6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Về thế giới quan
Vấn đề Mệnh Trời và sức ngƣời, Nho giáo là học phái chủ trƣơng tu dƣỡng đạo đức cho nên không tán thành tức mệnh luận, nhấn mạnh nỗ lực chủ quan làm tròn đạo nghĩa trách nhiệm nhƣng chỉ hạn chế trong phạm vi tu dƣỡng chứ còn phạm vi giàu nghèo, thọ yểu, sang hèn thì phải thờ mệnh. Cho nên Nho giáo cũng nhấn mạnh động cơ chứ không phải hiệu quả, nghĩa lý chứ không phải giàu sang. Đối với “giàu nghèo thọ yểu sang hèn”, con ngƣời không đƣợc lựa chọn tự quyết định. “Yên bần lạc đạo” là đức nổi bật của Nhan Uyên “ba tháng không rời điều nhân” làm cho chính Khổng Tử cũng hết sức bội phục. Cho nên Mạnh Tử cực lực khuyên các vƣơng công lúc bấy giờ thi hành nhân chính để “cầu mệnh” nhƣng cũng cực lực phản đối những ai mƣu toan giành thiên hạ. Thái độ chừa một ngõ
hẹp cho nhân lực là tu dƣỡng đã có từ Khổng Tử. “Làm điều nhân là do ta chứ không do ai khác đâu”. Câu trả lời về mệnh và tính của Nguyễn Đức Đạt cũng theo tinh thần của Nho gia thôi. Hoạ phúc tuy “không can gì đến trời” nhƣng không phải là “tự xã hội” mà chỉ là “tự ta thôi”, nghĩa là do ta tu dƣỡng giữ đạo nghĩa, kính cẩn làm việc rồi ông trời công bằng sẽ chuyển mệnh theo thôi. Chữ “tính” nên hiểu nhƣ nhƣ chữ tính trong Trung dung thiên mệnh chỉ vì tính “suất tính chi vị đạo” nghĩa là cái thiên tâm (cái thiên trong trạng thái khả năng) trời phú cho mỗi ngƣời và “mệnh” ở đây là mệnh vận của mỗi ngƣời (hiện thực). Trời cho con ngƣời thiên tâm, có khả năng tu dƣỡng để tới chỗ toàn thiện nhƣng cũng đồng thời cho một cái mệnh (bao hàm cả sang hèn giàu nghèo thọ yểu trong hiện thực) mà Nguyễn Đức Đạt nói “mệnh là việc sau” nhƣng cũng không phải là khẳng định nhƣ Mặc Tử “làm gì có mệnh, chỉ có lực thôi”. Cho nên câu “vô hình trung có mệnh mà cũng bằng không có mệnh” có lẽ là quá mức Nguyễn Đức Đạt. Còn “tính” nên để trong ngoặc kép nhƣ một thuật ngữ triết học khác nghĩa thông thƣờng. Chữ “tính toán đƣợc” có lẽ nên đổi là “chủ động và có trách nhiệm”.
Nhƣ vậy, về thế giới quan, tuy có những hạn chế nhất định, nhƣng về thế giới quan của Nguyễn Đức Đạt trong Nam Sơn tùng thoại cũng có nhiều quan điểm tiến bộ, nhấn mạnh nỗ lực và sự hoạt động tích cực của con ngƣời. Nguyễn Đức Đạt và các nhà Nho Việt Nam quan niệm con ngƣời do trời sinh ra nhƣng con ngƣời không thụ động ngồi xem tạo hóa xoay vần mà bằng nỗ lực của mình, con ngƣời có thể cải thiện đƣợc tình hình. Thừa nhận mệnh trời, tin vào mệnh trời nhƣng Nguyễn Trãi cũng cho rằng, “thời có thịnh suy, quan hệ ở vận trời; việc có thành bại thực ở tại ngƣời làm”. Có thể thấy, trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi, bất cứ sự việc xảy ra nhƣ thế nào đều do ý trời quyết định, nhƣng trời ở đây không phải là một lực lƣợng
siêu nhiên thần bí nào đó mà cũng tƣơng tự nhƣ lẽ phải, đạo lý tất phải làm thế, nhƣ quy luật khách quan, không khác đƣợc và con ngƣời nếu biết tuân theo quy luật đó có thể thay đổi đƣợc mọi việc. Lê Quý Đôn cũng tin rằng nếu những việc làm “hợp với lẽ trời, với lòng ngƣời” (Quần thƣ khảo biện) thì chắc chắn sẽ thành công.
