Tƣ tƣởng trị nƣớc kết hợp đức trị với pháp trị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Tƣ tƣởng trị nƣớc kết hợp đức trị với pháp trị

Nhìn chung, trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội Nguyễn Đức Đạt chỉ chú trọng đến lĩnh vực tinh thần, có chăng cũng chỉ là chú trọng ở chừng mực rất

ít tới sự phát triển của nông nghiệp vốn đƣợc Nho giáo đề cao. Khi luận chứng cho quan niệm đức trị, Nguyễn Đức Đạt, trong một chừng mực nhất định và theo cách riêng của mình, đã nhận thấy cơ sở kinh tế - xã hội của đạo đức. Là một nhà Nho theo quan điểm chính thống, ông nhìn nhận tính quy định của cơ sở kinh tế - xã hội đối với đạo đức thông qua cách hiểu về nhân chính. Theo ông, nhân chính không đơn giản chỉ là cai trị bằng giáo huấn đạo đức. Đƣơng nhiên, giáo huấn đạo đức là cần thiết, nhƣng nếu không tạo ra nền tảng kinh tế tối thiểu để dân yên ổn vui sống thì không thể đem lễ mà tiết chế họ đƣợc. Vì vậy, nhân chính hay đức trị chỉ có ý nghĩa và thực thi đƣợc khi ngƣời dân vui sống. Nói cách khác, đối với nhân chính, lợi ích của dân chúng phải đƣợc coi là cơ sở để xác định các biện pháp cai trị. Chính vì thế, khi đƣợc hỏi về cách thức cai trị nên theo cổ hay biến cổ, ông khẳng định dứt khoát: Trị không cứ gì mới cũ mà phải lấy lợi dân làm gốc. Lợi ích đó đòi hỏi dân chúng phải đƣợc yên ổn làm ăn, no đủ vui sống. Từ đó, Nguyễn Đức Đạt còn chủ trƣơng phải hạn chế không để cho trong nƣớc có ngƣời quá giàu hoặc quá nghèo. Theo ông, giàu quá thì kiêu căng và đi đến chỗ “tiếm lễ”, nghèo quá thì sinh ra quẫn bách và gian tà. Tiếc rằng, ông đã không có điều kiện chỉ ra các biện pháp cần phải thi hành để thực hiện việc hạn chế giàu nghèo quá mức. Nhƣng bù lại, Nguyễn Đức Đạt đã nói rõ cách làm cho dân no đủ. Ông phân biệt năm cách ngƣời trị nƣớc cất chứa của cải: cất chứa trong dân (làm cho dân giàu), cất chứa trong kho đụn (tập trung của cải trong kho tàng của nhà nƣớc), cất chứa ở kho riêng của nhà vua; cất chứa ở hậu cung (nguyên chú: nhƣ Trịnh Giang bán quan tƣớc để lấy tiền chi tiêu trong cung); cất chứa ở hang núi (nguyên chú: nhƣ Trần Phế Đế chôn giấu của cải ở núi Thiên Hiện). Trong năm cách đó, Nguyễn Đức Đạt gọi cách chứa của cải trong nhân dân là vƣơng đạo, bốn cách còn lại đƣợc ông gọi tƣơng ứng là của bá đạo, của kẻ tham, của kẻ hôn mê và của ngƣời ngu.

