TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI

1.2.1. Hoàn cản r đời

Sau khi cáo quan về quê Nguyễn Đức Đạt với bản tính điềm đạm, thƣờng lui tới chùa Đông Sơn đọc sách, viết sách, lấy sách vở làm vui, nhƣng ít lâu sau dân làng Hoành Sơn mau chóng dựng ngôi trƣờng năm gian để đón ông về làng dạy học. Từ đây đến ngót chục năm cuối đời Nguyễn Đức Đạt gắn liền với trƣờng Hoành Sơn rất nổi tiếng trong sự nghiệp giáo dục của ông và trong nền giáo dục phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Lối học ngày xƣa khai trƣờng thì có định kỳ, nhƣng nhập trƣờng thì không có hạn định. Học trò của ông có thể nói đông lên từng ngày. Đất Nghệ Tĩnh từ xƣa vẫn sẵn truyền thống hiếu học, không chỉ bên Hƣng Nguyên, Nam Đàn mà cả bên Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Can Lộc học trò nghe tiếng cụ Đốc Thám Nhất về quê dạy học thì kéo nhau đến ùn ùn. Cả mấy thôn Đông Sơn, Nam Sơn, Hoành Sơn đều có học trò các nơi đến trọ học. Học trò của ông có nhiều ngƣời thành đạt, nhƣ Đặng Văn Thuỵ ngƣời làng Nho Lâm huyện Đông Thành vốn là con nhà thợ rèn, đƣợc ông thu nhận cho học từ năm 13 tuổi, sau đỗ Hoàng giáp (năm 1904), Đinh Văn Chất (đỗ Tiến sĩ, năm 1875), Nguyễn Đức Quý (đỗ Hoàng giáp, năm 1884) trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Cần vƣơng tại địa phƣơng.

Chƣơng trình thì cũng theo cách chung là Tứ thƣ ngũ kinh, nhƣng học trò của Nguyễn Đức Đạt là các môn sinh (anh đồ, cử nhân), anh tú (tú tài), cho nên ông chỉ giảng Chu gia luận thuyết, tức là lời bàn luận, chứ không phải giảng chính văn. Mỗi tháng dù hạng thấp hay hạng cao đều có ba bài tập phải chấm điểm. Mỗi bài học trò làm xong có anh trƣởng tràng đi các nhà thu bài nộp cho cụ giáo. Cụ Thám chấm bài xong rồi theo đúng lịch mà thời tiết thuận lợi thì cụ dẫn học trò đến chỗ bãi núi làng Đông Sơn để bình văn. Nơi đây dòng sông Lam chảy qua bến Đại Lạn soi bóng ngọn núi Đồn có những cây

ngô đồng thƣa lá đẹp nhƣ bức tranh cổ. Thầy ngồi trên bậc một tảng đá lớn có đục ba chữ to “三屏岩” (Tam bình nham - nét chữ tuy rêu phong nhƣng đến nay còn rõ tốt), học trò che lều tạm và chia nhau ngồi trên các tảng đá để nghe thầy giảng (một số tảng đá học trò ngồi ấy nay còn). Thầy đã chọn trƣớc các bài văn, lần lƣợt giao cho trƣởng tràng đọc to từng bài, rồi thầy “phê” các văn từ ý tứ. Bình giảng xong một hai bài tiêu biểu, thời gian còn lại dành cho các cuộc vấn đáp rất hứng thú giữa thầy và trò. Với lối văn vấn đáp đa dạng, sinh động, nhiều cách so sánh lập luận để thu hút ngƣời nghe, ngƣời đọc trƣớc những vấn đề khô khan, khó hiểu. Nhƣng sự học là truy cầu tri thức, bậc danh sƣ truyền thụ cho học trò không thể chỉ chăm chăm vào con đƣờng khoa cử, trau chuốt thứ văn chƣơng trƣờng ốc. Vì vậy, nội dung các cuộc vấn đáp này phần nhiều đã đƣợc các học trò của ông ghi chép biên tập và đặc biệt là rất nhanh chóng tổ chức khắc in thành sách, khiến cho Nguyễn Đức Đạt có thể là nhà giáo may mắn nhất mà các tác phẩm chủ yếu đều đƣợc khắc in lƣu truyền ngay khi còn sống. Các tập Cần kiệm vựng biên (khắc in năm 1870), Việt sử thặng bình (khắc in năm 1881), Nam Sơn tùng thoại (khắc in 1880)… đã ra đời nhƣ thế.