Nhƣ vậy, con ngƣời không hoàn toàn bị trời chi phối, bị mệnh khuất phục mà con ngƣời vẫn có thể cải biến mệnh dựa vào nỗ lực của mình. Đây cũng là nhận thức chung của nhiều nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nguyễn Du, một ngƣời hết sức tin trời, tƣ tƣởng về mệnh trời có ở hầu khắp Truyện Kiều nhƣng bản thân ông lại luôn đứng về phía những con ngƣời đau khổ mà tố cáo trời xanh, con tạo. Nguyễn Đức Đạt cũng thể hiện tƣ tƣởng tiến bộ, tích cực khi cho rằng, số mệnh không phải là cái định sẵn mà là cái có sau, họa phúc không hẳn do trời mà chủ yếu do con ngƣời tự tạo ra.
Đặc biệt, Nguyễn Đức Đạt cũng nghiên cứu và bàn luận về những vấn đề cơ bản của quan niệm bản thể của vũ trụ là Thái hƣ hay là Đạo (chữ Đạo không dùng theo nghĩa của Lão Tử). Đạo không phải là hƣ vô, nó là vô tƣợng nhƣng nó là thực hữu: Đạo chi tính tại thiên địa; thiên chi cao, địa chi hạ, đạo tại kỳ gian (cái tính của đạo ở trong trời đất; trời thì cao, đất thì thấp, Đạo ở trong khoảng ấy). Hay nhƣ Đạo vô phƣơng, khuy chi giả, phƣơng chi giả (Đạo không có hƣớng, ai dòm nó là gán cho nó một hƣớng). Với Nguyễn Đức Đạt, trong Đạo có âm và dƣơng, hai nguyên lý mâu thuẫn với nhau; vận động của đạo là thăng và giáng (lên và xuống). Ta thấy rằng tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt có khuynh hƣớng biện chứng.
3.1.2. Trên lĩn vự tƣ tƣởng
Chúng ta đều biết rằng, vào thời Nguyễn Đức Đạt ở Việt Nam đã có tới bốn học thuyết tôn giáo – triết học đƣợc du nhập từ bên ngoài vào. Riêng tam
giáo (Nho, Phật và Lão) đã hiện diện ở nƣớc ta gần hai nghìn năm, đã có ảnh hƣởng rất lớn đến hệ tƣ tƣởng của các triều đại phong kiến và tới sự hình thành các giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là giá trị đạo đức. Tuy nhiên, tam giáo trong bối cảnh Nho giáo độc tôn dƣới triều Nguyễn không giống nhƣ ở các triều đại khác, thậm chí rất khác với thời Lê Sơ, một thời kỳ Nho giáo cũng đƣợc độc tôn trên lĩnh vực chính trị. Nhà Nguyễn không tỏ ra hà khắc với Phật và Lão, nhƣng cũng không tạo điều kiện để tam giáo cùng nhau chia sẻ nhiệm vụ nặng nề luôn thƣờng trực của đất nƣớc là vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Với lợi thế trị vì đất nƣớc thống nhất và suốt nửa đầu thế kỷ XIX trong điều kiện hoà bình theo nghĩa không có giặc ngoại xâm, nhà Nguyễn chỉ chú trọng đến việc bảo toàn lợi ích của chế độ phong kiến nói chung và của hoàng tộc nói riêng. Do đó, trên lĩnh vực đấu tranh tƣ tƣởng, các vua triều Nguyễn từ Minh Mệnh đến Tự Đức đều có thái độ kỳ thị với Thiên chúa giáo. Suy cho cùng, sự kỳ thị đó cũng chỉ nhằm mục đích đề cao Nho giáo, làm cho triều Nguyễn trở thành tập đại thành các tƣ tƣởng duy tâm trong lịch sử Nho giáo. Chính hoàn cảnh lịch sử nhƣ vậy đã có sự tác động đến quan niệm về đạo của Nguyễn Đức Đạt. Theo chúng tôi thực chất quan niệm về đạo của Nguyễn Đức Đạt là quan niệm về đạo trị nƣớc của vua (quân đạo), đạo làm tôi (thần liêu), nó liên quan đến vận mệnh của một triều đại.