Về tƣ tƣởng về đƣờng lối trị nƣớc: Đây là tƣ tƣởng mà trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề trung tâm mà các nhà Nho Việt Nam đề xuất trong Đạo trị nƣớc của mình. Do đó, những khái niệm nhƣ Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín vốn là của Nho giáo Trung Quốc nhƣng đã đƣợc các nhà Nho Việt Nam cải biến, phát triển, làm cho những khái niệm ấy vốn hết sức gò bó, khắc nghiệt trở nên ít gò bó, khắc nghiệt hơn và mang tính dân tộc, tính nhân dân. Để thi hành đƣờng lối Đức trị và nhằm xây dựng một xã hội phong kiến ổn định, có trật tự, kỷ cƣơng và thái bình thịnh trị, trong quan niệm về việc trị nƣớc, Nho giáo đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ đạo làm vua, đạo bề tôi, mối quan hệ giữa vua - bề tôi - dân, dân và vai trò của dân. Qua nghiên cứu một số trƣớc tác và đặc biệt là tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, theo chúng tôi thực chất quan niệm về đạo của Nguyễn Đức Đạt là quan niệm về đạo trị nƣớc của vua (quân đạo), đạo làm tôi (thần liêu), nó liên quan đến vận mệnh của một triều đại. Trong Nam Sơn tùng thoại, khi biện hộ cho đạo đức Nho giáo, Nguyễn Đức Đạt đã nhận thấy mối liên hệ nhất định giữa đạo đức và pháp luật. Là ngƣời chủ trƣơng nhân chính, tức đƣờng lối đề cao đạo đức trong cai trị, nhƣng ông cũng nhận thức rõ vai trò của pháp luật và rất coi trọng luật pháp; ông ví pháp luật nhƣ dây cƣơng hàm thiếc mà ngƣời làm vua nhất định phải dùng để điều khiển quan lại mà ông ví là ngựa. Không có dây cƣơng hàm thiếc thì vua không điều khiển đƣợc quan lại, quan lại không thể cai trị đƣợc dân. Nguyễn Đức Đạt nói: “Bỏ pháp luật không dùng sao trị đƣợc ngƣời”. Tuy vậy, ông cũng không tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật, coi “pháp luật không thể bỏ đƣợc nhƣng cũng không thể trông cậy cả vào nó đƣợc”. Bởi Nguyễn Đức Đạt hiểu rằng ngƣời cai trị nếu không biết “an dân” khiến dân đói khổ, liều mạng không sợ chết thì không thể dùng pháp luật mà ngăn cản, cấm đoán họ đƣợc. Cho nên, ông vua muốn giữ ngôi đƣợc lâu dài không những cần có oai, mà còn rất cần đến đức. Nguyễn

Đức Đạt lý giải rằng, dân không sợ là vì vua không có oai, dân không yêu là vì vua không có đức, đức nhiều thì vua đƣợc dân yêu, oai nghiêm nhiều thì vua đƣợc dân trọng. Ông vua trị nƣớc phải giữ chữ tín ở lời nói, nói ít hoặc không cần nói mà dân vẫn tin và theo. Có ngƣời hỏi:

Lời nói của vua là mệnh lệnh vậy có cần phải nói không? Ông đáp rằng: Mệnh lệnh bằng lời nói chƣa bằng mệnh lệnh không phải nói. Cao Dao không nói đƣợc mà làm chức đại lý (quan giữ hình pháp) dân không phạm pháp vì quý lời nói, trong bụng thành thực ngoài mặt không lộ vẻ ghét yêu, lòng thành rất mực tình cảm, làm cảm động ngƣời ta nhƣ ánh nắng mùa đông, bóng mát mùa hạ, không phải gọi mà ngƣời ta tự đến nhƣ thế thì cần gì phải ra lệnh cấm cho nhiều Cho nên, ông vua chí đức cảm hoá ngƣời cũng nhƣ ông thần ở miếu thiêng cứ nghiễm nhiên im lặng mà dân lành vẫn đƣợc giáng phúc [42, tr. 286].

Nguyễn Đức Đạt luôn nhấn mạnh phải thực hiện đức và nhân trong chính sách cai trị. Đức và nhân phải bao trùm pháp, không nhƣ vậy thì pháp sẽ không có hiệu quả. Ông nói rằng: Ông vua chỉ lấy uy vũ và dùng pháp luật cho ngƣời ta sợ thì không ích gì cho việc cai trị. Pháp là không thể bỏ đƣợc, nhƣng cũng không thể trông cậy đƣợc. Chỉ trông cậy vào pháp thì hỏng việc. Tất phải đem tấm lòng nhân hậu mà thi hành chính lệnh rõ ràng.

