6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Quan niệm về Đạo
Tƣ tƣởng về đạo của Nguyễn Đức Đạt có nhiều điểm đặc sắc, trong đó thể hiện sự kết hợp, tiếp thu có sự kế thừa các tƣ tƣởng tiến bộ của Nho giáo và Đạo giáo về đạo. Chúng ta đều biết rằng, Nho gia quan niệm rằng cái trời phú gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo, ở đây noi theo hay tu đều có chung mục đích là nắm đƣợc đạo và hành đạo. Đạo theo quan niệm của nhà nho là con đƣờng mà tất cả các mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau, con ngƣời với xã hội đều vận hành trên đó. Nguyễn Đức Đạt thể hiện quan điểm của mình về đạo cũng trên tinh thần đó, bởi ông là nhà nho đƣợc đào tạo từ truyền thống Nho học của gia đình và đất nƣớc vào thời điểm Nho giáo đƣợc độc tôn lần thứ hai.
Trong thiên “Đại Đạo” (Đạo lớn) của Nam Sơn tùng thoại đã đề cập đến thể và dụng của đạo. Ông viết:
Có ngƣời hỏi: Thế nào là Đại đạo? Ông đáp rằng: Đại đạo, nhƣ trời che nhƣ đất chở. Lại hỏi: Ao che chở Đạo? Ông đáp: Đạo tự che chở lấy. Vì nó rất cao không vƣợt lên trên, thì che sao đƣợc? Vì nó rất rộng không gì ra khỏi ngoài, thì chở sao đƣợc? Ngƣời ấy thấy nói đến cao rộng, lại hỏi: Vậy nó sâu đến đâu? Ông đáp: Sâu nhƣ biển, này cải biển, lấy đến ức, vạn trƣợng dày cũng không dò đến đáy đƣợc, có đến ngàn vạn dòng nƣớc chảy vào cũng không đầy đƣợc. Thế mới gọi là nhà đại phƣơng [43, tr. 19].
Nhƣ vậy, với Nguyễn Đức Đạt đạo không phải là hƣ vô, đạo không có hình tƣợng, nhƣng là cái hiện diện trong trời đất:
Ở trong trời đất. Trời cao đất thấp đạo ở giữa, dễ thấy mà khó hình dung. Xƣa Lƣu Luỹ lấy đó mà nuôi rồng. Tao Phù lấy đó mà rèn ngựa. Lỗ Ban lấy đó mà đẽo gỗ, Hậu Nghệ lấy đó mà bắn cung. Đạo cũng đâu là một cả. Cho nên theo đạo để thông các vật, tuy trái nhau mà vẫn tƣơng đắc, cũng nhƣ nhà bếp thái thịt, nấu canh, đốt than nƣớng chả; nấu nƣớng tuy khác mà đều ngon, nhạc sƣ thổi sáo, gảy đàn, ca vịnh, múa mênh, khúc điệu tuy khác mà cùng hay [43, tr. 30].
Đạo vừa có vừa không, nó bộc lộ ra khi ngƣời ta hành động, nó luẩn khuất ở trong tâm tức là không:
Có ngƣời hỏi: Coi những có là thực, thế có phải là đạo không? Ông đáp: “Đạo không phải nhƣ họ Phan, họ Thƣơng. Lại hỏi: Gọi những cái có là không có, thế có phải là đạo không? Ông đáp: Đạo không phải nhƣ họ Trang họ Thích. Lại hỏi: Thế thì đạo không là “có” cũng không là “không” phải không? Ông đáp: Xúc động vào sự vật mà thấy, thế là “thực” thực cũng là có, lẩn khuất ở trong tâm, thế là “hƣ không”, hƣ không cũng là không có. Vậy “có mà chƣa từng có”, “không mà chƣa từng không” thế gọi là “chí đạo” [43, tr. 20].
Đạo là cái vô cùng tận, là bản thể của vũ trụ, chỉ có thể noi theo mà không thể biết hết đƣợc, có thể biết mà không thể gọi tên đƣợc.