Trong đó, Hồ dạng thi tập là tập thơ tập cổ, gồm trên năm trăm bài, thuần túy trích thủ nguyên văn các câu thơ của các nhà thơ Trung Quốc, án theo vần luật, chắp nối thành bài, thể hiện công phu bác văn cƣờng kí, sự khéo léo trong kết cấu và tạo lập ý thơ. Đây cũng là tác phẩm thể hiện sở đắc về thơ theo tinh thần pháp cổ, đồng thời là tập thơ tập cổ dung lƣợng lớn và tiêu biểu bậc nhất cho lối thơ tập cổ tại Việt Nam thời trung đại. Vịnh sử thi tập là tập thơ vịnh về các nhân vật lịch sử Trung Quốc từ thời thƣợng cổ đến thời Tống - Nguyên, gồm hơn năm trăm bài, thể hiện tinh thần bao biếm. Đây cũng là tập thơ vịnh sử có dung lƣợng lớn và tiêu biểu cho dạng thơ vịnh sử trong văn học Việt Nam thời trung đại. Các sách liên quan đến quan niệm

riêng về nội dung và phƣơng pháp giáo dục của Nguyễn Đức Đạt thể hiện qua Cần kiệm vựng biên, Việt sử thặng bình và Nam Sơn tùng thoại.

Cần kiệm vựng biên là sách do cha Nguyễn Đức Đạt sai ông biên tập, hoàn thành năm Canh Ngọ (1870). Sách đƣợc thực hiện theo lối “vựng tập”, bằng cách trích các câu trong cổ thƣ Trung Hoa, nhất là các kinh điển Nho gia và các bộ cổ sử, xếp theo các phần mục riêng, rất gần với cách “dĩ thánh hiền lập ngôn” khá phổ biến thời xƣa. Có thể thấy cách “vựng tập” tƣơng tự qua bộ sách Thánh mô hiền phạm lục của Lê Quý Đôn. Cần kiệm vựng biên lấy “Cần” (chuyên cần) và “Kiệm” (tiết kiệm) làm hai nội dung chính, cả thảy gồm 10 phần mục: 1. Huấn cần (訓勤 - Răn dạy về sự chuyên cần), 2. Cần chính (勤政 - Chuyên cần trong công việc chính sự), 3. Cần chức (勤職 - Chuyên cần trong chức vụ của mình), 4. Cần học (勤學 - Chuyên cần trong

việc học hành), 5. Cần nghiệp (勤業 - Chuyên cần trong nghề nghiệp), 6.

Huấn kiệm (訓儉 - Răn dạy về sự tiết kiệm), 7. Chủ kiệm (主儉 - Sự tiết kiệm

của ngƣời là vua), 8. Phụ kiệm (輔儉 - Sự tiết kiệm của kẻ bề tôi phụ bật), 9.

Nho kiệm (儒儉 - Sự tiết kiệm của nhà nho), 10. Tập kiệm (習儉 - Học tập

cách tiết kiệm). Ban đầu, Nguyễn Đức Đạt chỉ ý hƣớng làm sách này để giáo huấn con em trong gia đình, song xét nội dung “cần kiệm” không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn là phẩm chất cần có cho đông đảo các tầng lớp con ngƣời xã hội, nhất là đối với những kẻ sĩ theo con đƣờng khoa cử, mà trong tƣơng lai, sau khi đỗ đạt sẽ trở thành những bề tôi của xã tắc.