Nhƣ vậy, trên lĩnh vực tƣ tƣởng về đạo trị nƣớc của Nguyễn Đức Đạt đƣợc thể hiện tập trung ở hai nội dung: thứ nhất, quan niệm về dân và vai trò của dân; thứ hai, đạo làm vua, đạo bề tôi, quan hệ vua - dân và vua - bề tôi. Tƣ tƣởng về đạo trị nƣớc của Nguyễn Đức Đạt một mặt, ở mức độ nhất định, cũng chịu ảnh hƣởng quan niệm của Nho giáo Trung Quốc; mặt khác, đƣợc xây dựng và bị quy định bởi những điều kiện, hoàn cảnh của xã hội Việt Nam ở vào nửa cuối thế kỷ XIX, bởi những yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra
cho giai cấp phong kiến, cho dân tộc Việt Nam Nguyễn Đức Đạt đã kế thừa có chọn lọc, bổ sung và phát triển.… Chính vì vậy, tƣ tƣởng về “đạo trị nƣớc” của Nguyễn Đức Đạt ở một chừng mực nhất định, đã góp phần giải đáp đƣợc những yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc bảo vệ đất nƣớc đang đặt ra. Khi bàn về thuật trị nƣớc, Nguyễn Đức Đạt đã đƣa ra quan điểm riêng của mình, trong đó nhấn mạnh và đề cao nhân đức, nêu gƣơng, không dùng đến những thủ đoạn tàn bạo, xảo trá. Chính vì vậy, tƣ tƣởng về đạo trị nƣớc của ông, xét ở một chừng mực nhất định, đã góp phần giải đáp đƣợc những yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc đặt ra. Về cơ bản, tƣ tƣởng ấy phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Việt Nam thời kỳ chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Bởi vậy, tƣ tƣởng đó đã vƣợt ra ngoài sách vở kinh điển của thánh hiền Nho giáo. Nó có những giá trị tích cực không thể phủ nhận.
3.1.3. Trên lĩn vực giáo dục
Trong tƣ tƣởng về học vấn và giáo dục, Nguyễn Đức Đạt đã tiếp thu các quan điểm của Nho giáo về học đi đôi với hành, tức bên cạnh việc tiếp thu kiến thức lý luận, ngƣời học cần phải biết áp dụng nó vào thực tiễn. Ông quan niệm việc học chẳng gì hay hơn “thực”, học tập quý ở thực và giải thích rằng, “ƣơm” và “dùi” tức là đã có kiến thức rồi, nhƣng ƣơm mà không dệt, dệt mà không nhuộm dẫu tơ sợi đã thành tấm lụa cũng không may làm quần áo lễ đƣợc, dùi mà không đốt, đốt mà không quạt dẫu có khói có ngọn cũng không nấu chín đồ ăn đƣợc. Với quan niệm tiến bộ nhƣ vậy cho nên Nguyễn Đức Đạt xem mục đích của việc học chính là để tu dƣỡng, rèn luyện bản thân, chứ không phải để làm quan. Ông nói: “Ngƣời quân tử học là vì mình, không phải là học để làm quan, vì mình cho nên học suốt đời” [40, tr. 15]. Nguyễn Đức Đạt cũng đã đƣa ra một ý kiến độc đáo, cho rằng có thể học ở mọi nơi, mọi lúc: “Tắm mát, hóng gió, ngâm thơ, đi về là học trong đi “du quan”, trồng cỏ
ở sân, nuôi cá ở chậu là học trong lúc chơi chim cá. Nhƣ vậy không lúc nào, không chỗ nào không phải là học” [40; tr. 9]. Đồng thời, Nguyễn Đức Đạt đã đƣa ra một tƣ tƣởng mới, khác với lối học từ chƣơng của Nho học truyền thống: đó là cách học tập tự nhiên. Ông nói: “Tục nho lấy sách làm thầy, thủ nho (bảo thủ) lấy lễ làm thầy, thông nho lấy trí làm thầy… thạc nho (đại nho) lấy nghĩa làm thầy, chân nho thì lấy tự nhiên làm thầy” [40; tr. 64].