Trƣớc hết chúng ta thấy rằng cách giải đáp của Nguyễn Đức Đạt về khái niệm đạo làm chúng ta liên tƣởng đến tƣ tƣởng bất khả tri về Đạo của Lão Tử. Tuy nhiên, ở đây Nguyễn Đức Đạt không truy tìm nguồn gốc của đạo nhƣ Lão Tử, mà khẳng định một cách dứt khoát rằng “Đạo nhƣ trời đất”. Rõ ràng ông chịu ảnh hƣởng của Tống - Nho về đạo học mà cơ sở nền tảng của nó là
Chu Dịch, nói cách khác là một loạt các chú giải Chu Dịch về hai mô hình trong thể thống nhất của Đạo là dƣơng và âm. Dƣơng là thuộc tính của Càn (trời) và Âm là thuộc tính của Khôn (đất). Tuy nhiên, Nguyễn Đức Đạt cũng muốn nói rõ, Đạo mà ông đang nói đến là Đạo theo quan điểm của Nho gia chứ không phải là Đạo của các học phái khác. Điều này đƣợc thể hiện khi ông nêu ra một tƣ tƣởng rất tích cực về “dụng” của đạo, khi có học trò hỏi rằng: “Công dụng của Đạo thế nào? Ông đáp: “Là dạy học”, “là làm quan”, ông giải thích bởi “học có sức thừa thì ra làm quan” là vì ngƣời, làm quan có sức thừa lại học là vì mình”. Cũng trong thiên “Đại đạo” đã đề cập đến thể và dụng của đạo. Thể trong ngôn ngữ triết học phƣơng Đông dùng để chỉ hình thể, bản chất và tính hiện thực của sự vật, còn dụng là chức năng, đặc tính của sự vật. Thể của đạo, theo Nguyễn Đức Đạt là vô cùng to lớn, bao trùm lên tất cả, còn dụng của nó là phƣơng pháp, là cách thức tồn tại và phát triển của tất thảy các sự vật và hiện tƣợng trong trời đất.
Trong lĩnh vực xã hội, đạo đƣợc ông đồng nhất với đạo lý làm ngƣời mà nội dung cơ bản là tam cƣơng, ngũ thƣờng:
Có ngƣời hỏi: Thế nào là Đạo? Ông đáp rằng: Đạo là đạo dẫn. Tự đạo dẫn hay đạo dẫn ngƣời cũng là một. Đạo dẫn mà rõ ràng thì đạo rõ rệt đạo dẫn, mà mờ mịt thì đạo tối tăm. Xem sách đạo thì biết nga học thuật. Học thuật chính trực thì sáng sủa, học thuật dị đoan thì mồ côi [40, tr. 21].
Nguyễn Đức Đạt cũng đã nhiều lần nói nên quan hệ giữa đạo - tính - tình - tâm và thiên lý, là mối quan hệ đã đƣợc nhiều lần đƣợc đề cập đến trong lịch sử nho giáo Trung Quốc. Theo ông tính là nguồn của đạo, tình là từ tính mà ra; tình và tính đều thống nhất ở tâm; chỗ tính dừng lại là tình, chỗ tình tĩnh mịch là tình, đắm đuối về tình và mà phóng túng về tính là ngu; thuận tình và giữ tính là thánh, đạt đến thánh là đạo. Và ông nói rằng:
Ngƣời quân tử tôn trọng trời để tôn trọng tính mình bảo tồn tâm mình để bảo tồn thiên lý. Tâm với tính là một, là trời, không tôn trọng cái đáng quan trọng gọi là “khinh mạng trời”; không bảo tồn cái đáng bảo tồn gọi là “bỏ trời”. Khinh mệnh trời, bỏ trời thì trời cũng khinh bỉ. Làm tôi mà vua không cho là trung, làm con mà cha mẹ không cho là hiếu thì trời còn cho mình ra gì? Cho nên ngƣời quân tử không thể không làm cho mình thánh nhân, muốn thành khẩn thì không thể không thuận trời, phụng sự trời mà bảo tồn lấy thiên lý là con hiền, dòm ngó trời mà cƣớp bóc là giặc trời (tức là dị đoan) [40, tr. 22].