Theo Nguyễn Đức Đạt, pháp luật có thể trừng phạt trộm cắp, nhƣng không thể khiến cho dân trở thành ngƣời có đức hạnh nhƣ Bá Di, mệnh lệnh có thể ngăn cấm xa xỉ, nhƣng không thể khiến cho dân trở nên ngƣời cần kiệm nhƣ Mặc Địch. Với ông ngƣời điều khiển ngựa khiến cho ngựa sợ bằng roi chứ không dùng gƣơm. Ngƣời chế ngự voi khiến cho voi sợ bằng búa chứ không dùng súng. Gƣơm và súng là thứ khí giới giết hại ngựa voi chứ không phải là thứ để ra uy với chúng. Không có cái thuật khiến cho voi ngựa sợ mà

lại hãm hại chúng thì không có ích gì cho việc cƣỡi voi ngựa. Nhà vua ra uy với dân không có cái đạo ấy mà chỉ đặt ra pháp luật nghiêm khắc thì không ích gì cho việc trị dân. Nguyễn Đức Đạt đã phát biểu nhiều tƣ tƣởng về việc lập pháp và hành pháp. Trả lời câu hỏi: Lập pháp làm thế nào cho đƣợc lâu dài? Ông nói: Thuận nhân tình thì đƣợc lâu. Trả lời câu hỏi: Trị pháp nên theo cổ hay cải biến cổ. Ông nói: Trị không cứ gì mới, cũ mà phải lấy lợi ích của dân làm gốc. Phép của tiên vƣơng nếu không hợp thì không dùng, việc làm của đời nay nếu tiện dụng thì chọn lấy. Đạo thì nhất thành mà việc đời thì biến hoá trăm chiều, thiên hạ có đạo thƣờng chớ có pháp luật nhất định đâu.

Nhƣ vậy, có thể nói, với Nguyễn Đức Đạt, lập pháp và hành pháp đều phải lấy lợi ích, nguyện vọng của nhân dân làm cơ sở và phải tuỳ thời mà thay đổi các điều khoản cụ thể. Tƣ tƣởng độc đáo của ông trong lĩnh vực này là: trị dân nên khoan, đốc thúc quan lại nên nghiêm. Với tƣ tƣởng này, ông khuyến cáo ngƣời cầm quyền đừng chi ly, hà khắc, hẹp hòi đối với dân; bởi “cân từng tạ, đo từng trƣợng thì chóng vánh và ít sai lầm”. Khi bàn về thuật trị nƣớc, Nguyễn Đức Đạt đã đƣa ra quan điểm riêng của mình, trong đó nhấn mạnh và đề cao nhân đức, nêu gƣơng, không dùng đến những thủ đoạn tàn bạo, xảo trá. Ông nói: Nếu roi vọt mà rong ruổi vừa mức, đó là thuật cƣỡi ngựa đi ngàn dặm. Bỏ xảo trá nuôi lòng trong sạch, ấy là thuật trị nƣớc của bậc thánh vƣơng. Thánh vƣơng trị dân không muốn dùng hết thuật. Đồng thời với việc đề cao thuật trị nƣớc của bậc thánh vƣơng, Nguyễn Đức Đạt còn đƣa ra một yêu cầu nghiêm khắc mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Bảo kẻ dƣới phải làm thì kẻ trên cũng không đƣợc miễn, bắt dân vào khuôn phép thì phải tự xét mình đã. Cấm đƣợc mình thì cấm đƣợc dân.

Về kết hợp giữa đức trị với pháp trị ông chủ trƣơng thực hiện đƣờng lối trị nƣớc kết hợp tƣ tƣởng pháp trị coi trọng pháp và thế (không dùng thuật)

với tƣ tƣởng đức trị của nho gia trên cơ sở hợp với lòng dân, nhằm mục đích cao nhất là yên dân. Theo ông pháp luật phải dựa trên đức và nhân, pháp luật mà thuận nhân tình thì đƣợc bền lâu. Trị theo pháp luật không cứ gì mới cũ mà phải lấy lợi ích của dân làm gốc.

