6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hạn chế trong khi bàn về vấn đề bản thể của thế giới
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, thế giới quan triết học của các nhà Nho biểu lộ sự ảnh hƣởng rõ nét của Nho giáo thông qua quan niệm của họ về trời đất, về mệnh trời, con ngƣời, về mối quan hệ giữa con ngƣời và trời đất. Với tƣ cách là một nhà Nho giáo chân chính, đƣợc đào tạo bài bản Nguyễn Đức Đạt đã không chỉ bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của Nho giáo trong tƣ duy chính trị, trong quan điểm nhân sinh và lối sống đạo đức, trong tƣ tƣởng giáo dục hay phong cách văn chƣơng, nghệ thuật mà còn cả trong thế giới quan của ông. Nguyễn Đức Đạt và các nhà Nho Việt Nam chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc quan niệm của Hán Nho và Tống Nho về trời, mệnh trời, số, về âm dƣơng, ngũ hành, lý, khí, đạo đức, chính trị. Hầu hết họ đều đề cập tới trời, tin tƣởng vào ý trời, vào “mệnh trời”. Xuất phát từ quan niệm xem trời nhƣ là vị thần tối cao có ý chí, có nhân cách, Nguyễn Đức Đạt cũng giống nhƣ các nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam đã đi đến tƣ tƣởng về mệnh, mệnh trời. Mệnh hay mệnh trời chính là ý chí, sức mạnh của trời chi phối trật tự xã hội, tự nhiên và số phận của con ngƣời. Về mối quan hệ giữa trời đất và con ngƣời, các nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam đều khẳng định trời và ngƣời không phải tách rời nhau nhƣ hai thực thể đối lập mà có liên hệ mật thiết với nhau, có thể thấu hiểu, giúp đỡ hoặc hóa giải nạn tai cho con ngƣời nếu con ngƣời thật sự có thành ý và chân thành khấn xin làm cho trời cảm động. Về thực chất, đây cũng chính là nội dung của các thuyết “thiên nhân tƣơng đồng”, “thiên nhân cảm ứng”, “thiên nhân hợp nhất” mà Hán Nho đã đƣa ra.
Bên cạnh đó, do tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Tống - Nho. Chúng ta nhận thấy rằng, nguồn gốc thế giới quan của
Nguyễn Đức Đạt chủ yếu có nguồn gốc từ Nho giáo và Lão giáo. Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đang trên đƣờng suy vong và đất nƣớc từng bƣớc rơi vào tay ngƣời Pháp, hơn lúc nào hết, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo tỏ ra bất lực trong việc định hƣớng hành vi của con ngƣời. Các quy chuẩn đạo đức trung, hiếu, nhân, nghĩa đƣợc hiểu và thực thi theo nhiều cách khác nhau. Có ngƣời khƣ khƣ giữ lấy ngu trung, có ngƣời muốn thoát khỏi quan niệm trung quân thuần tuý, lại cũng có kẻ lợi dụng nhân, nghĩa, hiếu, đễ để mƣu lợi riêng hoặc biện minh cho sự hèn nhát của mình. Trong bối cảnh ấy, với tƣ cách một nhà Nho chính thống, Nguyễn Đức Đạt cố gắng phục hƣng lại những giá trị đạo đức Nho giáo chính thống thống qua việc chú giải, biện minh cho tính chính đáng của Nho giáo, cũng nhƣ cụ thể hoá, làm phong phú thêm nội dung của một số phạm trù đạo đức theo cách riêng của mình. Trong điều kiện chế độ phong kiến, tƣ tƣởng nhân chính là tốt nhƣng cũng có những mặt tiêu cực. Nguyễn Đức Đạt đã không vƣợt khỏi các mặt ấy. Ông tập trung đề cao phƣơng diện đạo đức và tinh thần của chính sách cai trị mà rất ít chú ý đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật…. hoặc có thì cũng chỉ lƣớt qua và quanh quẩn chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong riêng lĩnh vực nông nghiệp mà thôi. Bởi vậy ông đã cƣờng điệu vai trò của Đạo, coi đó là nguồn gốc hƣng vong của quốc gia, truyền bá quan điểm theo đó thì lo việc tự cƣờng không cần bằng lo cầu Đạo.
Nhìn chung, thế giới quan của Nguyễn Đức Đạt chịu ảnh hƣởng khá sâu sắc bởi những quan niệm duy tâm của Nho giáo nói chung, đặc biệt là của Hán Nho và Tống Nho. Sự tác động mạnh mẽ của tƣ tƣởng về trời, mệnh trời của Nho giáo đã khiến ông giảm sút tinh thần phản kháng trƣớc những bất công của triều đình. Bởi lẽ, Nguyễn Đức Đạt cho rằng trời chi phối mọi hoạt động của con ngƣời, trời trao quyền cho vua cai quản thiên hạ, trời không chỉ quyết định sự thịnh suy của một triều đại mà còn quyết định sự thắng lợi của
một cuộc khởi nghĩa, giàu sang nghèo hèn, vinh nhục, sống chết của một con ngƣời, biết đƣợc những suy nghĩ và hành động của con ngƣời để ban thƣởng hay trách phạt, giáng tai họa. Rõ ràng đó là những hạn chế lớn trong tƣ tƣởng của chính trị của ông.