Nguyễn Đức Đạt đã giành phần lớn Thiên “Đại đạo” cho vấn đề phƣơng pháp cầu đạo. Trƣớc hết ông nêu tƣ tƣởng rất tích cực:
Đạo vốn không khó cầu, khó thì không phải là đạo. Thánh nhân ở vào nơi bình thản mà làm theo cách giản dịch đã bình thản thì không trở ngại; đã giản dị thì không phiền phức, vậy còn có gì là khó? Còn nhƣ hội họp mọi việc nhân gian mà tìm tòi ở ngoài, thời tính vƣợt ra mà xa lìa chỗ ở của tinh thần. Nhƣ thế mà cầu lấy tốt đẹp, cũng nhƣ vén xiêm mà vƣợt biển vậy [40, tr. 27].
Và rằng, dù ngu độn hay thông minh, ai cũng có thể cầu đƣợc đạo, ai cũng có thể đƣợc nhƣ Khổng tử và Nhan Hồi, có ngƣời hỏi:
Ngƣời quân tử học đạo muốn giống ai? Ông đáp: Giống ông Khổng, ông Nhan. Lại hỏi: Ông Khổng, ông Nhan ở đâu? Ông đáp: “Ở tâm. Tâm ta có quy cũ ta không vƣợt qua, thì ta cũng là ông Khổng; tâm ta có nhân đạo ta không làm điều gì trái thì ta là ông Nhan. Nếu không muốn giống Khổng, Nhan thì thôi, đã muốn thì không ai cấm [40, tr. 25].
Tiếp đến Nguyễn Đức Đạt giải quyết mối quan hệ giữa kiến thức và sự cố gắng, giữa tri thức và thực hành trong việc cầu đạo. Trả lời câu hỏi vị trí
của kiến thức và sự gắng sức trong tầm quan trọng của việc cầu đạo, ông đã trả lời “Kiến thức trọng hơn. Ví nhƣ muốn đi đến Nam Kỳ mà lại ra trạm Bắc, ngựa chạy càng nhanh, đầy tớ càng khoẻ, đi nhƣ bay thì cách Nam Kỳ càng xa. Nếu đổi đƣờng đi mà đi về phía Nam, sáng đi tối nghỉ, không sai phƣơng hƣớng thì lo gì mà không đến” [40, tr. 28].
Về mối quan hệ giữa trí thức và thực hành trong việc cầu của đạo, Nguyễn Đức Đạt đã coi đã coi cả hai có vị trí ngang nhau và đều đƣa đến kết quả nhƣ nhau. Trả lời câu hỏi về mối liên hệ này, ông đáp “Ruộng cấy lúa cấy tẻ hay cấy nếp cho thu hoạch cũng nhƣ nhau. Đi săn ngoài đồng dùng cung hoặc dùng lƣới, vật săn đƣợc cũng nhƣ nhau” [40, tr. 31].
Về biện pháp cầu đạo, Nguyễn Đức Đạt coi việc “thu cái Tâm phóng túng” là biện pháp quan trọng hơn cả. Theo ông, Tâm là biện pháp Thái hƣ, chân thực thì hƣ không, thanh tịnh, càn dở thì cái hƣ không, thanh tịnh ấy bị vẩn đục cho nên, ông khẳng định:
Ở từ lòng ta. Lòng ta là một cõi “thái hƣ”. Chân thực thì hƣ không, càn rỡ thì làm cái hƣ không đó bị đục bẩn. Cho nên cầu đạo chẳng gì bằng thu cái tâm phóng túng, thu cái tâm phóng túng không gì bằng khu trục những sự càn rở [40, tr. 23].