Nhƣ vậy, có thể nói, khi bàn đến mối quan hệ pháp luật và đạo đức, Nguyễn Đức Đạt đã đứng trên quan điểm Nho giáo chính thống, đồng thời kết hợp cả tƣ tƣởng của phái Pháp gia lẫn tƣ tƣởng thân dân, lợi dân của Mặc gia. Qua đó, ta thấy ông đã gián tiếp nói lên tiếng nói phê phán sự lạm dụng hình phạt trong việc trị nƣớc của chế độ thống trị đƣơng thời. Đồng thời, ông mạnh dạn đề đạt một đƣờng lối trị nƣớc “thuận lòng dân”, với ông làm sao cho yêu cầu của pháp luật đƣợc thực hiện một cách tự nguyện tự giác, tức là những yêu cầu đó trở thành những yêu cầu của đạo đức thì đó mới là thực chất của đƣờng lối đức trị, nhân chính. Trong bối cảnh chế độ phong kiến đƣơng thời, đƣờng lối đó ít nhiều cũng có lợi cho quần chúng nhân dân và là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với giai cấp thống trị. Tuy nhiên, trong tƣ tƣởng của ông về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật cũng có những điểm hạn chế, nhƣ không bàn về hạn chế của pháp luật phong kiến, hoặc ông muốn đề cao đức trị, nhân chính, nhƣng tƣ tƣởng đó ở cuối thế kỷ XIX của xã hội phong kiến Việt Nam đã không còn phù hợp nữa. Qua Nam Sơn tùng thoại, chúng ta nhận thấy trong tƣ tƣởng của ông đôi khi cũng có những mâu thuẫn: có lúc cho rằng nên theo cổ, coi cái cổ có nhiều ƣu điểm, khi lại quan niệm cái gì có lợi thì cải biến chứ không có gì là bất biến cả.

2.2.2. Quan niệm về n ƣời cầm quyền

Không chỉ là một nhà giáo dục, Nguyễn Đức Đạt còn là một học giả, một triết gia. Những điều ông bàn luận về việc thu hút nhân tài, về đạo làm vua, làm tôi, về luật pháp đến nay vẫn là những điều đáng phải suy nghĩ.

Trƣớc tiên về đạo làm vua: Bàn về đạo làm vua, quan niệm của các nhà Nho Việt Nam cũng không ngoài những vấn đề cơ bản trên. Nhƣng từ tình hình thực tiễn của đất nƣớc và những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong mỗi một thời kỳ; đồng thời xuất phát từ quan niệm rằng, vua chỉ đại diện cho đất nƣớc chứ đất nƣớc không phải là của riêng vua, nên các nhà Nho Việt Nam không chỉ chú ý đến mặt tu dƣỡng đạo đức mà còn chủ yếu nhấn mạnh tới thái độ, trách nhiệm của vua đối với nƣớc, với dân, với bề tôi. Đó không chỉ là yêu cầu cần có mà là tiêu chuẩn đạo đức để nhà vua tu dƣỡng, răn mình. Chính vì vậy, ngay từ thời Lý - Trần và cả sau này, các nhà Nho Việt Nam đều khẳng định, trị hay loạn chủ yếu là phụ thuộc vào hành vi, đức độ của nhà vua, vào việc tu thân trau đức, sửa mình của nhà vua. Đến Nguyễn Đức Đạt, từ tình hình thực tiễn của đất nƣớc và những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong giai đoạn lịch sử ông sống; đồng thời xuất phát từ quan niệm rằng, vua chỉ đại diện cho đất nƣớc chứ đất nƣớc không phải là của riêng vua, nên khi bàn về đạo làm vua, ông không chỉ chú ý đến mặt tu dƣỡng đạo đức mà còn chủ yếu nhấn mạnh tới thái độ, trách nhiệm của vua đối với nƣớc, với dân, với bề tôi. Ông nói rằng: Ông vua phải coi đức công nhƣ bùa thiêng, coi đức sáng nhƣ đuốc soi. Đứng vào chỗ chí công, ngƣời ta không thiên tƣ đƣợc; ở vào nơi sáng suốt, ngƣời ta không che lấp đƣợc. Không thiên tƣ thì hoà vui, không bị che lấp thì thấu triệt quán xuyến mọi việc [42, tr. 266].