Về Việt sử thặng bình là trƣớc thuật chuyên biệt về sử học Việt Nam. Toàn sách chép gần hai trăm đoạn hỏi đáp về sử Việt từ thời Lạc Long Quân cho đến hết thời Lê. Mỗi đoạn là một câu hỏi của học trò, tiếp đó là câu trả lời của Nguyễn Đức Đạt. Trong các trƣớc tác của Nguyễn Đức Đạt, ngoài Việt sử thặng bình, hai sách khác là Khảo cổ ức thuyết và Nam Sơn tùng thoại đều

đƣợc viết theo lối văn tƣơng tự, rất tiêu biểu cho dạng sách ngữ lục, tƣơng tự các tác phẩm kinh điển Nho gia nhƣ Luận ngữ, Mạnh Tử. Việt sử thặng bình và Khảo cổ ức thuyết không phải là một sách thông sử, trong sách, ngƣời hỏi tỏ ra rất am tƣờng về lịch sử, sở dĩ đặt câu hỏi là vì còn băn khoăn, muốn xem sự kiến giải của thầy mình nhƣ thế nào. Theo đó, Việt sử thặng bình là sách tập hợp những kiến giải cụ thể về lịch sử Việt Nam của Nguyễn Đức Đạt trên cơ sở những câu hỏi mà học trò nêu ra.

1.2.2. Khái quát nộ un ơ bản củ N m Sơn tùn t oại

Trong số các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt, đặc sắc và hoàn chỉnh nhất là bộ sách Nam Sơn tùng thoại, sách đƣợc trình bày dƣới hình thức đàm thoại giữa thầy và trò, tƣơng tự sách Luận Ngữ của Khổng Tử. Nam Sơn tùng thoại gồm 4 quyển, với 292 tờ (khổ giấy bản sơ 16 x 15 cm), tờ 2 trang, trang 8 dòng, dòng 20 chữ, khắc in ván gỗ rõ ràng, tất cả khoảng 93.000 chữ, do học trò ghi chép lời dạy của thầy, biên tập thành sách và góp tiền khắc in, hoàn thành vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (tháng 12 năm 1880). Sách đƣợc chia làm 32 thiên, ngoài thiên Bình cƣ (平居) ở cuối sách là lời học trò ghi lại cuộc

sống thanh nhã, bình nhật của thầy, chính văn gồm 31 thiên:

Trong đó, quyển thứ nhất gồm 10 thiên, với 81 tờ, cụthể là 1. Học vấn (學問), 2. Đại đạo (大道), 3. Thƣ tịch (書籍), 4. Văn chƣơng (文章), 5. Sƣ

hữu (師友), 6. Chí hạnh (誌行), 7. Sự ngôn (事言), 8. Đức tính (德性), 9. Tài

tình (才情), 10. Sĩ tiến (仕進) [40, tr. 5].

Quyển thứ 2 gồm 8 Thiên với 78 tờ, gồm 11. Trị đạo (治道), 12. Pháp

chế (法制), 13. Chính thuật (政術), 14. Binh yếu (兵要), 15. Quốc dụng

(囯用), 16. Hình thƣởng (刑償), 17. Lễ nhạc (禮樂), 18. Tri nhân (知人)

Quyển thứ ba gồm 8 thiên với 74 tờ, gồm 19. Nhậm sử (任使), 20. Quân đạo (君道), 21. Thần liêu (臣僚), 22. Tự luân (序倫), 23. Thánh hiền (聖賢), 24. Thuật nghiệp (述業), 25. Bách gia (百家), 26. Thiệp thế (涉世) [40, tr. 5].

Quyển thứ tƣ gồm 6 thiên với 59 tờ nhƣ 27. Danh phẩm (名品), 28. Vận

số (運數), 29. Phúc đức (福德), 30. Bình cƣ (平居), 31. Cách vật (格物) và

32. Đàm dƣ (談餘) [40, tr. 6].

Trong quá trình biên tập, ngƣời biên tập không nêu rõ dụng ý chia thiên, sắp quyển, nhƣng sau khi nghiên cứu nội dung từng thiên của Nam Sơn tùng thoại chúng ta có thể hiểu sự sắp xếp đó theo liên tiếp từ những điều cần thiết nhất đối với ngƣời đi học (nội dung Quyển I), để ra làm quan, giúp việc triều chính (nội dung Quyển II), đến nội dung Quyển III đã nêu rộng hơn đến đời sống xã hội và sự tu dƣỡng bản thân của mỗi ngƣời (nội dung Quyển IV).