Làm thế nào để thu cái Tâm phóng túng? Ông đã lấy ý nghĩa của Khổng tử và Mạnh tử mà trả lời rằng phải từ bỏ bốn điều “không hợp” và khuyếch trƣơng “bốn đầu mối” (tứ đoan). Bốn điều không hợp ấy là không hợp lễ thì không trông, không hợp lễ thì không nghe, không hợp lễ thì không nói, không hợp lễ thì không làm. Bốn đầu mối ấy là lòng thƣơng sót là đầu mối của nhân; lòng xấu hổ là đầu mối của Nghĩa, biết từ chối và nhún nhƣờng là đầu mối của lễ, biết phải biết trái là đầu mối của trí. Ông khẳng định:
Dám hỏi: Cách thu phóng tâm và khu trục sự càn rỡ thế nào? Ông đáp rằng: “Trừ bỏ bốn điều không phải; là để khu trục sự càn
rỡ. Khuyếch trƣơng bốn mối lại là để thu cái tâm phóng túng”. Sông siêu không hải: không phải lễ thì không trông, không nghe, không động, không nói. Chữ ở Thiên Nhân uyên sách Luận ngữ. Bốn đầu mối: trắc ẩn là đầu mối của nhân, tức là đầu mối của nghĩa, từ nhƣợng là đấu mối của lễ, từ nhƣợng là đầu mối của trí. Chữ ở sách Mạnh tử [40, tr. 23].
Cũng trong phạm vi biện pháp cầu đạo, Nguyễn Đức Đạt làm rõ thêm những điều ông đã nói ở Thiên Học vấn rằng, phải lấy cái tinh làm sự khởi đầu của việc tu đạo. Ông nói:
“Tiếng” (thanh) thì bắt đầu từ tiếng “Cung”. Tiếng “cung” mà đúng thì 5 tiếng biến hoá vui tai. “Sắc” thì bắt đầu từ “sắc” trắng. Sắc trắng đã đúng thì 5 sắc thay đổi vui mắt. Cho nên cỗi gốc trăm việc đều do từ một cửa mà ra. “Rút những điều sở thủ lại thì nắm đƣợc tinh tế, giảm những điều sở cầu cho ít đi thì cầu dễ đƣợc. Lấy ít mà chính đính nhiều thì dùng sức không học. Nhƣ thế thì ý nghĩa của chữ “nhất” không đâu là không hợp mà trăm việc biến đổi không việc gì không ứng phó đƣợc. Cho nên Lão tử nói rằng: “Nắm lấy một việc để làm khuôn phép cho thiên hạ” [40, tr. 28].
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng của vấn đề là phải nắm đƣợc cái tinh, phải giảm hết những điều dục vọng, đã rõ. Nhƣng Nguyễn Đức Đạt chƣa làm rõ nội hàm chữa “nhất”. “Nhất” là gì? Là Nhân? Là Trung? Là Nhân thu gồm cả Trung Thứ? Là hƣ không? Là Thanh tịnh?... Thật là khó mà đoán định, vì chính Nguyễn Đức Đạt cũng chƣa nói rõ [48, tr. 125].
Cuối cùng hiểu rõ con đƣờng học tập và tu dƣỡng là vô tận, phải tiến hành suốt đời, Nguyễn Đức Đạt nêu lên biện pháp “phải tiến dần”. Theo ông phải tiến dần dần thì sẽ đạt đƣợc đạo. Ông nói rằng:
Cái lối “dần dần” thực là tế vi. Tiến dần dần cho bằng ngƣời thì bằng ngƣời, tiến dần dần cho bằng trời thì bằng trời. Giọt nƣớc rơi
làm thủng đƣợc tảng đá, sợi dây cƣa làm đứt đƣợc cây gỗ. Ôi Giọt nƣớc có rắn hơn đá không? Sợi dây có dai hơn gỗ đâu? Chỉ là vì “dần dần” mà đƣợc thế. Có ngƣời hỏi: dần dần cho bằng trời là thế nào? Ông đáp: Trời cao ngất không phải chất một hòn đá mà đến đƣợc, đƣờng xa thăm thẳm không phải một bƣớc mà tới đƣợc. Cho nên học không nên bỏ dở, cũng không nên vội. Mạnh Tử có nói: ngƣời quân tử có chí với đạo, không thành văn vẻ thì không đạt đƣợc? Cũng là nói phải dần dần [40, tr. 23].
Nhƣ vậy, mặc dù Nguyễn Đức Đạt trong quan niệm về “đạo” còn một số hạn chế, song hạn chế đó đều do tính lịch sử cụ thể qui định. Tuy nhiên, nhƣ ông từng nói với các học trò của mình, rằng không phải vì “một con ruồi sa vào một nồi canh đầy mà chúng ta đổ cả nồi canh”, cho nên chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn tƣ tƣởng của ông, đặc biệt là quan niệm về “đạo” để từ đó, rút ra những giá trị tƣ tƣởng đích thực trong lịch sử triển văn hóa dân tộc.