Với Nguyễn Đức Đạt đọc sách cốt phải hiểu, hiểu cốt phải thông. Sách cũng nhƣ là rừng, chim ở rừng xa, nhƣng không phải vì chim mà có rừng. Lý ở sách mà ra, không phải vì lý mà có sách. Nệ sách thì thà rằng không đọc sách” [40; tr. 42]. Nhƣ vậy, lối học tự nhiên là sáng tạo, gắn liền với yêu cầu của thực tế, có mặt tiến bộ cả về động cơ học lẫn phƣơng pháp học tập. Có thể nói, lối học đó gần gũi với phƣơng pháp giáo dục hiện đại. Đồng thời, Nguyễn Đức Đạt đã đƣa ra một tƣ tƣởng mới, khác với lối học từ chƣơng của Nho học truyền thống: đó là cách học tập tự nhiên. Ông nói: “Tục nho lấy sách làm thầy, thủ nho (bảo thủ) lấy lễ làm thầy, thông nho lấy trí làm thầy, thạc nho (đại nho) lấy nghĩa làm thầy, chân nho thì lấy tự nhiên làm thầy” [40; tr. 64]. Tƣ tƣởng về “chân nho” này đã đƣợc Nguyễn Đức Đạt làm rõ thêm khi ông phê phán lối học chỉ vùi đầu vào sách vở. Ông nói: “Ngƣời quân tử mà chỉ chuyên về sách là lối học lấy tai mắt mà truyền, chứ không phải học lấy tinh túy, chẳng qua chỉ là trang sức bề ngoài mà thôi” [1; tr. 65]. Theo ông “đọc sách không quý ở đọc nhiều, mà phải tinh thông mới đƣợc” [41; tr. 321]. Khi có ngƣời hỏi: Đọc sách nên nhƣ thế nào? Ông đáp: “Đọc sách cốt phải hiểu, hiểu cốt phải thông. Sách cũng nhƣ là rừng, chim ở rừng xa, nhƣng không phải vì chim mà có rừng. Lý ở sách mà ra, không phải vì lý mà có sách. Nệ sách thì thà rằng không đọc sách” [40; tr. 42].
Nguyễn Đức Đạt đã trình bày một cách tập trung, có hệ thống tƣ tƣởng về giáo dục, với nhiều tƣ tƣởng tiến bộ, sâu sắc vƣợt ra đƣợc ngoài khuôn khổ
của thiên “Học nhi” của sách “Luận ngữ” mà ở đó Khổng Tử chỉ lƣớt qua phƣơng châm và phƣơng pháp học tập. Trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, Nguyễn Đức Đạt đã bổ sung và đề xuất nhiều quan điểm đúng đắn, đƣợc học giả Lê Sỹ Thắng đánh giá cao, cho rằng “trong đó có những tia sáng vẫn còn rực rỡ” [48, tr. 121].
