bộ tín dụng phải trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý kịp thời.

Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng

Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Có thể phát hiện dấu hiệu rủi ro thông qua các hành vi ứng xử của khách hàng, nhƣ:

+ Trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khác hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;

+ Không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình tín dụng;

+ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch;

+ Không có các báo cáo hay dự toán về lƣu chuyển tiền tệ;

+ Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến;

+ Tài sản đảm bảo tiền vay bị tẩu tán, hƣ hỏng, suy giảm giá trị, không còn khả năng đảm bảo cho khoản nợ vay;

+ Khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thƣờng để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán;

+ Sử dụng nhiều các nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn; Chấp nhận sử dụng các nguồn vay vốn cao với mọi điều kiện;

+ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ không rõ lý ro hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục về việc điều chỉnh này;

+ Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; + Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn;

+ Xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khác hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng hóa, gia

tăng bất thƣờng hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các khoản nợ, giảm bất thƣờng giá bán hàng hóa, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.

Nhóm dấu hiệu liên quan đến phƣơng pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lƣợng các khoản tín dụng, nhƣng tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của ngân hàng. Các dấu hiệu cụ thể:

+ Khách hàng không tiêu thụ đƣợc sản phẩm, thƣờng xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm: Khách hàng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dịch vụ với giá cả không phù hợp… .

+ Kết quả kinh doanh lỗ mà không có lý do thuyết phục;

+ Khách hàng gặp rủi ro khách quan (bão lụt, hỏa hoạn, tai nạn, dịch bệnh xảy ra, bạn hàng của khách hàng gặp rủi ro hoặc bị phá sản, bị truy tố ...);

+ Có diễn biến bất thƣờng trong hoạt động của khách hàng, ảnh hƣởng đến sự an toàn của khoản vay;

+ Diễn biến bất lợi của thị trƣờng ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

+ Khách hàng có hành vi cố ý lừa đảo: giả mạo CMND, giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng

+ Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng;

+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm;

+ Tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn của ngân hàng;

+ Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mập mờ không rõ ràng;

+ Cung cấp tín dụng với khối lƣợng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn thị trƣờng tối ƣu của ngân hàng, tỷ lệ tín dụng cao cho một số ít khách hàng, khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng;

+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;

+ Chƣa nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trƣờng kinh tế; + Cho vay hỗ trợ mục đích đầu cơ (mua bất động sản, kinh doanh chứng khoán...);

+ Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng.

c.Dùng bảng Pareto để nhận dạng rủi ro

Dùng bảng Pareto để nhận dạng những nguyên nhân nào trọng yếu gây ra rủi ro tín dụng tại ABBANK Đà Nẵng. Bằng phƣơng pháp phân tích số liệu trong quá khứ trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 và lấy số liệu dƣ nợ quá hạn trong chƣơng 2 để phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

Ta phân tích các nguyên nhân gây ra RRTD tại thành 10 nhóm nguyên nhân rủi ro với bình quân dƣ nợ quá hạn qua 3 năm để đảm bảo độ chính xác. Sau đó xếp các loại nguyên nhân theo tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần.

Dƣ nợ quá hạn bình quân 3 năm đƣợc tính bằng tổng dƣ nợ quá hạn của 3 năm chia cho 3 và sắp xếp nợ quá hạn theo các nhóm nguyên nhân từ cao đến thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) đƣợc tính bằng nợ quá hạn theo từng nguyên nhân chia cho tổng dƣ nợ quá hạn của tất cả các nguyên nhân (10 nguyên nhân).

Bảng 3.1. Bảng Pareto về nguyên nhân trả nợ quá hạn giai đoạn 2014 - 2016

ST T

Nguyên nhân gây nợ quá hạn Dƣ nợ quá hạn bình quân 3 năm Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Luỹ kế tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1 Không có thiện chí trả nợ 4,8 23 23 2 Năng lực quản lý kém 3,5 17 40 3 Sử dụng vốn sai mục đích 3,2 15 55 4 Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch 2,7 13 68 5 Năng lực quản trị của ngân hàng 2,4 11 79 6 Cơ chế chính sách 1,4 7 86 7 Môi trƣờng kinh tế khách quan 0,9 4 90 8 Khách hàng cố ý lừa đảo 0,9 4 94

9 Thiên tai, tai nạn

bất ngờ 0,8 4 98

10 Nguyên nhân chủ

quan từ CBTD 0,375 2 100

Hình 3.1. Đồ thị Pareto

Đồ thị Pareto: Căn cứ bảng số liệu 3.1 để vẽ đồ thị Pareto

Thông qua phân tích biểu đồ Pareto ta có thể kết luận, những yếu tố gây ra RRTD tại ABBANK Đà Nẵng có mức từ cao đến thấp nhƣ sau: Không có thiện chí trả nợ; năng lực quản lý kém; sử dụng vốn sai mục đích; tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch; năng lực quản trị của ngân hàng.

- Một trong những yếu tố quyết định và ngân hàng cần phải đặc biệt lƣu ý trong chính sách quản trị RRTD, đó là yếu tố “không có thiện chí trả nợ” tỷ lệ nợ quá hạn tại ABBANK Đà Nẵng cao là trong quá trình quan hệ vay vốn với ngân hàng khách hàng vay xong nhƣng đến ngày thanh toán thì lại không nhớ hoặc cố tình quên, không có thiện chí hợp tác trong quá trình trả nợ cho ngân hàng.

- “Năng lực quản lý yếu kém”. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, ngƣời tiêu dùng không quản lý đƣợc dòng tiền của mình nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

- “Sử dụng vốn sai mục đích”. Khách hàng vay mục đích kinh doanh nhƣng lại lấy tiền vay từ ngân hàng để đi đầu tƣ bất động sản, chứng khoán, dẫn đến rủi ro mất thanh khoản, không có thu nhập để thanh toán cho ngân hàng.

- “Tài chính yếu kém, thiếu minh bạch”. Đây đƣợc xem là yếu có khách hàng cố tình che lấp thông tin tài chính hiện trạng của mình, làm báo cáo tài chính không trung thực để đi vay vốn tại ngân hàng.

- “Năng lực quản trị của ngân hàng”. Đây là nguyên nhân thuộc về quy trình quản trị của ngân hàng, bao gồm về chất lƣợng nguồn nhân lực tín dụng, quy trình chính sách tín dụng, và quy trình giám sát tín dụng và năng lực công nghệ của ngân hàng.

Trong số 10 nhóm rủi ro trên thì cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý. Tuy nhiên trong đó cần tập trung vào 05 nhóm rủi ro đầu tiên theo thứ tự trên. Vì 20% dạng rủi ro này gây ra 80% hậu quả. Trong mỗi nhóm rủi ro có mức độ ảnh hƣởng khác nhau, do vậy cần sử dụng các công cụ khác nhau để phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Kết quả phân tích cho thấy 80% RRTD tại ABBANK Đà Nẵng là từ 05 nguyên nhân: Không có thiện chí trả nợ; năng lực quản lý kém; sử dụng vốn sai mục đích; tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch; năng lực quản trị của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng (Trang 80 - 88)