Đầu sách có bài tựa của tác giả ghi ngày 16 tháng 9 năm 1878, với nội dung đại ý là: Những khi rỗi rãi, ông thƣờng cùng với các học trò, môn sinh trò truyện về thời thế, không ngờ học trò đã tin tƣởng và quá nghe lời ông, cùng nhau tập hợp những lời nói ấy thành sách, bản ý thì ông không muốn truyền lại nhƣng vì học trò ba, bốn lần nài ép nên ông phải ƣng thuận. Và với tính chất góp nhặt các lời nói nhƣ vậy nên ông đặt tên cuốn sách là Nam Sơn tùng thoại, nghĩa là những lời nói lan man của ông Nam Sơn. Đó là một lời nói hết sức khiêm tốn của ông, còn học trò thi đánh giá rất cao lời dạy của Nguyễn Đức Đạt, coi đó là “rùa thiêng ngọc quý”.

Bản tựa thứ hai do tiến sĩ Đinh Văn Thiết ngƣời làng Kim đại diện tất cả học trò của Nguyễn Đức Đạt là những tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, anh khóa và những ngƣời đã cùng tham gia biên tập sách này. Nội dung bài tựa có đoạn viết “Rùa thiêng ngọc quý là cũng muốn có, lấy ta suy ra ngƣời, đâu dám bảo ý thích của ngƣời khác không giống nhƣ mình. Sợ rằng ngƣời đến mƣợn về

sao chép ngày một đông, bản chính làm sao có thể cung ứng cho khắp đƣợc” [40, tr. 3]. Vì vậy chúng tôi nhiều lần xin phép thầy cho in để phát hành… những ngƣời cùng ý thức với chung tôi, ngẫm nghĩ lời thầy nói, hiểu tại sao thầy lại nói, để từ trong bụi rậm mà hái lấy tinh hoa, thì cây lý cành văn có lẽ do đó mà bắt dễ đƣợc chăng. Cũng trong bài tựa này, tiến sĩ Đinh Văn Thiết cho biết “Sách làm xong đã đƣợc tiên sinh giám định” [40, tr. 4]. Nhƣ vậy, tuy sách này khởi thủy là do học trò ghi chép lời nói của thầy, nhƣng trƣớc khi in đã đƣợc ông xem xét sửa chữa, cho nên chúng ta có thể xem về thực chất Nam Sơn tùng thoại là tác phẩm của chính tác giả Nguyễn Đức Đạt.

Nhƣ vậy, Nam Sơn tùng thoại là một bộ sách đặc sắc, hoàn chỉnh nhất và có tính tổng hợp, thu tập hàng loạt những câu vấn, lời đáp bàn luận của Nguyễn Đức Đạt về rất nhiều vấn đề. Trong đó, nội dung nổi bật nhất là những vấn đề liên quan đến tƣ tƣởng triết học, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự đứng trên lập trƣờng quan điểm đƣợc nêu trong các bộ sách kinh điển của nho giáo là Tứ thƣ và Ngũ kinh, với nhiều quan điều phù hợp với truyền thống đạo đức dân tộc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Tháng Tám năm 1945, nhân sự kiện Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện, thời cơ đã chín muồi, Đảng Cộng sản Việt Nam phất cờ khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám diễn ra trong 15 ngày, và không hề đổ máu, nhƣng đã giành đƣợc độc lập chủ quyền sau gần thế kỉ bị xiềng xích. Đó cũng là tiếng chuông cáo chung cho lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, Bảo Đại - vị vua thứ 13 và cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã đọc Chiếu thoái vị. Chiều 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhƣ vậy, nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt 143 năm tồn tại, mặc dù vua quan triều Nguyễn đã hết sức cố gắng lỗ lực trong việc củng cố và phát triển đất nƣớc bằng những chính sách kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Tuy nhiên, những chính sách đó không những không thể giải quyết đƣợc tình trạng lạc hậu, suy yếu của đất nƣớc sau thời gian bị chia cắt, nội chiến kéo dài mà còn làm cho tình trạng đó của đất nƣớc càng trở lên trầm trọng hơn.Nhƣng, xét một cách công tâm triều đại này vẫn có những tiến bộ, đóng góp tích cực mà giá trị vẫn tồn tại đến ngày nay, trong đó phải kể đến việc nhà nƣớc Đại Nam thống nhất lãnh thổ.