3.1.4. Trên lĩn vực chính trị - xã hội
Do ông sống và làm quan trong thời kỳ rối ren nhất của lịch sử dân tộc, sứ mệnh của triều đại phong kiến Việt Nam đang trên suy vong, đất nƣớc ta bị quân Tây phƣơng đánh chiếm, đƣa dân tộc ta, nhân dân ta vào vòng nô lệ, biến nƣớc ta thành một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến. Một số vua quan, nhân sỹ và nhân dân có tinh thần yêu nƣớc, đều bị triều đình và thực dân Pháp tìm cách đàn áp. Hoàn cảnh lịch sử xã hội nhƣ vậy thật khó có thể cho các nhà nho chân chính nhƣ Nguyễn Đức Đạt thực hiện những gì mà triết lý các đạo Nho, đạo Lão đƣa ra nhƣ vua phải yêu thƣơng dân là lẽ đƣơng nhiên, nhƣng nếu đi sâu vào “tâm” thì không chỉ yêu dân mà phải kính trọng dân; giữa quan lại và dân là quan hệ bổn phận, con ngƣời với con ngƣời, quan yêu dân nhƣ yêu thân mình. Với Nho giáo thì làm ngƣời phải có đức, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; lấy Đức dẫn Đạo, sống phải có đạo lý, có tình nghĩa... Triết lý là vậy, nhƣng hoàn cảnh, thời thế... không cho phép Nguyễn Đức Đạt nói riêng và các nhà nho cả nƣớc nói chung, đƣợc thi thố tài năng với đời. Ấy thế mà Nguyễn Đức Đạt các thế hệ Nho sĩ vẫn dùi mài kinh sử lập công danh bằng khoa bảng, góp công sức vào bảo vệ đất nƣớc, chăm lo cho dân. Chính điều đó đã nói lên cái nhân cách riêng của mình, là một nét văn hóa đặc sắc của Nguyễn Đức Đạt.
Với lƣơng tâm đầy trách nhiệm của một ngƣời thầy, với nội dung giảng dạy khá phong phú và phƣơng pháp truyền đạt cởi mở, đặc biệt là với quan
niệm “việc học là suốt đời”, tất cả mọi ngƣời đều phải học, Nguyễn Đức Đạt đã có công lớn trong việc đào tạo các thế hệ học trò đỗ đạt, thành danh. Sự trƣởng thành về mặt nhân cách, cũng nhƣ sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp phát triển đất nƣớc của Hoàng giáp Nguyễn Đức Quý và Phan Bội Châu đã chứng minh cho sự thành công trong sự nghiệp “trồng ngƣời” của ông.
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT QUA“NAM SƠN TÙNG THOẠI” TÙNG THOẠI”
Khi xem xét một cách khách quan những nguyên nhân đã dẫn đến sự hạn chế và bế tắc trong tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt, theo chúng tôi, ngoài những nguyên nhân chung, nhƣ lối học thi thƣ khoa cử lỗi thời, lạc hậu, sự thủ cựu trong tƣ tƣởng của các vua quan nhà Nguyễn, Nguyễn Đức Đạt cũng có một số lý do riêng, nhƣ không có sự giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài và cũng chƣa đƣợc ra nƣớc ngoài nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, ông cũng không phải là một viên quan đƣợc tham gia bàn định chính sách. Hơn nữa, thời gian làm quan của ông không dài lại hay bị gián đoạn, phần lớn cuộc đời ông sống ở thôn quê, nên ít có điều kiện nắm bắt những biến động ở kinh đô và các miền lân cận, cũng nhƣ ít có sự giao lƣu, tiếp xúc với các sĩ phu đƣơng thời. Đây có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không hề hay biết một chân trời nào mới mẻ hơn. Đó là hạn chế lớn nhất của ông cũng nhƣ của tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Nguyễn Đức Đạt là một nhà Nho bảo thủ đã biện hộ cho hệ thống đạo đức đang bị đẩy lùi vào hậu trƣờng của lịch sử do không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thời đại. Trong quan điểm về giáo dục tƣ tƣởng thì cao sâu, nhƣng chính bản thân Nguyễn Đức Đạt lại không thể hiện nó trong việc giảng dạy và nghiên cứu của ông. Hơn nữa, ông còn đề cao việc phô trƣơng sự thông hiểu điển cố, là một tƣ tƣởng bảo thủ, lạc hậu và chặn đứng tƣ tƣởng học tập tập tự nhiên và làm cơ sở cho lối học từ chƣơng của nhà trƣờng nho