Theo Nguyễn Đức Đạt, cả trong những hoàn cảnh đất nƣớc vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, thật sự hoà bình yên ổn, hay rối loạn khủng hoảng, các nhà Nho đều khẳng định vai trò của nhà vua, đạo đức của nhà vua; coi đó là nguyên nhân cơ bản nhất đối với vận mệnh của đất nƣớc, của nhân dân. Theo đó, đạo đức của một minh quân, trƣớc hết, đó là thái độ, trách nhiệm đối với dân (đã trình bày phần trên); đó là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nƣớc. Khi đất nƣớc hoà bình, đạo đức của nhà vua là phải làm cho quốc gia hƣng

thịnh, thái bình, phải luôn tự mình tu dƣỡng đạo đức sao cho ít dục vọng để không làm hại lợi ích của nƣớc, của dân, phải luôn tăng cƣờng ý thức cảnh giác và củng cố võ bị để đối phó với những âm mƣu, hành động xâm lƣợc của kẻ thù. Khi đất nƣớc trong cảnh loạn lạc, khủng hoảng, nhà vua phải thi hành đƣờng lối nhân nghĩa yêu nƣớc, thƣơng dân; đạo đức nhà vua là phải làm điều thiện, bớt ham muốn, dục vọng; phải đặt lợi ích của dân, của đất nƣớc lên trên quyền lợi của nhà vua, tập đoàn phong kiến thống trị; phải bằng hành động cụ thể để cứu nƣớc, cứu dân ra khỏi cảnh loạn ly, đau khổ bởi chiến tranh… Theo đó, đạo đức của một minh quân, trƣớc hết, đó là thái độ, trách nhiệm đối với dân; đó là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nƣớc, với ông:

Trời sinh ra vua là để giúp dân. Trời không tự lấy làm có đức, lẽ đâu vua lại tự lấy làm có âu? Thánh nhân yêu dân cũng nhƣ cha yêu con, bụng không lúc nào nguôi. Còn nhƣ việc dâng công, gắng công, nhƣ con đến giúp việc cha mẹ là sự báo đáp không đòi hỏi cũng là tính tự nhiên của dân [42, tr. 288].

Khi đất nƣớc hoà bình, đạo đức của nhà vua là phải làm cho quốc gia hƣng thịnh, thái bình, phải luôn tự mình tu dƣỡng đạo đức sao cho ít dục vọng để không làm hại lợi ích của nƣớc, của dân, ông nói rằng:

Ông vua phải coi đức công nhƣ bùa thiêng, coi đức sáng nhƣ đuốc soi. Đứng vào chỗ chí công, ngƣời ta không thiên tƣ đƣợc; ở vào nơi sáng suốt, ngƣời ta không che lấp đƣợc. Không thiên tƣ thì hoà vui, không bị che lấp thì thấu triệt quán xuyến mọi việc [42, tr. 266].

Ngoài ra, vua phải luôn tăng cƣờng ý thức cảnh giác và củng cố võ bị để đối phó với những âm mƣu, hành động xâm lƣợc của kẻ thù. Ông nói rằng:

Nƣớc không động thì ứ, sắt không động thì gỉ, gỗ không động thì mọt (then cửa mở ra mở vào không mọt), ngƣời ta không động thì

sinh bệnh, ông vua không động thì sinh lƣời biếng mà thích chơi bời. Tâm ngƣời ta không nguội nhƣ tro tàn; không động về chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 54)