Trong số những nhà Nho sống và hoạt động vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Đức Đạt là nhà tƣ tƣởng tiêu biểu. Tƣ tƣởng đặc sắc nhất của ông thể hiện trong hệ thống chủ đề trong Nam Sơn tùng thoại cũng thể hiện đƣợc hầu hết các phạm trù của nho giáo đồng thời phê phán sách của Bách gia chƣ tử, khiến cho ngƣời đọc có thể nắm bắt đƣợc đại thể đƣờng hƣớng tƣ duy và kiến giải về nhiều vấn đề học thuật. Tƣ duy học thuật của Nam Sơn chủ nhân quán triệt trong toàn bộ tác phẩm, nhƣng tập trung nhất ở các thiên Đại đạo, Trị đạo, Pháp chế, Quân đạo, Bách gia, Nhân đạo… Chúng ta có thể đánh giá

Nam Sơn tùng thoại là bộ sách chủ yếu, cơ bản và tiêu biểu nhất của nhà trí thức nho giáo Nguyễn Đức Đạt. Qua Nam Sơn tùng thoại Nguyễn Đức Đạt thể hiện rõ thái độ phê phán hiện thực xã hội đƣơng thời, đồng thời cảm thông nỗi thống khổ của ngƣời dân bị áp bức. Nam Sơn tùng thoại với dung lƣợng khá lớn về các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục, quân sự… Do đó, việc nghiên cứu tác phẩm Nam Sơn tùng thoại giúp chúng ta tìm hiểu đƣợc hệ thống những tƣ tƣởng, quan điểm của Nguyễn Đức Đạt là hết sức cần thiết. Qua đây, chúng ta thấy đƣợc tƣ tƣởng của ông nhƣ là một hiện tƣợng tƣ tƣởng đại diện cho hệ tƣ tƣởng của tầng lớp trí thức phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

CHƢƠNG 2

NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM “NAM SƠN TÙNG THOẠI"

2.1. TƢ TƢỞNG VỀ TRIẾT HỌC 2.1.1. Quan niệm về mệnh trời 2.1.1. Quan niệm về mệnh trời

Nhƣ chúng ta đã biết, quan niệm của phƣơng Đông xƣa nay không nói quan niệm về thế giới, mà nói về thiên đạo, đạo trời hay đạo. Không nói quan niệm về nhân sinh quan mà nói nhân đạo, đạo ngƣời, có câu: Đạo trời là âm dƣơng, đạo đất là cƣơng nhu, đạo ngƣời là nhân nghĩa. Vì vậy, chữ đạo trong thiên đạo cũng có ý nghĩa nhƣ quan niệm về thế giới. Đặc biệt, quan niệm, tƣ tƣởng về triết học của ngƣời phƣơng Đông truyền thống không phân biệt rành rọt nhân loại và thiên nhiên, ngƣời và trời đất, nhƣ tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây. Cũng giống nhƣ Nho giáo theo mạch truyền thống của Khổng, Mạnh ít nói, ít bàn về trời, đất mà nói nhiều về con ngƣời, không nói về cái chết mà chỉ bàn về sự sống, kính trọng quỷ thần nhƣng khuyên nên phải tránh xa. Trong xu thế ấy, quan niệm chính thống của triều đình nhà Nguyễn cũng xác định theo mạch nho giáo chính thống của Khổng, Mạnh. Nhƣng nhà nho Việt Nam thế kỷ XIX ít bàn về trời, nếu có bàn về trời, về đạo trời thì cũng đại khái hết sức, chỉ nói lại những câu vắn tắt mà nho gia phƣơng Bắc đã từng dùng. Ý chí của trời là mệnh, là thiên mệnh, ngƣời ta có thể không bàn về mệnh nhƣng tuân theo mệnh.

Nguyễn Đức Đạt là một nhà tƣ tƣởng, nhƣng ông không trình bày quan điểm, tƣ tƣởng của mình thành một học thuyết hay một hệ thống hoàn chỉnh. Tuy nhiên, qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại với 32 thiên, ngoài thiên Bình cƣ do các học trò thuật lại cốt cách tinh thần và lối sống giản dị, thanh cao của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 30)