2.1.3. Qu n đ ểm về “vận số”
Khi phát biểu về nhân sinh quan và về đạo lý làm ngƣời, Nguyễn Đức Đạt ít đề cập đến luân thƣờng mà tập trung vào các khái niệm nhƣ vận số, mệnh, thiện ác, phúc đức, tai họa. Những khái niệm này thƣờng đƣợc xem xét trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ông cũng nói đến lý tƣởng làm ngƣời, trong đó khái niệm mà ông nói nhiều hơn cả là thiện. Khi bàn đến quan điểm về “vận số” Nguyễn Đức Đạt vừa bác bỏ vừa thừa nhận cái gọi là “vận số”. Theo ông “vận số” không phải là cội nguồn của việc lành hay việc dữ. Với ông lành hay dữ là do con ngƣời tạo ra, lành gọi lành, dữ gọi dữ vì “cùng loại gọi nhau”. Thịnh hay suy cũng không do vận số xui lên, ông viết rằng:
“Việc đời tự thành, tự bại, tự thịnh, tự suy không can gì đến lý số Cây tùng cây bách chịu đƣợc sƣơng, cây bồ, cây liễu sợ sƣơng; âm dƣơng có yêu cái nó ghét cái kia đâu Mặt trời quá trƣa thì xẻ;
nƣớc biển, sáng có thuỷ triều, tối có thuỷ tịch; trời đất có đẩy cái nọ kéo cái kia đâu? Cho nên có câu nói: Hoạ, phúc không điềm gì không tự mình làm lấy cả [43, tr. 388].
Nhƣng với ông số và mệnh đều không đổi đƣợc, đổi đƣợc thì không phải là số mệnh. Bởi vậy phú quý, bần tiện là số nên không thể đổi đƣợc. Ông viết “Số không thể đổi đƣợc, nên đổi đƣợc không phải là số. Không có phận mà phát đạt cũng nhƣ đám cỏ trong rừng, có hoa mùa đông, dẫu đẹp nhƣng không thành ra quả đƣợc, ngƣời có đạo mà bị cùng khốn cũng nhƣ cây trúc, cây tùng không sợ gì sƣơng. Con cháu về sau tất đƣợc hƣởng phúc. Lành dữ thừa trừ đều là mệnh cả” [43, tr. 390]. Tuy nhiên, ngƣời có đạo mà bị cùng khốn thì cũng giống nhƣ cây bách, cây tùng không sợ gì sƣơng giá, ông nói rằng:
Cái oai của sƣơng tuyết chỉ làm héo đƣợc cỏ tiêu, cỏ ngải, chứ không làm héo đƣợc cây trúc, cây thông, ngọn lửa cháy mạnh có thể làm cháy đƣợc vàng đƣợc thiếc, chứ không làm chảy đƣợc ngọc khuê, ngọc chƣơng. Kẻ tiểu nhân gây vạ cho ngƣời, thƣờng thƣờng chỉ làm hại đƣợc ngƣời hèn, chứ không hại đƣợc quân tử [43, tr. 391].
Con cháu họ tất sẽ đƣợc hƣởng phúc, ông nói “Hiền hay bất hiền là do tính, gặp thời hay không là do mệnh. Mệnh đã định thì quỷ thần không di dịch đƣợc. Cho nên quân tử lấy kiến thức riêng của mình mà xét vận bĩ hay thái, tự cƣ xử vừa chỗ ngay thẳng thì lo gì điên đảo” [43, tr. 390].
Với Nguyễn Đức Đạt điều quan trọng con ngƣời phải tự tin ở mình, phải có nghị lực vƣợt qua các hoàn cảnh bế tắc khó khăn, chứ không đổ mặc cho số phận và vận mệnh. Bởi lẽ:
Lờ mờ là gốc của cái sáng chói lọi, uất uất là ngƣời của chí phấn